Dec 25, 2013

Tiến sĩ văn chương Nguyễn Thị từ Huy "cắn càn"

Tre Việt - Gần đây, tiến sĩ văn chương Nguyễn Thị Từ Huy nổi lên là một nhà “rân chủ” đã có những hoạt động khá “tích cực” cho truyền thông “lề trái”: nào là viết bài bênh vực Cù Huy Hà Vũ, bênh vực Phương Uyên (những phần tử có các hoạt động chống đối Đảng, Nhà nước Việt Nam với những chứng cứ “rõ như ban ngày”), nào là viết thư bênh vực cho Đỗ Thị Thoan (bút danh Nhã Thuyên - với Luận văn Thạc sĩ ngụy khoa học, phản văn hóa ca ngợi thơ dơ, thơ rác, thơ nghĩa địa của nhóm Mở Miệng), nào là ký tên phản đối Nghị định 72 của Chính phủ,… cùng các bài viết chống phá khác trên các trang bauxitevn, tienve,…. Hành động đó cho thấy, việc nữ tiến sĩ văn chương này bị một số bloger cho là “ăn cháo đá bát”, hoặc với cái “tâm” ấy dù “tài” mấy cũng chỉ xứng đáng là tiến sĩ “tối om” (chứ không phải là tiến sĩ hạng “tối ưu” như sự “khoe mẽ” về bằng cấp được nhận) quả không sai chút nào. Không những thế, Nguyễn Thị Từ Huy còn tung một loạt “tùy bút”, “truyện ngắn” lên Tiền vệ cùng một số trang mạng hải ngoại khác và được sự cổ súy khá rùm beng của những phần tử chống cộng có “số má”. Đằng thẳng mà nói, xét ở góc độ giá trị nghệ thuật thì mấy “tác phẩm của Từ Huy” cũng chỉ là loại văn chương “ám chỉ” hạng “xoàng”, có điều lý do khiến “rận lớn, rận nhỏ” đăng tải chễm chệ “tác phẩm của Từ Huy” trên trang của mình là vì nó đã thực hiện “hoàn hảo” chức năng, mục đích “cắn càn”, “chửi đổng” - chức năng và cũng là mục đích cao nhất của những kẻ cơ hội “rân chủ giả cầy”.
Trong khoảng gần một năm, tienve.org đăng 14 truyên/tùy bút của Từ Huy được cất lên từ “cảm hứng” chủ đạo, xuyên suốt là nói xấu chế độ, đả phá Đảng, Nhà nước, chính quyền ẩn giấu dưới hình thức “thanh nhã” là “văn chương”. Tuy nhiên, cái hình thức tưởng là “thanh nhã” ấy lại không che giấu nổi sự ngạo mạn và dụng ý xấu, độc xuất phát từ một cái đầu thấm nhuần tinh thần “chống cộng” và một “đôi mắt Tây hóa” triệt để. Dưới ngòi bút của nàng tiến sĩ, xã hội Việt Nam là “một xã hội được cấu tạo trên nền tảng của sự dối trá”, “Làm tâm linh hay làm chính trị ở xứ này dù con đường có khác nhau nhưng đều có mục đích như nhau thôi: dẫn dụ, mê hoặc và làm mê muội con người”. Từ Huy đã xuyên tạc, bôi đen trắng trợn hiện thực phát triển của đất nước và mạnh bút quy kết 10 tội cho các Bộ, ban, ngành trong nước. Có cảm giác, dưới đôi mắt cực đoan, phiến diện, “sính ngoại” của nàng, chỉ có ngoại quốc mới là nhất, là tuyệt vời, hoàn hảo còn nước Việt ta cái gì cũng kém, cũng tồi, cũng xấu, nhìn đâu cũng đáng thất vọng, bi quan… Tôi không học nhiều như nàng, cũng không được hưởng niềm ưu ái của Nhà nước khi được dành cho một xuất học bổng “cỡ bự” để được thụ hưởng nền học vấn phương Tây như Từ Huy nhưng ít nhất tôi cũng biết rằng bất cứ đất nước, xã hội nào dù văn minh, ưu việt đến mấy cũng không tránh khỏi sự tồn tại đan xen điểm mạnh, điểm yếu, nói gì đến đất nước chúng ta đi qua hết cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác, nay phải tự lực tự cường đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giữa bộn bề khó khăn và sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch. Ấy thiển cận như tôi mà còn hiểu, lẽ nào nàng tiến sĩ “tối ưu” lại không hiểu hoặc làm ngơ như không hiểu hoặc cố tình lờ đi miễn thực hiện được mục đích “tuyên truyền” của mình?! Và tôi cũng biết rằng, nếu thật sự yêu nước và có trách nhiệm thì trước hết phải “công bằng” và “khách quan” khi nhận thức về đất nước mình để chung tay dựng xây chứ không phải “cắn càn” như một số vị với một thái độ bề trên đầy ngạo mạn, thiếu tính xây dựng và chẳng có cơ sở nhưng lại tự gắn cho hành động đó của mình mỹ từ “phản biện xã hội” để bào chữa. Quá quắt hơn, nàng tiến sĩ văn chương này còn viết tác phẩm “Sinh nhật”(sinh nhật tháng năm, sinh nhật tháng hai) “ám chỉ”, nói xấu Đảng và lãnh tụ tôn kính của dân tộc Việt Nam. Nực cười là trong tác phẩm gần nhất nàng tung lên mạng (ngày 23/12/2013), nàng viết: “Anh phải quen với việc biết ơn cái thân phận lệ thuộc của mình, biết ơn cái thể chế đã tròng xích vào cổ mình, biết ơn cái thiết chế đã thuê mình với đồng lương chết đói, biết ơn cái cơ chế chỉ coi con người là công cụ, biết ơn những gì khiến cho nhân tính và nhân phẩm bị hủy hoại. Anh ở trong đống bùn, và anh phải biết ơn những kẻ ngồi trên ngôi cao đã cho anh cái thân phận bùn lầy đó…”. Không thể chấp nhận được luận điệu vô luân, xuyên tạc trắng trợn của một kẻ được coi như “hạt giống”, được du học bằng nguồn kinh phí của Nhà nước, được thụ hưởng những điều tốt đẹp nhất như Từ Huy nay “trở cờ”, “bội bạc”. Xin thưa, không chỉ tôi mà một đứa trẻ con của đất nước này cũng biết đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là như thế nào, nữ sĩ Từ Huy - nguyên giáo viên ngữ văn nhiều năm - hẳn thừa biết điều đó nhưng rồi “cắn càn” và “chửi đổng” chính là cách “độc nhất vô nhị” mà nàng “trả ơn” cho chế độ đã dành cho nàng tất cả những gì tốt đẹp nhất có thể của chế độ xã hội đó (chứ chắc là chưa thỏa lòng tham vô đáy của nàng hoặc “ảo tưởng” tài năng xuất chúng phải được trả công bằng “đô”, bằng ơ-rô như nàng nghĩ).

