Jul 24, 2019

Phát ngôn hồ đồ

Ngày 17-7-2019, đài Á châu tự do tiến hành phỏng vấn A Ga và Dương Xuân Lương sau khi cả hai tham dự chương trình Nạn nhân bị đàn áđến hội nghị thăng tiến tự do Tôn giáo toàn cầu tại Bộ Ngoại giao MỹTại buổi phỏng vấn, Dương Xuân Lương đã phát biểu rằng “Việt Nam không có tự do tôn giáo”.
Thưa ông Dương Xuân Lương, ông lấy thông tin ở đâu, cơ sở nào mà lại phát ngôn thiếu tính xây dựng như vậy, chứ tôi chưa nói đến sự hồ đồ trong câu phát ngôn đó. Có lẽ do ông sống lưu vong, nhờ sự bố thí của kẻ khácđược nuôi dưỡng, chở che, rắp tâm làm theo sự giật dây của những thế lực thiếu thiện chí với Việt Nam mà quên đi tổ tiên của mình là người Việt Nam, sinh ra trên đất Việt Nam và bổn phận của người con Việt Nam đối với dân tộc. Ông chưa hiểu hay cố tình không hiểu để có những lời phát ngôn trái với tình hình tôn giáo ở Việt Nam, tiếp tay cho các thế lực thù địch kích động, chia rẽ, chống phá dân tộc mà ông đã sinh ra. Bởi vậy, ông nên tu tâm, tích đức, “uốn ba tấc lưỡi”, tìm hiểu cho kỹ tình hình chứ đừng phát ngôn theo kiểu “làm bừa” như vậy.   
Chúng ta đều biết, Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã ban hành chính sách đối với tôn giáo. Ngay phiên hp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết. Từ đó đến nay, các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo luôn có sự kế thừa và phát triển. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn được quy định trong Hiến pháp và được bảo đảm trên thực tế. Điều 24 (Chương II) của Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Ngoài ra, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn được quy định cụ thể trong Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (có hiệu lực từ 01-01-2018).
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng. Mọi công dân đều có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào; được thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt phục vụ lễ nghi tôn giáo, được học tập giáo lý, đạo đức tôn giáo, đều bình đẳng trước pháp luậtNhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,nghiêm cấm sự phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; bảo hộ cơ sở vật chất, tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo. Hiện nay, Việt Nam có 42tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo đã được Chính phủ cấp đăng ký hoặc công nhận về tổ chứccó 10 trường Đại học Tôn giáo; 03 Học viện Phật giáo06 Đại Chủng viện Thiên chúa giáo; 01 Viện Thánh kinh thần học của Tổng Liên hội Hội Thánh Tin Lành Việt Nam; 40 trường đào tạo các giáo chức tôn giáo ở các cấp độ khác nhau, các ấn phẩm tôn giáo được xuất bản theo yêu cầu của các tôn giáo; có trên 20 triệu người tham gia vào các sinh hoạt tôn giáohơn 62.000 chức sắc, nhà tu hành và hàng vài chục nghìncơ sở thờ tự tôn giáo. Hoạt động tôn giáo diễn ra trên khắp cả nước theo nguyện vọng của mỗi người; đồng bào theo đạo hay không theo đạo đoàn kết, sống tốt đời đẹp đạo, không có sự phân biệt đối xử. 
Vậy nên, trước khi nói phải tìm hiểu cho kỹ, nắm cho chắc đừng có phát ngôn hồ đồ./.

