Tre Việt - Ngày 01/7, trang facebook Việt Tân đăng status “Sau một đêm tỉnh giấc, chúng ta sẽ mất rất nhiều thứ: mất tỉnh, mất huyện, mất xã”, nhằm dụng ý kích động, xuyên tạc thời khắc thiêng liêng và trọng đại của dân tộc khi chúng ta chính thức đồng loạt vận hành bộ máy chính quyền hai cấp tại 34 tỉnh, thành phố trong cả nước - một chỉnh thể hành chính mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cần khẳng định ngay rằng, công cuộc sắp xếp
tổ chức, tinh gọn bộ máy hành chính của hệ thống chính trị đang được triển khai
sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị với tinh thần quyết liệt và khẩn trương.
Việc thu gọn đầu mối, xóa bỏ chồng chéo chức năng, giảm tầng nấc trung gian và
xây dựng mô hình chính quyền ba cấp không chỉ là yêu cầu cấp thiết mà còn là bước
đi chiến lược nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.
Dù khó khăn, Trung ương đã khẳng định: “Khó
mấy cũng phải làm”, bởi đây là thời điểm vàng, khi đất nước đã hội đủ điều
kiện về kinh tế, chính trị, xã hội sau gần 40 năm đổi mới. Mục tiêu cao nhất là
kiến tạo một nền hành chính tinh gọn, phục vụ người dân ngày càng tốt hơn và tạo
nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của quốc gia. Tinh thần cải cách
này lan tỏa mạnh mẽ từ Trung ương đến địa phương, được nhân dân đồng tình, ủng
hộ. Các chủ trương lớn đang nhanh chóng đi vào thực tiễn với khí thế “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, trở thành
mệnh lệnh hành động của cả hệ thống chính trị.
Hôm nay, ngày 01/7, Quyết định “Sắp xếp lại giang sơn” vì sự phát triển
bền vững và khoa học của Đảng, Nhà nước ta bắt đầu trở thành hiện thực. Đây là
thời khắc thiêng liêng và trọng đại của dân tộc khi bộ máy chính quyền địa
phương hai cấp tại 34 tỉnh, thành phố trong cả nước chính thức vận hành. Sự kiện
đánh dấu một chỉnh thể hành chính mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam với tầm vóc chiến lược đặc biệt lớn lao, được thiết kế cho cả hiện tại và
tương lai, nhằm kiến tạo mô hình và không gian phát triển mới lâu dài và bền vững.
Việc sáp nhập đơn vị hành chính không đơn thuần là sắp xếp lại bản đồ. Đó là một
bước chuyển mang tính thể chế sâu sắc, khi Việt Nam chính thức bỏ cấp chính quyền
trung gian ở cấp huyện - mô hình vốn tồn tại từ thời thuộc địa, từng phục vụ
nhiều hơn cho quản trị hành chính chứ không tối ưu cho quản trị phát triển. Giờ
đây, chính quyền cấp tỉnh và cấp xã sẽ trực tiếp “gần dân hơn, sát việc hơn”, loại bỏ tầng nấc trung gian, giảm chi
phí bộ máy và tăng hiệu quả phục vụ. Đây là một thay đổi lớn, có thể ban đầu
gây lẫn lộn về tên gọi, thủ tục, thậm chí là bâng khuâng trong tâm thức. Nhưng
lịch sử luôn đòi hỏi dũng cảm - dám từ bỏ cái cũ để kiến tạo cái mới, nếu cái mới
ấy phục vụ tốt hơn cho nhân dân, cho đất nước.
Cũng chính vì vậy mà, hàng triệu người
dân từ Bắc chí Nam thức dậy trong một “địa
chỉ hành chính mới” - tên tỉnh đổi khác, tên huyện không còn. Nhưng có một
điều không đổi, không thể đổi: chúng ta vẫn là người Việt Nam, cùng chung một
vùng trời quê hương, một dòng máu, một niềm tự hào không thể chia cắt. Nhiều
người có thể bùi ngùi khi tên gọi một huyện, một xã, một tỉnh từng gắn với ký ức
nay chỉ còn là dòng lịch sử. Nhưng chính trong giây phút ấy, chúng ta phải nhận
ra: địa linh không nằm ở tên gọi, mà
ở tinh thần và con người gắn bó với mảnh đất đó. Dù bạn sống ở bất cứ một xã
của tỉnh mới, hay ở bất kỳ một đơn vị hành chính nào thì bạn đều đang sống dưới
bầu trời Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Không có mảnh đất nào bị mất đi, không có cộng
đồng nào bị lãng quên. Mọi đổi thay đều để phục vụ tốt hơn cho người dân ở
chính nơi ấy - có dịch vụ công nhanh hơn, có bộ máy hiệu quả hơn.
Do đó, luận điệu xuyên tạc, kích động Việt
Tân rằng “chúng ta sẽ mất rất nhiều thứ:
mất tỉnh, mất huyện, mất xã”, chẳng lừa bịp được ai, mà còn trở thành lố bịch,
luận điệu đo nhất định sẽ bị phá sản. Bởi vì: “khi địa chỉ hành chính thay đổi chúng
ta vẫn là người Việt Nam”./.