Cuối cùng xin đưa ra đây một ví dụ để phân tích thuật ngụy biện dở òm cùng lối tư duy “tối om” của nàng tiến sĩ để trả nhời cho câu hỏi tại sao 14 truyện/tùy bút của nàng không thuyết phục được tôi và dù không muốn tôi vẫn phải nghiêm khắc đánh giá là “cắn càn”. Ấy là sau khi kết luận xanh rờn “một xã hội được cấu tạo trên nền tảng của sự dối trá”, nàng lấy ngay ví dụ để chứng minh. Ví dụ đó là “Trẻ con từ khi đi học mẫu giáo… được dạy hát về giấc mơ mà các em không có. Các em hát về giấc mơ trong đó các em gặp và yêu quý một người xa lạ” có nghĩa là các em “đã được dạy cho cách để trở thành những kẻ nói dối”. Không nói thì ai cũng biết Nguyễn Thị Từ Huy đang “ám chỉ” đến bài hát “Em mơ gặp Bác Hồ” đây? Chưa cần nói nói đến việc đối với người dân đất Việt, Chủ tịch Hồ Chí Minh là Người Cha - Người Bác - Người Anh được tôn kính như thế nào (viết đến đây tôi đâm nghi ngờ gốc gác người Việt của cô nàng tiến sĩ) mà chỉ cần xuất phát từ đặc trưng của văn chương nghệ thuật là sẽ thấy sự tréo ngoe, thiển cận, đánh tráo khái niệm một cách vụng về của nàng. Vậy ra, theo định nghĩa của nàng tiến sĩ là không/chưa - trải - qua - “thực” mà nói/hát/bàn… về điều - chưa - trải - qua là “dối trá”, ví dụ của nàng giống như ví dụ một người phụ nữ không/chưa có con lại hát rằng “mẹ thương con có hay chăng, thương từ khi thai nghén trong lòng” là “dối trá”??? Chỉ cần một ví dụ ấy thôi đủ thấy tầm tư duy của nàng đến đâu. Ứng dụng lối tư duy này của nàng để rồi đọc 14 tùy bút/truyện ngắn đăng trên mạng và nhìn vào thực tiễn phát triển của đất nước, chắc chắn không ít người sẽ mỉm cười trước sự “đại bịp” tao nhã “kinh người” của nàng tiến sĩ!