VIỆT NAM VẪN SẼ KIÊN QUYẾT, KIÊN TRÌ ĐẤU TRANH THEO CÁCH PHÙ HỢP



Tre Việt - Lợi dụng sự việc nhóm tàu khảo sát Hải dương 8 của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính, những ngày qua, trên các trang mạng xã hội của các tổ chức khủng bố, phản động lưu vong đã liên tục lu loa, lên tiếng đả kích, xuyên tạc đường lối đối ngoại, đấu tranh ngoại giao của Đảng, Nhà nước ta cũng như hành động của các lực lượng chức năng trên thực địa, nhằm xúi giục, kích động tụ tập phản đối gây mất ổn định[A1]  an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Còn trên một số kênh Việt ngữ ở nước ngoài đã đăng tải nhiều bài viết, bình luận xung quanh vấn đề này, đưa ra những nhận định, thông tin nhiều chiều, nhằm kích động, chia rẽ, gây phức tạp, căng thẳng giữa các bên.
Quan điểm nhất quán của Việt Nam là giải quyết các vấn đề xảy ra trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, giữ vững sự ổn định, phù hợp với luật pháp quốc tế. Điều đó được thể hiện thông qua việc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối hành động vi phạm này và cho biết phía Việt Nam đã, đang thực hiện nhiều biện pháp tiếp xúc với Trung Quốc ở các kênh khác nhau để phản đối, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Cùng với đó, các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam vẫn đang kiên trì triển khai nhiều biện pháp đấu tranh nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam tại khu vực này. Đồng thời, khẳng định Việt Nam vẫn sẽ kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng nhiều hình thức, cấp độ khác nhau để bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên các vùng biển, thềm lục địa của Việt Nam phù hợp Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982.
“Chính nghĩa sẽ thắng phi nghĩa”, “chân lý luôn thuộc về lẽ phải”, vì thế, mỗi công dân Việt Nam chân chính dù ở trong nước hay ngoài nước hãy luôn bình tĩnh, tin tưởng vào đường lối, chủ trương đấu tranh của Đảng, Nhà nước ta; hãy thể hiện lòng yêu nước theo đúng cách, hết sức cảnh giác, tỉnh táo để không rơi vào ma trận nhiễu loạn thông tin của các thế lực thù địch, phản động, không có những hành động ảnh hưởng đến lợi ích, an ninh quốc gia cũng như cuộc sống bình yên, sự ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên các địa bàn./.

 [A1]

Muốn làm người tốt thì hãy học Bác



Tre Việt - Từ hoạt động đáng nể của một số người dân vùng sông nước, Trân Văn đăng bài trên VOA cho rằng, đảng viên Việt Nam nên học theo mấy ông xây cầu, không cần học theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Trước hết, cần khẳng định, Hồ Chí Minh là vĩ nhân, nhiều tài năng, đức độ; có chuẩn mực phong cách, tác phong công tác trên hầu hết các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa,… đáng để thế giới kính nể và nhân dân Việt Nam học tập, noi theo. Suốt cuộc đời làm việc và cống hiến cho dân tộc không chút riêng tư, Bác để lại cho hậu thế hệ tư tưởng về các vấn đề: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; bảo vệ Tổ quốc; đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng văn hóa và con người; phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, v.v. Hệ thống đạo đức cách mạng về: yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình; chuyên cần, tiết kiệm, thanh liêm, chính trực, làm việc chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng. Đặc biệt, cá nhân Bác là tấm gương sáng trong hành động: suốt đời vì dân, vì nước; ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt được mục đích; hết lòng thương yêu, quý trọng, phục vụ nhân dân; đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và hết sức khiêm tốn, v.v. Học tập phong cách của Bác là: phong cách tư duy khoa học; phong cách làm việc; phong cách diễn đạt và phong cách ứng xử, v.v. Ở Bác hội tụ tất cả những đức tính tốt đẹp của các thế hệ người Việt Nam trên mọi miền đất nước và theo chiều dài lịch sử. Do đó, khi nhìn vào Bác, mỗi người Việt Nam cả hiện tại và tương lai đều thấy cho mình những con đường rèn luyện về đạo đức, phong cách. Đó là những con đường nhanh nhất để rèn luyện cá nhân trở thành người hữu ích cho gia đình, xã hội. Đạo đức, phong cách của Bác luôn tỏa sáng ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Tất cả những ai đã từng tiếp xúc với Bác đều thừa nhận điều đó và phấn đấu học tập noi theo. Ngay sau khi Bác mất, Đảng ta đã khẳng định “suốt đời học tập đạo đức, tác phong của Người…”. Những năm sau đó, khẩu hiệu “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã được toàn Đảng, toàn dân nêu cao thực hiện.
Với tinh thần đó, đạo đức, phong cách của Bác đã lan tỏa, thấm nhuần trong nhân dân, tạo nên hàng ngàn gương người tốt, việc tốt ở nhiều lĩnh vực trên khắp dải đất Việt Nam. Để việc học tập theo Bác trở thành phong trào sâu rộng, Bộ Chính trị khóa IX tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Bộ Chính trị khóa XII tiếp tục ban hành Chỉ thị vè Đẩy mạnh họ tập, làm theo tư tưởng, dạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Những tấm gương điển hình, như: ông hai Chà, năm Lập, sáu Mãnh, chín Hùm,… đã tình nguyện cùng nhau xây dựng nhiều cây cầu ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ phục vụ nhân dân là kết quả của việc học tập, làm thao Bác. Những người dân này tuy chỉ học được một phần phong cách của Bác nhưng đã rất thành công, được tôn vinh như những tấm gương sáng về tinh thần tích đức, tạo phúc cho cộng đồng.
Học theo mấy ông xây cầu cũng không sai, nhưng đó là những cái đơn lẻ, từng mặt. Còn chúng ta học Bác là học cái tổng quát, học cái gốc của vấn đề và phù hợp với mọi hoàn cảnh sống của con người. Cho nên, học điều tốt chính là đang học Bác./.

