Oct 27, 2013

Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) lại định kiến về tự do ngôn luận của Việt Nam

  Tre Việt - Ngày 25-10, VOA tiếng Việt đăng bài: “RSF: Việt Nam tận dụng mọi cách đàn áp quyền tự do ngôn luận” của Trà Mi. Qua bài viết thấy rõ Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) lại định kiến về tự do ngôn luận của Việt Nam.
          Bằng chứng là ngày 23-10-2013, cũng trên VOA tiếng Việt, đăng bài: “Cố vấn an ninh Mỹ bị sa thải vì chê bai đồng nghiệp trên Twitter”, cho biết: Ông Jofi Joseph, một cố vấn an ninh của Tòa Bạch Ốc, đã bị sa thải sau khi bị phát giác cho đăng những bình luận ác ý về đồng nghiệp của mình trên Twitter. Thế mà, việc Blogger Đinh Nhật Uy bị Tòa án nhân dân tỉnh Long An sẽ đưa ra xét xử vào ngày 29-10 vì tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” bởi đã đăng tải lên Facebook cá nhân ý kiến phản đối bản án 4 năm tù của em trai về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” trong vụ xử hai sinh viên là Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên, ông Benjamin Ismail (Giám đốc phụ trách ban Á Châu - Thái Bình Dương thuộc Tổ chức Phóng viên Không Biên giới) lại cho rằng: “Khi một người dùng mạng xã hội Facebook để đòi công lý và kêu gọi phóng thích cho em trai của mình mà bị nhà cầm quyền bắt và truy tố điều này chứng tỏ sự đàn áp ngày càng nặng tay của Hà Nội và mức độ không chấp nhận chỉ trích của nhà cầm quyền Việt Nam đã lên tới đỉnh điểm”.
          Qua hai sự việc trên cho thấy, tuy là hai sự việc: một diễn ra ở Mỹ, một ở Việt Nam nhưng đều giống nhau ở chỗ là sử dụng mạng xã hội Twitter và Facebook để vi phạm khoản 3, Điều 19, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị: “1: Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không ai được can thiệp; 2: Mọi người có quyền tự do ngôn luận…”; 3: Việc thực hiện những quy định tại mục 2 của điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể phải chịu một số hạn chế nhất định… để: Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng”. Vậy mà RSF lại hồ đồ nói rằng: điều luật 258 là một hình thức khác của sự bóp nghẹt quyền tự do tư tưởng tại Việt Nam sau các điều luật, như: 88 (tuyên truyền chống nhà nước) hay 79 (âm mưu lật đổ chính quyền). Còn sự việc Cố vấn an ninh Mỹ bị sa thải vì chê bai đồng nghiệp trên Twitter thì RSF lại không hề đếm xỉa đến và luôn ca ngợi tự do kiểu Mỹ. Qua đó cho thấy thái độ không khách quan của RSF: đối với Việt Nam thì “Không ưa dưa có dòi”, còn với Mỹ thì “Yêu nhau một trăm chỗ lệch cũng kê cho vừa”. Một tổ chức không có chứng kiến rõ ràng thì không thể tin cậy. RSF là một tổ chức như vậy./.
Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách ban Á Châu-Thái Bình Dương thuộc Tổ chức Phóng viên Không Biên giới