Dec 19, 2013

Đã xấu xa mà không biết đường đậy lại

Tre Việt - Những ngày qua, cộng đồng mạng lại một lần nữa phải nhức đầu với những “âm thanh” loạn xạ từ những chiếc loa rè VOA, BBC, RFA… chỉ vì chuyện nhỏ như con thỏ: Phạm Trí Dũng xin ra khỏi Đảng!
Cách đây không lâu, ông già Lê Hiếu Đằng cũng xin ra khỏi Đảng và rồi như vớ được “cơm nguội” lúc đói, mấy nhà đài kể trên cùng bọn zâm chủ ra sức tung hô, sơn phết, nhào nặn để cho ra một “thần tượng”, một anh hùng tái thế ở cái tuổi sắp xuống lỗ. Cao hứng quá, họ còn mơ hồ dự báo sẽ có một dòng thác, cao trào bỏ Đảng Cộng sản.
Giở đủ các chiêu trò xuyên tạc, lôi kéo và hí hửng chờ đợi, nhưng “mua vui cũng được một vài trống canh”. Khi mà mấy ông zâm chủ dùng công nghệ PR đã quá cũ của mình “tô vẽ” nên một Hiếu Đằng hoàn chỉnh cũng là lúc bộ mặt trở cờ của Hiếu Đằng hiện nguyên hình…
Chả làm ăn gì trong vụ này, nhưng chắc các nhà zâm chủ cũng tự nhủ: dù sao cũng có việc để làm!
Thất bại và chờ đợi cơ hội, các nhà zâm chủ lại “bắt” được (mà cũng có thể là dàn sếp để giả vờ bắt được) Phạm Trí Dũng. Cũng vẫn thế. Viết đơn xin ra khỏi Đảng! nói xấu, bịa đặt một cách thô kệch về Đảng… và lại tiếp tục tung hô… và rồi cũng lại nhận kết quả đã biết trước.
Việc quần chúng xin tham gia hàng ngũ của Đảng, việc khai trừ những đảng viên không đủ tiêu chuẩn ra khỏi hàng ngũ của mình là chuyện bình thường của Đảng. Cũng như muốn cây tươi tốt, ngoài việc chăm bón còn phải cắt tỉa cành sâu, cành xấu, nhưng cũng có những cành không đủ sức chịu đựng trước sự thử thách của thiên nhiên bị gẫy. Việc một vài đảng viên xin ra khỏi Đảng chắc đó là những người biết mình sẽ “bị gẫy” như những cành cây kia. Vì vậy, những cành bị sâu để tránh bị người trồng đốn hạ đã thức thời “đi trước” khi bị đốn - tự gẫy! Nhưng những cành bị sâu thì không biết toan tính, còn con người với nhiều mưu mô, toan tính thì không thể không tính trước kết cục của mình. Vì vậy, để rút lui trong danh dự, họ đã “xin” (mà không xin thì cũng bị) ra khỏi Đảng. Thế thì có gì hay ho mà phải ầm ĩ. Đã xấu xa mà không biết đường đậy lại. Đúng là đồ… bỏ đi!

Dec 17, 2013

Bùi Tín đấu tranh chỉ vì cơm áo, gạo tiền

Tre Việt – Nhân dịp Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông John Kerry sang thăm Việt Nam, từ ngày 15-12-2013, những kẻ chống đối chế độ cộng sản bằng nhiều cách thức yêu cầu ông John Kerry phải có thái độ với Việt Nam về vấn đề nhân quyền. Chúng coi đó như là điều kiện để nâng cấp quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ với Việt Nam. Một trong số ấy là Bùi Tín. Ông ta có thư ngỏ gửi ông John Kerry được các trang mạng xã hội đăng tải trong mấy ngày gần đây. Qua bức thư của Bùi Tín chúng ta thấy rõ: đó là bức thư “dịch vụ” – nói theo cách nói của Thiếu úy thủy quân lục chiến của Quân đội Việt Nam cộng hòa trước đây – Nguyễn Ngọc Lập – hiện đang sống ở Hoa Kỳ. Bởi trong thư Bùi Tín có đề nghị ngoại trưởng Hoa Kỳ nêu vấn đề nhân quyền như một điều kiện bắt buộc trong quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Theo Bùi Tín, tình hình thực hiện nhân quyền của Việt Nam không được bảo đảm, tuy Bùi Tín không nêu cụ thể nhưng ông ta tỏ thái độ phê phán tình hình thực hiện nhân quyền ở Việt Nam. Việc làm của Bùi Tín đúng như Nguyễn Ngọc Lập nói: “Giới quan sát nhân quyền giống như gà mái đẻ tìm ổ trong khi ổ rơm ngay trước mặt”. Cũng dễ hiểu thôi, bởi khi tình tình các nước XHCN trên thế giới lâm vào thoái trào, Bùi Tín đã quá “thức thời” vội vàng bỏ Tổ quốc chạy sang Pháp từ hơn 20 năm trước, hòng mong khi tình hình ở Việt Nam diễn ra như ở các nước XHCN ở Đông Âu, ông ta trở về nước có một vị trí xứng đáng. Nhưng thật trớ chêu, “Người tính không bằng trời tính”, ở Việt Nam không diễn ra như các nước XHCN ở Đông Âu, thế là sự toan tính của Bùi Tín đã không thành. Để kiếm tiền sống, Bùi Tín phải ra sức đấu tranh vì “dịch vụ” như cách nói của Nguyễn Ngọc Lập: “Tự do, dân chủ, nhân quyền” là những danh từ trừu tượng, không ăn uống được. “Cơm áo” mới là thứ cụ thể. Ở đây cần hiểu thế nào là đấu tranh chân chính vì yêu nước và “đấu tranh vì dịch vụ”. Đấu tranh vì yêu nước là đấu tranh có ý thức, có cân nhắc. Nhưng dựa vào chiêu bài chống cộng về vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do để đả phá cá nhân, triệt hạ kinh tế người khác như các phần tử chống đối cực đoan ở cộng đồng hiện nay vẫn làm, thì việc dùng chiêu bài đó cũng như một “dịch vụ” vì miếng cơm, manh áo mà thôi”[1]. Thiết nghĩ, ý kiến trên đã rất đúng với trường hợp của Bùi Tín. Để khách quan, Tre Việt xin giới thiệu bài viết: “Con gái Ngoại trưởng Mỹ: “Việt Nam là một phần cuộc đời tôi” được đăng trên VOA tiếng Việt điện tử, vào Thứ bảy, ngày 14/12/2013 với bạn đọc để mọi người thấy rõ đấu tranh vì cơm áo, gạo tiền để sống qua ngày của Bùi Tín nơi đất khách quê người.



