Tre Việt - Ngày 22-4-2015, Quốc hội Ca-na-đa đã thông qua Đạo luật S-219 do Ngô
Thanh Hải, một Thượng nghị sĩ gốc Việt bảo
trợ. Đây là việc làm bình thường của các quốc gia độc lập có chủ quyền, nhằm
điều chỉnh các quan hệ trong quốc gia. Tuy nhiên, với cái cớ tưởng nhớ đến
những “thuyền nhân” di tản và coi ngày 30-4 hằng năm là ngày của “hành trình
đến tự do”, Đạo luật S-219 mà Quốc hội Ca-na-đa thông qua là một đạo luật phi
lý, xuyên tạc tình hình thực tiễn, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Vì sao nói vậy?
Cách đây 40 năm, ngày 30-4-1975 chính
quyền ngụy Sài Gòn sụp đổ, đầu hàng vô điều kiện, miền Nam Việt Nam được giải
phóng khỏi ách đô hộ của đế quốc Mỹ xâm lược, đất nước Việt Nam hoàn toàn thống
nhất. Ngày 30-4-1975, là ngày chiến thắng của chính nghĩa với phi nghĩa, bạo
tàn; là ngày chiến thắng của quá trình đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì quyền
tự quyết dân tộc, vì quyền con người. Đây là sự thực lịch sử mà chẳng thế lực
nào có thể phủ nhận. Sau ngày 30-4-1975, dân tộc Việt Nam đã giành được độc lập
hoàn toàn, chính quyền cách mạng đã thực thi hàng loạt chính sách tiến bộ để ổn
định cuộc sống của nhân dân. Cái gọi là “cuộc tắm máu” theo tuyên truyền của Mỹ
đã không xảy ra; mỗi người dân Việt Nam đều nhanh chóng bắt tay vào lao động,
sản xuất, ổn định cuộc sống tự do, hạnh phúc mới giành được của mình. Tuy
nhiên, một số ít cá nhân bị luận điệu tuyên truyền của Mỹ tẩy não, hoặc những
kẻ có nợ máu với nhân dân,… đã tìm mọi cách để chạy ra nước ngoài, trong đó có
Ca-na-đa. Với chính sách nhân đạo, hòa hợp, hòa giải dân tộc, trong 40 năm qua,
Nhà nước Việt Nam đã tích cực thông tin đến người Việt ở nước ngoài về tình
hình phát triển của đất nước và có nhiều chính sách để họ được về thăm quê
hương. Hiện nay, cộng đồng người Việt ở Mỹ, Ca-na-đa, Đức, Anh, Pháp,… đều hiểu
rõ điều đó, họ đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt
Nam đã lên tiếng phản đối, về những sai trái của Đạo luật này, xem đây là một
việc làm “hoàn toàn sai trái… ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ đang phát
triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Ca-na-đa, xúc phạm tình cảm của nhân dân Việt
Nam cũng như một bộ phận lớn cộng đồng người Việt tại Ca-na-đa”. Tục ngữ Việt
Nam có câu: “Mất lòng trước hơn được lòng sau”, với mong muốn không để Đạo luật
này tác động xấu đến quan hệ giữa hai nước và nhất là không để lặp lại những
sai lầm mới, thiết tưởng cần thẳng thắn chỉ ra những sai trái của việc làm này.
Không chỉ xuyên tạc sự thật, Đạo luật S-219 còn đi
ngược lại lợi ích giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Ca-na-đa. Trong các
cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, nhiều thế hệ nhân dân Ca-na-đa đều ủng hộ
cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam . Đạo luật S-219 đã xúc phạm
tình cảm, đạo đức của nhân dân Ca-na-đa. Hiện nay, quan hệ chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội giữa Việt Nam và Ca-na-đa đang trên đà phát triển tốt đẹp, vì
lợi ích chính đáng của hai nước. Nên, Đạo luật S-219, đã làm tổn hại đến lợi
ích của hai quốc gia, tổn hại đến uy tín, sự hợp tác của Ca-na-đa và Việt Nam,
làm chia rẽ nhân dân Ca-na-đa và cộng đồng người Việt ở nước này. Phát biểu với
báo chí Ca-na-đa, Thượng nghị sĩ James Cowan cho rằng, Ông không thể hiểu được
vì sao “Chính phủ Ca-na-đa có thể phê chuẩn một dự luật gây tranh cãi như vậy
trong lúc chúng ta muốn tăng cường quan hệ kinh tế với châu Á, trong đó có Việt
Nam …
Chúng ta đang nỗ lực cải thiện quan hệ với Việt Nam . Chúng ta đã ký một biên bản
ghi nhớ về tăng cường liên kết thương mại và văn hóa. Tại sao các vị lại muốn
khơi lên sự chia rẽ này”. Quốc hội Ca-na-đa, qua Đạo luật S-219 đã làm tổn hại
đến chính dân tộc, đất nước mình.