Jul 22, 2019

Cảnh giác với tổ chức VOICE (Sáng kiến Thể hiện Lương Tâm Người Việt Hải ngoại)


Tre Việt - Ngày 10-7-2019, VOAtiengviet có bài “VOICE: Chúng tôi đào tạo xã hội dân sự, nhưng bị dán nhãn “chống phá””. Nội dung bài viết cổ vũ cho hoạt động tổ chức VOICE (Sáng kiến Thể hiện Lương Tâm Người Việt Hải ngoại) về đào tạo, vận động, xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam và hỗ trợ cho người tị nạn; đồng thời, chỉ trích Chính phủ Việt Nam gây khó dễ cho hoạt động của tổ chức này. Thực ra không oan chút nào khi tổ chức này bị cho là “chống phá”. Bởi, trên thực tế tại Việt Nam hiện nay đang có rất nhiều tổ chức xã hội dân sự (khoảng 18 tổ chức công đoàn ngành, 400 hội và hàng nghìn hiệp hội, câu lạc bộ hoạt động trong mọi lĩnh vực xã hội) được hình thành và hoạt động mạnh mẽ trong khuôn khổ pháp lý, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân đối với xã hội và Nhà nước, tổ chức phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách và giám sát hoạt động của đội ngũ công chức , góp phần phát huy các nguồn lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
Còn đối với VOICE, là một tổ chức phi chính phủ do Trịnh Hội và Hoàng Tứ Duy - là thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân điều hành, lợi dụng danh nghĩa tổ chức xã hội dân sự, mở các lớp đào tạo ngắn hạn, huấn luyện “kỹ năng mềm”, “đấu tranh bất bạo động”, “bất tuân dân sự”, … cho những người có tư tưởng chống đối ở Việt Nam, đồng thời tài trợ cho các hội nhóm chống đối trong nước. Bởi vậy, hoạt động của nó không mang tính chất đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam mà ngược lại, nó cổ vũ cho phong trào bất tuân dân sự, hòng tạo ra tâm lý phản kháng, kích động quần chúng nhân dân chống lại chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, lấy cảm hứng từ các biến động chính trị ở Trung Đông, Bắc Phi từ năm 2011, để kích động cái gọi là cuộc “Cách mạng hoa Sen” tại Việt Nam. Hệ quả của những biến động chính trị ở Trung Đông, Bắc Phi thì ai cũng biết, đến nay, các nước này vẫn chìm trong chiến tranh và bất ổn, không nhẽ những người của VOICE lại không biết điều đó. Xin thưa rằng, họ biết rõ điều đó, nhưng vì lợi ích cá nhân và mưu đồ đen tối  nhằm chống Đảng, chế độ ta mà họ bất chấp lợi ích của quốc gia, dân tộc, lợi ích của hàng triệu người dân Việt Nam đang được sống trong hòa bình, họ mong muốn có “bất ổn” an ninh, chính trị ở Việt Nam để “thừa nước đục thả câu”. Vì vậy, chúng ta cần nhìn nhận rõ vấn đề này, không để lòng yêu nước bị lợi dụng khi nghe theo thông tin của những kẻ “miệng nam mô bụng bồ dao găm” đó./.