[1] Việt Nam đang có bước đi vững chắc về nhân quyền – Báo QĐND, ngày 16-12-2013, tr. 8 – 7.

Con gái Ngoại trưởng Mỹ: “Việt Nam là một phần cuộc đời tôi”
Ông Kerry và gia đình trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu những năm 90

Ông John Kerry sẽ lần đầu tiên đặt chân tới Việt Nam trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ vào ngày 15/12 với mục đích thúc đẩy mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước. Hơn 20 năm trước, ông cũng từng thực hiện một chuyến đi đã có tác động mạnh tới cuộc sống sau này của con gái ông, cô Vanessa Kerry. VOA đã hỏi chuyện cô về chuyến đi cũng là đầu tiên tới Việt Nam ở tuổi 14 cũng như những câu chuyện về Việt Nam mà cha cô chia sẻ. Trước hết cô kể lại cơ duyên về chuyến thăm tạo cảm hứng lớn cho cô những năm 90.
 Bà Vanessa Kerry: Tôi hết sức may mắn vì cha tôi tham gia tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong những năm 90. Và chính vì thế, ông thường xuyên tới Việt Nam. Nước này chiếm một phần lớn trong cuộc đời của cha tôi bởi Chiến tranh Việt Nam. Việt Nam và văn hóa của nước này dường như là một phần của cuộc đời chúng tôi.
Cha tôi muốn đưa chúng tôi tới thăm Việt Nam, và tôi tới đó khi 14 tuổi. Tới khi ấy, tôi thực sự chưa bao giờ tới một nơi nào mà lại khác xa so với nước Mỹ đến vậy. Lúc đó Việt Nam vẫn chịu cảnh bị cấm vận nên mọi thứ đều thiếu thốn hơn so với những gì chúng tôi có ở Mỹ. Điều đó gây ấn tượng mạnh đối với tôi. Tôi không thể hiểu nổi vì sao lại có sự bất công đến vậy. Đó là một trải nghiệm sâu sắc và ám ảnh tôi mãi. Nó thực sự tác động tới quyết định theo đuổi ngành y và làm việc khắp toàn cầu của tôi.

Cô Vanessa (phải) trong chuyến làm việc ở Bangladesh
VOA: Kể từ đó bà đã khi nào quay trở lại Việt Nam chưa?
         Bà Vanessa Kerry:  Có. Tôi trở lại Việt Nam vào năm 2000 trong một tuần. Chuyến đi đầu tiên tới đó có tác động sâu sắc tới tôi nên khi tới Trung Quốc tôi muốn quay lại Việt Nam. Và lần này, tôi lại ấn tượng mạnh với mức độ phát triển và đổi thay tại đó (từ năm 2000 đến nay đã hơn chục năm rồi, tình hình ở Việt Nam còn phát triển hơn nhiều – Tre Việt). Tôi thấy vui vì quay lại Việt Nam để gặp gỡ người dân ở đó.
           VOA:  Đương kim Ngoại trưởng Mỹ có ảnh hưởng như thế nào tới bà?

           Bà Vanessa Kerry:  Cha cũng như mẹ tôi có ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc đời tôi. Mẹ tôi qua đời 7 năm trước. Nhưng cả hai người đã nuôi dưỡng trong tôi khái niệm công dân toàn cầu. Đặc biệt là cha tôi, những gì ông đã làm đều là trong lĩnh vực công và luôn hướng tới việc trả ơn. Ông cũng nói với tôi rằng tôi thuộc về một thế giới rộng lớn và phải chịu trách nhiệm cho vai trò của mình trong xã hội. Tôi thật may vì là con của ông.