Cùng với đó, Đạo luật này đã góp phần chia rẽ cộng đồng
người Việt ở Ca-na-đa và nhân dân Việt Nam . Với chỉ có 05% người Việt ở
Ca-na-đa đồng quan điểm với Đạo luật S-219, có nghĩa Đạo luật này chỉ đáp
ứng của một số nhỏ người Việt ở Ca-na-đa. Đây chính là những người vẫn bám giữ
hận thù trong thời kỳ chiến tranh, luôn chống đối Việt Nam . Xuân Ất Mùi - 2015, hàng trăm Việt
kiều ở Ca-na-đa đã về nước, nhiều người vui mừng khi chứng kiến đất nước ngày
càng phát triển và không ít người bày tỏ mong muốn được trở về quê hương làm
ăn, sinh sống, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước. Có thể khẳng định
rằng, Đạo luật S-219 đã tiếp tục khơi sâu hận thù, “phớt lờ” lợi ích và tình
cảm của lớp trẻ, phục vụ cho lợi ích chính trị ích kỷ của một số nhỏ người Việt
ở Ca-na-đa. Thực tế cho thấy, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Ca-na-đa đã được thiết lập
hơn 40 năm (từ năm 1973) và liên tục được củng cố và phát triển. Năm 2013, kim
ngạch hai chiều đạt 2,5 tỷ USD. Việt Nam hiện nằm trong danh sách ưu
tiên của chiến lược Hành động thị trường toàn cầu, chiến lược Giáo dục quốc tế
và Chương trình phát triển quốc tế của Ca-na-đa. Trong quá trình xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, với chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, “đa dạng hóa, đa
phương hóa” với các nước trên thế giới vì lợi ích mỗi bên, vì hòa bình, phát
triển của thế giới, Việt Nam
luôn luôn coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác với Ca-na-đa. Đồng thời, ủng hộ
chính sách chuyển hướng sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Ca-na-đa và
hoan nghênh sự đóng góp của Ca-na-đa cho hòa bình, ổn định và phồn vinh trong
khu vực. Như vậy, Đạo luật S-219 đã đi ngược lại lợi ích của cả hai quốc gia.
Ngày nay, tất cả các quốc gia đều có quyền dân tộc tự
quyết, về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Các quốc gia, kể cả Liên hợp
quốc, cũng phải tôn trọng quyền này. Đạo luật S-219 thể hiện rõ sự kỳ thị với
chế độ xã hội do nhân dân Việt Nam
đã lựa chọn. Người bảo trợ Đạo luật S-219 (Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải) vốn là
một người đã chạy ra nước ngoài sau 30-4-1975, luôn bám giữ tư duy cổ hủ, lạc
hậu của thời kỳ chiến tranh lạnh, kỳ thị với chế độ chính trị của Việt Nam. Thực
ra, Ông ta luôn là một kẻ bảo trợ cho các hoạt động chống cộng, chống Việt Nam , nên ông ta
chẳng quan tâm đến thực tế khách quan, chỉ lấy thông tin một chiều từ thiểu số
những kẻ chống cộng.
Thực tế cho thấy, sau 40 năm giành độc lập dân tộc, tự
do cho nhân dân, 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc
về mọi mặt. Với đường lối đối ngoại là: sẵn sàng phát triển quan hệ
với tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị, hệ tư tưởng,…
trên cơ sở tôn trọng độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ của
nhau và hai bên cùng có lợi, đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác với
hơn 180 quốc gia, trong đó có đầy đủ các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc. Nền kinh tế Việt Nam ,
được các quốc gia, các tổ chức tài chính, kinh tế lớn trên thế giới đánh giá là
năng động, sáng tạo. Hàng loạt các hiệp định kinh tế giữa các nước lớn, vùng
lãnh thổ,… đã ký kết với Việt Nam .
Việt Nam
cũng là điểm đến của các nguồn vốn, như: ODA, FDI,… và đã, đang phát triển mạnh
mẽ cả về thế và lực trong xu thế phát triển văn minh của nhân loại. Ngô Thanh
Hải - người bảo trợ Đạo luật S-219 - cũng như người ủng hộ nó đang đi ngược lại
xu hướng chung của nền văn minh nhân loại. Và như thế, hành động can thiệp vào
nội bộ Việt Nam nhất định sẽ
bị nhân dân Việt Nam ,
nhân dân Ca-na-đa và cộng đồng quốc tế lên án.
Đạo luật S-219 do Quốc hội Ca-na-đa thông qua
ngày 22-4-2015 là một Đạo luật phi lý./.