Tre việt – Ngày 16/7, trên trang facebook Việt Tân có ý kiến phản động cho rằng “Bí thư, Chủ tịch thành phố Hà Nội được Vượng Vin cho ăn bao nhiêu mà ra chỉ thị cấm xe xăng vào nội đô”. Đây là luận điệu sai lệch, nguy hiểm và không có cơ sở. Nó không chỉ làm lệch hướng dư luận về một chính sách vì môi trường và sức khỏe cộng đồng, mà còn gây tổn hại uy tín của chính quyền và doanh nghiệp tư nhân chân chính.
Thứ
nhất, VinFast không phải là doanh nghiệp duy nhất sản xuất xe điện tại Việt
Nam. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước khác cũng đang tham gia thị trường
này như TC Motor, Thaco, Toyota,
Nissan, Hyundai, Kia, Mitsubishi… Nếu vì ưu ái cho VinFast thì tại sao
những doanh nghiệp còn lại cũng hưởng lợi? Đây là lợi ích ngành, không phải lợi
ích nhóm.
Thứ
hai, khi cấm xe xăng, nảy sinh hàng loạt các vấn đề cần giải quyết để bảo đảm
giao thông xanh thay thế, như: tàu điện, xe buýt điện, các phương tiện di
chuyển cá nhân bằng điện, hệ sinh thái sử dụng cho xe điện (trạm sạc, dịch vụ
pin, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe điện, các điểm đỗ mới), kinh phí hỗ trợ
chuyển đổi phương tiện cho người dân,...
gây áp lực rất lớn lên hạ tầng giao thông, tài chính công và cả người dân
– vốn là trách nhiệm mà chính quyền phải giải quyết. Nếu chỉ có lợi cho VinFast,
thì tại sao lại nhận lấy gánh nặng điều hành một quyết sách đầy rủi ro và gây
tranh luận?
Thứ
ba, chưa có bất kỳ bằng chứng nào được
công bố hoặc điều tra cho thấy lãnh đạo thành phố Hà Nội có quan hệ lợi ích cá
nhân với VinGroup. Việc lan truyền thông tin theo kiểu “thuyết âm mưu”
như vậy chỉ làm xói mòn niềm tin xã hội, gây chia rẽ và làm mất uy tín của bộ
máy nhà nước.
Thứ
tư, chính VinGroup cũng đang đầu tư sản xuất xe điện ở nhiều nước khác (như Mỹ,
Indonesia), nơi mà chính phủ các nước này không hề chịu ảnh hưởng bởi doanh nghiệp Việt Nam, nhưng vẫn có
chính sách khuyến khích xe điện. Điều đó cho thấy VinFast phát triển nhờ đón đúng xu thế, chứ không nhờ “mua chuộc chính
quyền”.
Việc
hạn chế xe xăng là xu thế tất yếu toàn cầu, được hoạch định trong các văn bản
quy hoạch quốc gia, có sự chuẩn bị về mặt pháp lý và hạ tầng. Chúng ta cần nhận
ra rằng: không phải chính quyền làm
theo doanh nghiệp, mà doanh nghiệp thông minh sẽ đi trước đón đầu chính sách
đúng đắn của Nhà nước. Đồng thời, việc ra quyết định cấm xe xăng không
hề mang tính tùy tiện hay bị chi phối, mà được đặt trong một quá trình hoạch định chính sách có cơ sở khoa
học, pháp lý và thực tiễn rõ ràng. Thay vì nghi ngờ, quy chụp và lan
truyền thông tin vô căn cứ, mỗi người dân nên tiếp cận vấn đề bằng tư duy phản biện có trách nhiệm, dựa trên
bằng chứng và hướng đến lợi ích dài hạn của xã hội./.
0 comments:
Post a Comment