          VOA: Cha bà từng chiến đấu tại Việt Nam, và sau đó trở thành người có tiếng nói phản chiến mạnh mẽ. Ông có kể với bà về những gì đã xảy ra với ông hay không?
        Bà Vanessa Kerry:  Thật buồn cười, nhưng tôi không nghĩ cha tôi từng thực sự kể cho chúng tôi nghe những gì đã xảy ra với ông tại Việt Nam. Bản thân tôi thì nghĩ rằng chiến đấu trong một cuộc chiến là một trải nghiệm đầy bối rối và đau khổ.
         Tôi nghĩ ông chiến đấu cho nước Mỹ nên phải hoàn thành nhiệm vụ nhưng đồng thời ông cũng phải vật lộn với suy nghĩ về những gì xảy ra, về cách thức tiến hành cuộc chiến, cũng như ý nghĩa của nó đối với đất nước. Tôi nghĩ đó là lý do lớn khiến ông trở lại và biểu tình phản chiến. Tôi lớn lên với một truyền thống là phải nói lên suy nghĩ của mình và phải bảo vệ những gì mình cho là đúng đắn. Đó là điều hình thành từ cuộc biểu tình phản chiến của cha tôi.
Tôi nghĩ ông chiến đấu cho nước Mỹ nên phải hoàn thành nhiệm vụ nhưng đồng thời ông cũng phải vật lộn với suy nghĩ về những gì xảy ra, về cách thức tiến hành cuộc chiến, cũng như ý nghĩa của nó đối với đất nước. Cô Vanessa Kerry nói.
Việc ông đưa chúng tôi tới Việt Nam vì ông thấy được vẻ đẹp và niềm vui ở nước này. Đó là điều ông muốn chia sẻ với chúng tôi. Và tôi nghĩ ông cũng muốn chúng tôi thấy vết sẹo mà cuộc chiến gây ra cũng như những gì ông đã trải qua vì đó là một phần lớn của cuộc đời ông. Tôi nghĩ đôi khi thật khó để kể bằng lời về những gì đã xảy ra đến với mình, và điều đó khó hơn so với việc chứng kiến tận mắt.
Khi chúng tôi đến năm 1991, Việt Nam rõ ràng là đã thanh bình hơn so với những năm 60 và 70. Nhưng vì lệnh cấm vận, tôi có thể cảm nhận được tác động lâu dài của cuộc chiến. Ông đưa chúng tôi tới một trại trẻ mồ côi mà ở đó trẻ em có mẹ Việt và bố là lính Mỹ. Chúng bị bỏ rơi vì điều đó, và thật đáng buồn khi phải chứng kiến di sản không tốt đẹp từ cuộc chiến. Tôi nghĩ đó cũng là một ví dụ cho thấy cách cha tôi muốn chúng tôi hiểu sự phức tạp của một trong những điều ông từng chứng kiến.
VOA:  Là người sáng lập tổ chức y tế cộng đồng “Seed Global Health”, bà có dự định thực hiện một dự án về sức khỏe nào ở Việt Nam trong tương lai hay không?
Bà Vanessa Kerry:  Đó là điều có thể. Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với ‘Peace Corps’ (đoàn thanh niên phụng sự hòa bình của Mỹ) nên chúng tôi có thể mở rộng phạm vi hoạt động tại các nước. Việc có thể giúp cải thiện hoạt động giáo dục y tế và chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam sẽ là điều rất có ý nghĩa.    