Jul 20, 2019

Không thể thiếu Chủ nghĩa Mác - lênin khi dạy về đạo đức



Tre Việt - Vừa qua, trên Việt Nam thời báo có bài “Giáo dục đạo đức, xin hãy dừng chủ nghĩa Mác - Lê” của Trúc Mai. Trên cơ sở dẫn chứng một loạt những tệ nạn xã hội hiện nay, như: bạo lực học đường, những đối xử bất nhân giữa cha, mẹ, vợ, chồng, anh, em với nhau; tranh chấp kinh tế,… trong xã hội; tác giả cho rằng, nguyên nhân là do giảng dạy về chủ nghĩa Mác - Lênin trong nhà trường, nhất là trong môn giáo dục công dân; để giáo dục về đạo đức đạt hiệu quả thì ngành Giáo dục cần phải từ bỏ hoàn toàn chủ nghĩa Mác - Lênin (!).
Mỗi dân tộc, chế độ và thời kỳ lịch sử đều có những quan niệm, chuẩn mực đạo đức riêng. Tuy nhiên, để xây dựng, phát triển đạo đức, văn hóa xã hội thì cần hiểu rõ về nguồn gốc của nó. Theo đó, những nhà triết học (trước Mác) không thấy được tính quy định của nhân tố kinh tế đối với sự vận động của đạo đức xã hội. Với sự nhìn nhận tách rời cơ sở kinh tế - xã hội và phạm trù đạo đức, họ đều rơi vào quan niệm duy tâm khi tìm nguồn gốc, bản chất của đạo đức hoặc ở ngay chính trong bản tính của con người, hoặc ở một bản thể siêu nhiên bên ngoài con người, bên ngoài xã hội.
Khác với tất cả các quan niệm trên, chủ nghĩa Mác - Lênin đã quan niệm đạo đức nảy sinh do nhu cầu của đời sống xã hội, là kết quả của sự phát triển lịch sử. Với tư cách là sự phản ánh tồn tại xã hội, đạo đức là sản phẩm của những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, của cơ sở kinh tế. Những phong tục đạo đức hoặc sự phát triển từ phong tục đạo đức của người nguyên thủy đến ý thức đạo đức của xã hội văn minh là kết quả của sự phát triển từ thấp đến cao của hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.
Như vậy, những tệ nạn mà Trúc Mai dẫn chứng là những mặt trái sinh ra trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, có nhiều thành phần kinh tế, theo đó, nảy sinh nhiều vấn đề về xã hội; trong đó có vấn đề đạo đức. Muốn khắc phục những hạn chế về đạo đức như Trúc Mai nêu, vấn đề căn cơ là phải phát triển kinh tế đất nước, làm cho quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ngày càng phải trở thành chủ đạo trong đời sống xã hội. Học đạo đức Mác - Lênin để giúp mọi công dân hiểu rõ bản chất, nguồn gốc của đạo đức. Học sinh (chủ nhân tương lai của đất nước) càng cần phải hiểu rõ để có biện pháp, hành động xây dựng đất nước phát triển, con người Việt Nam văn minh.

