Tre
Việt
- Ngày 04-11-2019, VOA có bài viết: “Nhà hoạt động: Ông Tô Lâm nói về mạng xã hội
cho thấy VN “sợ minh bạch”. Trong đó, VOA dẫn báo cáo trước Quốc hội về phòng,
chống tội phạm của Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an là “Các tổ chức phản
động lưu vong, đối tượng chống đối trong nước tiếp tục gia tăng các hoạt động
chống phá, trong đó có cả hoạt động khủng bố manh động”; “không gian mạng, nhất
là mạng xã hội đang bị các thế lực thù địch, phản động, các loại tội phạm triệt
để lợi dụng hoạt động chống phá”.
Nhận định của Đại tướng Tô Lâm hoàn toàn khách quan,
chính xác.
Ấy thế mà, cũng trong bài viết trên, để phản bác nhận
định khách quan, chính xác trên, VOA lại dẫn ý kiến của một kẻ tự xưng là “nhà
hoạt động”, Lê Văn Dũng “bình luận” cho rằng: “phát biểu của vị đại tướng công
an cho thấy nhà chức trách Việt Nam “sợ minh bạch, sợ sự thật”(!) Đúng là nói
càn.
Cần nhấn mạnh rằng, ở Việt Nam, người sử dụng
internet đứng vào hàng đầu châu Á và khu vực. Nhà nước Việt Nam đã có nhiều
chính sách khuyến khích người dân sử dụng internet và các tiện ích của nó mang
lại, trong đó có mạng xã hội. Vì thế, các mạng xã hội, điển hình làFacebook, Twitter,
Zalo, được người dân sử dụng rộng rãi. Điều đó đã đem lại rất nhiều tiện ích cho
người dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp. Ở đó, không chỉ là nơi các cấp
chính quyền thông tin đến người dân một cách nhanh chóng, mà còn là diễn đàn để
người dân phản biện một cách tâm huyết với những chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước, nơi trao đổi tâm tư để “nối liền khoảng cách” của người dùng. Theo thống
kê, Việt Nam đã có trên 64 triệu người/trên 97 triệu người dùng internet và có
trên 58 triệu người dùng mạng xã hội, trong đó gần 58% người dân sử dụng
Facebook. Số liệu trên cho thấy, nếu Việt Nam “sợ minh bạch” - sợ mạng xã hội
thì làm sao có sự phát triển của mạng xã hội như thế!