Dec 5, 2013

Hành động tự "bôi tro trát chấu" của Bùi Tín

          Tre Việt - Trong blog của mình, hôm 03-12 vừa qua, Bùi Tín có bài viết: “Cú đánh lừa không hoàn hảo”, lại được mõ làng VOA loan tin hôm 04-12. Trong bài viết trên, Bùi Tín cho rằng, việc Quốc hội thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam sửa đổi năm 2013 với tuyệt đại đa số đại biểu có mặt (486/488 = 97%) tán thành là một “Cú đánh lừa không hoàn hảo” (!). Vậy, hãy xem lý sự của Bùi Tín như thế nào?
          Ông ta cho rằng: “bản Hiến pháp mới chỉ là một sự đánh tráo khái niệm, một cuộc lừa dối quy mô, đổi rất nhiều câu chữ thứ yếu để không thay đổi gì thực chất, nhằm kiên trì chủ nghĩa Mác - Lê lỗi thời, kiên định chủ nghĩa Cộng sản và CNXH mơ hồ, kiên định chế độ toàn trị độc đảng, kiên trì kinh tế nhà nước là chủ đạo, kiên trì sở hữu toàn dân về đất đai. Chính 5 điều kiên định đó mới cần thay đổi, dứt khoát vứt bỏ”. Bùi Tín viết vậy có đúng không?
          Có thực chủ nghĩa Mác – Lê-nin lỗi thời? chủ nghĩa cộng sản và CNXH mơ hồ? Cần thấy rằng, ở Việt Nam ta không ai đi nhiều, hiểu biết nhiều như Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, trên hành trình đi tìm đường cứu nước, Người phải trải qua khắp năm châu, bốn bể, đến tận các nước được cho là văn minh, bình đẳng, bác ái,… để tìm hiểu và Người đọc nhiều sách, báo, tài liệu, từ đó Người đã kết luận: bây giờ chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất là chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Đồng thời, ngay từ năm 1924 Người đã nói: “Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được. Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại”[1]. Điều đó cho thấy, chỉ những kẻ xem chủ nghĩa Mác – Lê-nin một cách sơ cứng, không trong sự vận động, phát triển thì mới cho rằng, chủ nghĩa Mác – Lê-nin đã lỗi thời. Học chủ nghĩa Mác – Lê-nin là học phương pháp luận, chứ không xem những điều các ông viết như là cẩm nang thần kỳ. Chính vì vậy, khi viết lời tựa của lần xuất bản sau cuốn Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Ph. Ăng-ghen cũng đã cho rằng, nhiều nội dung trong đó cần phải chỉnh sửa, nhưng để đảm bảo tính lịch sử, Ph. Ăng-ghen đã không sửa. Rõ ràng là chỉ những tư duy sơ cứng mới cho rằng lý luận Mác – Lê-nin lỗi thời.
Chủ nghĩa cộng sản và CNXH có đúng là mơ hồ? Xin thưa không. Nó chỉ mơ hồ với những kẻ có tư duy sơ cứng về chủ nghĩa Mác – Lê-nin mà thôi. Đúng là chủ nghĩa cộng sản và CNXH hiện thực chưa có trong lịch sử, mà là xã hội hoàn toàn mới, đã là mới thì việc xây dựng nó bao giờ cũng khó khăn. Cũng như người kiến trúc sư, muốn có công trình kiến trúc đẹp thì không thể đi theo đường mòn, lối cũ, nó đòi hỏi phải có sự sáng tạo. Những kẻ lười suy nghĩ, chỉ muốn “ăn sẵn”, bắt chước, làm theo như kẻ vô hồn, không chịu sáng tạo mới cho rằng chủ nghĩa cộng sản và CNXH là mơ hồ. Những người luôn đòi hỏi sáng tạo, mang bản chất của giai cấp công nhân với đầy đủ đặc tính của giai cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất thì không cam chịu như vậy. Họ phải có sự sáng tạo trong xây dựng xã hội mới, tất nhiên có tiếp thu những cái tốt của các chế độ xã hội trước đó, nhưng không rập khuôn một cách máy móc để có xã hội mới tiến bộ hơn, văn minh hơn. Đó là CNXH và chủ nghĩa cộng sản. Với Việt Nam ta, “xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới”[2]. Việc xây dựng xã hội như thế sao lại nói là mơ hồ. Kẻ nào cho rằng xã hội XHCN là mơ hồ thì đó chính là sự ăn nói hàm hồ, vụng về không thuyết phục được ai.
          Kiên định chế độ độc đảng có phải là sai lầm? Chế độ độc đảng hay đa đảng, hay chế độ quân chủ hay cộng hòa là quyền lựa chọn của mỗi quốc gia dân tộc. Điều đó đã được luật pháp quốc tế ghi nhận. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc, khoản 1, Điều 1 viết: “Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa”. Vì vậy, không thể nói chế độ độc đảng, hay đa đảng, quân chủ hay cộng hòa,… là sai lầm mà đó là quyền dân tộc tự quyết, không nước nào và không một ai có thể can thiệp. Nước chọn chế độ độc đảng không thể nói nước chọn chế độ đa đảng hay quân chủ, cộng hòa là sai lầm và ngược lại, bởi đó là quyền lựa chọn của mỗi quốc gia dân tộc sao cho phù hợp với quốc gia dân tộc mình mà thôi.
