Nov 18, 2021

Mạc Văn Trang lại lẩm cẩm

        Tre Việt - Ngày 16/11, trên facebook Tiếng Dân News, Mạc Văn Trang đăng bài: “Về lời bài Quốc ca của Văn Cao”. Ông ta cho rằng: “Gần đây có một số bạn trẻ phê phán Văn Cao viết lời bài Quốc ca “khát máu quá”. Mỗi lần xem bóng đá, hai đội ra sân, nghe Quốc ca Việt Nam “Đường vinh quang xây xác quân thù” thấy ghê sợ, không còn gì là tinh thần thể thao cao thượng nữa… Vì vậy nên thay câu ấy trong bài Quốc ca hiện nay”.

 Xin hỏi, khi đưa ra ý kiến trên, Mạc Văn Trang - Ông căn cứ vào đâu? Lấy số liệu ở đâu? có khảo sát, điều tra xã hội học, thống kê gì không? Nếu không chỉ là sự suy đoán kiểu quy chụp tam toạng: “nhắm mắt nói mò”, “ếch ngồi đáy giếng”. Và khi không có căn cứ xác đáng mà cứ “phán bừa” thì Mạc Văn Trang đích thị là kẻ “lẩm cẩm”.   

Về lời của bài Tiến quân ca, khi tham gia Việt Minh, để khơi dậy lòng căm thù trước cảnh đàn áp của chủ nghĩa thực dân, phát xít trên đất nước mình, thúc dục, cổ vũ tinh thần cho đội quân cách mạng đứng lên đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, nhạc sĩ Văn Cao đã viết ca khúc “Tiến quân ca” vào năm 1944 và được in trên báo Độc Lập.

Ngày 16/8/1945, trong Đại hội Quốc dân đồng bào họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), chuẩn bị cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền; khi lựa chọn giữa 3 ca khúc: Tiến quân ca, Chiến sĩ Việt Minh (sau đổi thành Chiến sĩ Việt Nam) của nhạc sĩ Văn Cao và ca khúc Diệt phát xít của Nguyễn Đình Thi, thay mặt quốc dân đồng bào, Bác Hồ đã chọn Tiến quân ca là Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, bởi vì ca khúc thể hiện được ý chí, khát vọng của dân tộc, lại ngắn gọn, dễ thuộc lời, đầy đủ về ý nghĩa, giai điệu lại hùng tráng. Từ khi được đích thân Bác Hồ chọn và được Đại hội Quốc dân đồng bào thông qua cho đến năm 1955, Quốc ca giữ nguyên lời của bài Tiến quân ca. Sau năm 1955, Quốc hội mời nhạc sĩ Văn Cao tham gia sửa chữa một số chỗ về phần lời và trở thành bài Quốc ca như hiện nay.

Với những ca từ vô cùng chân thành và mộc mạc, nhưng thể hiện được khí thế của những chiến sĩ lúc bấy giờ đã giúp cho bài hát này là niềm tự hào và có được sức sống vững bền trong lòng của mỗi người dân Việt Nam. “Đường vinh quang xây xác quân thù” - những lời ca hào hùng đó luôn luôn nhắc nhở chúng ta về những hy sinh xương máu của cha ông và thôi thúc dân tộc ta phải cảnh giác với giặc ngoại xâm, đó là bài học cảnh giác cách mạng. Khi tiếng hát Tiến quân ca cất lên từ trái tim mỗi người Việt Nam cũng là lúc niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước trào dâng mạnh mẽ. Và như vậy, mỗi lần hát Quốc ca là một lần người Việt Nam tự bồi đắp tinh thần yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc để nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước. Điều này thật sự cần thiết đối với mỗi công dân Việt Nam, để từ đó, nâng cao ý thức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân qua từng việc làm cụ thể, ở từng vị trí công việc cụ thể.

Mới đây, Website cracked.com - Trang tin của Mỹ chuyên thực hiện những thống kê thú vị về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật, xã hội,… trên thế giới, với hàng triệu lượt độc giả mỗi ngày, đưa tin, sau khi lấy ý kiến của người đọc, cùng với các tác phẩm: La Marseillaire (Pháp), Independence march (Thổ Nhĩ Kỳ), Himnusz (Hungary), Il canto degli Italiani (Ý) và Qasaman (Algeria), Quốc ca Việt Nam - bài “Tiến quân ca” của nhạc sĩ Văn Cao, được xếp thứ Nhất trong số các bài quốc ca hào hùng nhất thế giới.

Quốc ca mãi mãi là linh hồn của dân tộc; bây giờ chúng ta có độc lập tự do, ta lại đi thay lời Quốc ca, tức là phủ nhận tất cả những giá trị của dân tộc, bỏ cái cũ để theo cái mới. Đối với nhiều người Việt Nam thì Quốc ca đã đi vào lịch sử, đi vào lòng dân và là hồn của đất nước, mà đã là lịch sử thì không thể sửa hoặc thay đổi. Thế thì tại sao chúng ta lại phải thay đổi? Vì thế, những ý kiến của Mạc Văn Trang là lẩm cẩm, lạc lõng./.