Hãy cảnh giác với Pháp luân công



Tre Việt - Thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện một số vidio clip “ca ngợi” Pháp luân công (Pháp luân đại pháp). Sự thực có như họ nói? Câu trả lời là không. Xin có vài nét về Pháp luân công để mọi người hãy cảnh giác với nó.
Pháp luân công do Lý Hồng Chí, người Trung Quốc sáng lập năm 1992. Qua nghiên cứu, người ta đã chỉ ra những vấn đề phản khoa học và hệ lụy của Pháp luân công. Đó không phải là một tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo mà là tà giáo, vì: (1). Sùng bái giáo chủ (Lý Hồng Chí); (2). Kiểm soát tinh thần người tụ tập; (3). Truyền bá tà thuyết mê tín dị đoan; (4). Cưỡng thu tiền của người tụ tập; (5). Lập hội bí mật; (6). Đe dọa cộng đồng.
Pháp luân công không có giáo lý, giáo luật hoàn chỉnh mà vay mượn cắt xén của các tôn giáo khác để hình thành cái gọi là “giáo lý” của mình. Một số chức sắc Phật giáo qua nghiên cứu về những “lý giải”, “luận thuyết” trong sách “Chuyển pháp luân” của Pháp luân công cho rằng, Lý Hồng Chí đã đánh cắp từ ngữ, khái niệm của giáo lý Phật giáo để viết sách nói trên. Ông ta tự nhận là “Phật chủ”, gắn lợi ích việc luyện tập khí công với luận điệu mê tín, như: luyện khí công sẽ được “Phật chủ” tịnh hóa, phù hộ, bảo vệ. Đồng thời, lợi dụng việc luyện tập khí công, dưỡng sinh tốt cho tâm tính để đề cao đạo đức, lôi kéo người luyện tập, sau đó xuyên tạc, bài xích các tôn giáo đề cao mình là người cứu vớt nhân loại. Lợi dụng các bài tập khí công truyền thống vốn có lợi cho sức khỏe, Pháp luân công đã biến nó thành của mình, khuếch đại tác dụng của việc luyện tập Pháp luân công, cho rằng những người luyện tập Pháp luân công có thể tự chữa được bách bệnh (kể cả bệnh hiểm nghèo) mà không cần phải dùng thuốc, chữa trị tại bệnh viện.
Pháp luân công còn cổ vũ “từ bỏ tình thân” chuyên tâm theo học “Pháp luân đại pháp” để được thăng cấp, cuối cùng sẽ tu thành “Phật, Đạo, Thần”. Nhiều người luyện tập đến mức mê muội, bị ảo giác, thậm chí có hành vi phạm tội, như vụ án Phạm thị Thiên Hà cầm đầu nhóm tu luyện theo Pháp luân công đã thực hiện hành vi giết người cho vào thùng đổ bê tông để phi tang ở Bình Dương vào tháng 5/2019. Một số đối tượng theo Pháp luân công đã có những hành vi chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta đã được các cấp có thẩm quyền xét xử theo quy định của pháp luật.
Do vậy, pháp luân công không chỉ bị cấm hoạt động ở quê hương của nó mà một số nước, như: Nga, Cadắsxtan, Myanma, Inđônêxia… đã lo ngại về an ninh chính trị, trật tự, an toàn  xã hội nên cũng đã cấm Pháp luân công hoạt động. Vì vậy, mong mọi người hãy cảnh giác với Pháp luân công./.


Jul 19, 2019

Im lặng không có nghĩa không hành động



Tre Việt - Trên các trang “lề trái” và mạng xã hội đang “nóng” tình hình trên Biển Đông. Họ phê phán sự im lặng của Việt Nam: “…không lên tiếng “quan ngại” như mọi lần”, làm cho “chức năng định hướng thông tin của báo chí lề phải bị “tê liệt”.
Cần thấy rằng, quan điểm nhất quán của Việt Nam trong giải quyết vấn đề bất đồng trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế, phải căn cứ vào Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vào Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) tiến tới COC. Quá trình giải quyết vấn đề bất đồng phải ưu tiên cho hòa bình, ổn định trên Biển Đông và trên đất liền để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và đời sống của người dân. Vì vậy, nếu có “kiểm soát thông tin” là để thực hiện mục tiêu đó. Nhưng “kiểm soát thông tin” (như họ nói) là một chuyện, trên thực địa lại là một chuyện khác, nên không đánh đồng hai chuyện này với nhau được, để cho rằng, Việt Nam không hành động gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình.
Đúng vậy, ngày 16/7, người phát ngôn Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói: “Trong thời gian qua, Việt Nam đã triển khai đồng bộ các biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề, đấu tranh yêu cầu tôn trọng vùng biển Việt Nam, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên vùng biển của mình, không có hành động làm phức tạp tình hình”. “Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam đã và đang thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam”./.