          Kiên trì kinh tế nhà nước là chủ đạo, kiên trì sở hữu toàn dân về đất đai có sai lầm không? Ở phần trên cho thấy, kiên trì chủ nghĩa Mác – Lê-nin là đúng, thì hệ quả tất yếu kiên trì kinh tế nhà nước là chủ đạo, kiên trì sở hữu toàn dân về đất đai – những vấn đề căn bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin thì làm sao lại nói là sai lầm được. Ngược lại cho thấy, nếu không kiên trì kinh tế nhà nước là chủ đạo, kiên trì sở hữu toàn dân về đất đai thì đã từng bước xa rời chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Điều đó khẳng định sự nhất quán, kiên định của Đảng, Nhà nước ta đối với chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là tín hiệu vui với nhân dân lao động, vì kiên định chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng có nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước hướng tới mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; một xã hội vì người dân chứ không phải chỉ quan tâm đến người giàu có, phó mặc người nghèo. Thật vậy, nhờ kiên trì kinh tế nhà nước là chủ đạo, kiên trì sở hữu toàn dân về đất đai là một trong những nguyên nhân dẫn đến kinh tế vĩ mô nước ta tiếp tục ổn định. Ngày 02-12-2013, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) đã công bố báo cáo về tình hình và triển vọng kinh tế nước ta với tiêu đề “Điểm lại tình hình kinh tế” đã đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam, nhìn chung tiếp tục ổng định. Theo đó, triển vọng tăng trưởng GDP trung hạn của Việt Nam là tích cực, với tốc độ tăng trưởng dự báo lần lượt là 5,3%, 5,4%, 5,5% tương ứng cho các năm 2013, 2014 và 2015. Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bày tỏ lạc quan đối với kinh tế Việt Nam. WB cũng đánh giá cao giảm nghèo của Việt Nam, giảm từ mức 20,7% vào năm 2010 xuống còn 17,2% năm 2012. Tình trạng đói nghèo ở đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt. Như thế không thể nói kiên trì kinh tế nhà nước là chủ đạo, kiên trì sở hữu toàn dân về đất đai là sai lầm được.
          Không hiểu căn cứ vào đâu mà Bùi Tín lại nói một cách không biết ngượng mồn rằng: “các tổ chức quốc tế và Liên hợp quốc yêu cầu Việt Nam phải tỏ ra biết phục thiện bằng việc làm tôn trọng nhân quyền khi vừa mới được bầu vào Hội đồng Nhân quyền”? Ai cũng biết, việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 – 2016 với số phiếu cao là minh chứng cho sự ghi nhận về thành tựu trong thực hiện nhân quyền ở Việt Nam. Tất nhiên, dưới góc độ bảo đảm quyền con người một cách đầy đủ nhất thì trên thế giới cũng chưa có nước nào hoàn hảo, đều còn phải nỗ lực phấn đấu, Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Nhưng những gì mà các cấp chính quyền ở Việt Nam chăm lo cho người dân trong điều kiện đất nước còn khó khăn thì mới thấy hết nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở luôn vì con người, bảo đảm quyền của người dân một cách tốt nhất có thể. Vì vậy, bà Pra-ti-ba Mê-ta, điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam tại Lễ công bố Báo cáo quốc gia theo cơ chế kiểm định định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ hai của Hội đồng Nhân quyền diễn ra tại Hà Nội ngày 03-12-2013 đã khẳng định: “Việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 – 2016 cho thấy, Chính phủ Việt Nam đã tăng cường tham gia vào các cơ chế nhân quyền trong vài năm qua. Là thành viên của Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam đã cam kết duy trì những tiêu chuẩn cao nhất về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền”.
Như vậy, chẳng thấy “cú đánh lừa” nào mà chỉ thấy lý sự vụng về không thuyết phục của Bùi Tín với thái độ hằn học việc các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu tán thành thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (năm 2013) với số phiếu cao. Điều đó khẳng định con đường phát triển tất yếu của Việt Nam, những kẻ cản trở con đường ấy tỏ thái độ hậm hực, nên luôn tìm cách xuyên tạc sự thật. Việc làm của họ là hành động tự “bôi tro trát chấu” vào mặt mình mà thôi./.



[1] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, Nxb CTQG, H. 1995, tr. 465.
[2] ĐCS Việt NamVăn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 70.

Nghĩ về một ông nghị không bấm nút

Tre Việt - Cuối tháng 11 vừa qua, Quốc hội khoá XIII đã tiến hành một công việc có tính lịch sử: thông qua bản Hiến pháp nước CHXHCNVN (sửa đổi năm 2013) sau gần một năm xin ý kiến của các tầng lớp nhân dân, các đại biểu Quốc hội và các cơ quan chức năng đã tiếp thu, chỉnh sửa nhiều lần, thận trọng với tinh thần  cầu thị. Bản Hiến pháp sửa đổi đã được tuyệt đại đa số đại  biểu Quốc hội nhấn nút tán thành, thể hiện rõ lòng dân đã đồng lòng với Đảng. Chỉ có 2 vị đại biểu không nhấn nút. Đó cũng là lẽ bình thường trong hoạt động của Quốc hội đang thể hiện tính dân chủ ngày càng tăng . Thế nhưng, điều không bình thường  lại ở chỗ ông nghị nọ công khai với báo chí  rằng, chính ông là 1 trong 2 vị không nhấn nút. Hơn nữa, những lý do mà ông đưa ra không có mấy thuyết phục, nhất là ông ta lại là nhà nghiên cứu lịch sử.
Câu hỏi đặt ra là: 1. việc ông ta công khai danh tính có vi phạm quy định bỏ phiếu kín của Quốc hội không nhỉ? Trong khi, việc nhấn nút của ta hiện nay không thể hiện được ai bấm đồng ý, ai không đồng ý. Vậy , việc ông ta công khai danh tính nhằm mục đích gì? Có phải là một cách pi-a cho nổi tiếng?
    2. Lý do ông ta cho rằng ông đại diện cho bộ phận cử tri có ý kiến khác với đa số. Vậy, trong kỳ tiếp xúc cử tri lần này, không biết cử tri nơi ông ứng cử có đồng tình với cách hành xử của ông không nhỉ?
    3. Lý do nữa mà ông không nhấn nút là ông cho rằng Lời nói đầu của Hiến pháp đã ghi rõ việc thể chế hoá Cương lĩnh của Đảng. Điều đó theo ông là không thỏa đáng và ông cũng đại diện cho số cử tri có ý kiến khác về vai trò lãnh đạo của Đảng để thể hiện sự không hài lòng thông qua việc không nhấn nút. Ở đây, người ta có thể nghi ngờ trình độ của nhà sử học, khi ông không biết rằng, các bản hiến pháp 1959, 1980, 1992 đều nói rõ điều này cả. Hơn nữa, hiến pháp là một Văn bản chính trị, làm gì có loại hiến pháp phi chính trị. Không có bất cứ lực lượng cầm quyền nào mà lại xây dựng bản hiến pháp đi ngược lại mục tiêu chính trị của mình cả. Lịch sử thế giới và nước ta có không ít minh chứng cho điều đó. Chỉ có kẻ dốt lịch sử, hay cố tình che dấu mục đích chính trị của mình mới nói như ông nghị nọ.
    4. Lý do còn vấn đề sở hữu, vấn đề chính quyền địa phương chưa ngã ngũ, nên ông không thể biểu quyết, cũng không thể thuyết phục được đa số người dân có hiểu biết.  Ông thừa nhận là ông làm việc trong tổ biên tập, ông nhận thấy sự làm việc thận trọng, tận tụy, cầu thị của tổ biên tập, nhưng tại sao ông lại không thể vượt qua được điều đó, khi những vấn đề này sẽ còn tiếp tục được thảo luận, nghiên cứu. Hơn nữa, tiêu chí cho việc tiến hành sửa đổi hiến pháp lần này là chỉ sửa những gì đã rõ, những gì chưa rõ thì làm sau. Trong tổ biên tập thì ông phải quán triệt kỹ tiêu chí này chứ.
      Từ 4 vấn đề nói trên, có thể nghi ngờ động cơ của ông nghị này. Không biết hành động không nhấn nút và công khai danh tính của mình là khôn hay dở đây?

Dec 1, 2013

Bản Hiến pháp đã thể hiện rõ sự hòa hợp giữa ý Đảng với lòng dân!

          Tre Việt - Sau một thời gian dài chuẩn bị công phu, lấy ý kiến góp ý của các tầng lớp nhân dân vào bản Dự thảo sửa đổi Hiếp pháp năm 1992 và tiếp thu với tinh thần thẳng thắn, trân trọng; tại phiên làm việc buổi sáng 28-11 vừa qua, Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII đã có một quyết định quan trọng mang tính lịch sử: biểu quyết thông qua toàn văn Dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (sửa đổi), với 486 đại biểu, tương đương 97,59% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. Điều đó cho thấy, đạo luật gốc của đất nước đã được thông qua với sự nhất trí và đồng thuận rất cao của các đại biểu Quốc hội thể hiện rõ sự hòa hợp giữa ý Đảng với lòng dân.
Việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả nước trong năm 2013, đã thu hút và nhận được sự quan tâm sâu sắc, đồng tình ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã được phổ biến, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và được tổ chức góp ý bằng nhiều hình thức thích hợp. Đặc biệt, Dự thảo đã được chuyển đến từng hộ gia đình, đến công nhân, học sinh, sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng, đến các tổ viên, hội viên của các tổ chức đoàn thể xã hội. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng đã được gửi xin ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo chủ chốt của Ðảng, Nhà nước. Vì vậy, đã có hơn 26 triệu lượt ý kiến góp ý của nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, với hơn 28.000 hội nghị, hội thảo, tọa đàm được tổ chức. Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã tổng hợp đầy đủ, kịp thời, khách quan, trung thực ý kiến của nhân dân đưa vào bản Dự thảo Hiến pháp để thông qua Quốc hội. Bởi vậy, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã khẳng định: Hoạt động lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã thực sự là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý dân chủ, sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị. Việc lấy ý kiến nhân dân không chỉ huy động được sự tham gia tích cực của nhân dân ở trong nước và đồng bào Việt Nam ở nước ngoài để góp ý, hoàn thiện Dự thảo mà còn phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc xây dựng Dự thảo Hiến pháp, cũng như thực thi Hiến pháp sau này.
Trên các trang mạng mấy ngày qua, có những ý kiến khác nhau về sự kiện trọng đại này. Đa số các ý kiến đều cho rằng, bản Hiến pháp vừa được Quốc hội thông qua đã thể hiện rõ ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Bên cạnh đó, có một vài ý kiến thể hiện sự hằn học, bức bối trước việc Quốc hội thông qua bản Hiến pháp sửa đổi của những kẻ bất mãn, bất đồng,… luôn tìm cách chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Điều đó lại càng chứng tỏ bản Hiến pháp đã là nơi hội tụ ý Đảng lòng dân, nó sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để nhân dân ta xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN./.