Jul 15, 2019

Hồi kết cho câu chuyện của các nhà "dân chủ, nhân quyền" ở Việt Nam

Đại sứ Dương Chí Dũng tại Khóa họp
Tre Việt - Vừa qua, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã họp tại Geneva (Thụy Sĩ) thông qua 26 nghị quyết; trong đó, có Nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người do Việt Nam, Philippine và Bangladesh là đồng tác giả. Cũng tại khóa họp này, Hội đồng Nhân quyền đã thông qua kết quả Báo cáo rà soát định kỳ phổ quát của Việt Nam trong chu kỳ III. Đây là hồi kết cho câu chuyện mà những người bấy lâu nay vẫn tự xưng là đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam vẫn lu loa, xuyên tạc trên mạng xã hội và gửi thỉnh cầu vô căn cứ, thiếu cơ sở, không phản ánh đúng thực tế đang diễn ra ở Việt Nam đến một số tổ chức quốc tế nhằm gây sức ép, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Những năm qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam luôn thực thi nhất quán chủ trương, chính sách, pháp luật bảo đảm quyền con người, bảo đảm quyền tự do, dân chủ, tự do tín ngưỡng cho nhân dân. Điều này được thể hiện, Việt Nam đã chấp thuận trên 240 trong tổng số 291 khuyến nghị mà các quốc gia đưa ra, gồm những nội dung quan trọng, toàn diện của công tác bảo đảm quyền con người, đặc biệt là việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, các biện pháp bảo đảm các quyền dân sự, chính trị, cũng như các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội và tăng cường thể chế bảo vệ quyền con người và các vấn đề mới đặt ra v di cư, biến đổi khí hậu, môi trường và phát triển bền vững. Chính vì thế, những cố gắng, nỗ lực của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng lên. Điều đó đã được khẳng định khi gần đây, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2020 - 2021 với số phiếu nhất trí gần như tối đa (192/193 nước) và sau nhiều vòng đàm phán, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã ký kết Hiệp địnhthương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA).
Trong khi đónhững kẻ tự xưng là đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền đều có tư tưởng bất mãn, tiêu cực với chế độ, cố tình vi phạm pháp luật, nên mỗi khi có các sự kiện, sự việc diễn ra trong nước lấy danh nghĩa là đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền, xuyên tạc, kích động gây rối, chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng thời, gửi thỉnh cầu, kêu gọi đến một số tổ chức quốc tế có thâm thù với Việt Nam để gây sức ép, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Với những kết quả trên thì những việc làm của họ chỉ tốn công, vô ích mà thôi./.

Jul 7, 2019

Võ đoán



Tre Việt - Ngày 06-7, trên trang Dân làm báo đăng bài viết của Mẹ Nấm: “Thấy gì qua phát ngôn của Trưởng ban Tuyên giáo Đảng Cộng sản Việt Nam?”. Người ta dẫn ra phát biểu của Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - ông Võ Văn Thưởng trong hội nghị dành cho các báo cáo viên các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức. Thế rồi, họ vội vàng quy kết rằng: “Luật An ninh mạng chính là công cụ mà Đảng Cộng sản Việt Nam sử dụng để trấn áp những tiếng nói phản kháng, những người bóc trần sự gian dối, sai trái, bất công trong xã hội”(!). Đây là sự vu khống. Luật An ninh mạng quy định các hành vi nghiêm cấm không có điều khoản nào quy định “để trấn áp những tiếng nói phản kháng, những người bóc trần sự gian dối, sai trái, bất công trong xã hội” như họ võ đoán. Luật quy định 6 hành vi cấm tại Điều 8 gồm:
1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:
a) Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này (Hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã);
b) Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;
đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng;
e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
2. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
3. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.
4. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
5. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.
6. Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.

Jul 6, 2019

Chỉ là “bụng ta suy ra bụng người”

ông Trần Vũ Hải
Tre Việt - Mới đây, công an tỉnh Khánh Hòa ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Trần Vũ Hải (hành nghề luật sư) và vợ là bà Ngô Tuyết Phương để điều tra về tội trốn thuế. Do vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải liên quan “đến hành vi trốn thuế trong các phi vụ mua bán nhà đất tại Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa”.Ông Hải và vợ có nhận chuyển nhượng nhà đất của người khác, nhưng hai bên thỏa thuận về giá thấp hơn giá thị trường để nộp thuế ít đi so với thực tế. Vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải đã ký vào những giấy tờ mua bán nhà đất tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vào ngày 10/8/2016. Việc ký vào các giấy tờ này đã giúp người bán trốn thuế với số tiền là 276 triệu đồng. Như vậy, vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải đã có hành vi giúp sức trốn thuế cho người bán.
Thế mà, trên trang BBC tiếng Việt, ngày 2/7 và ngày 05/7/2019 lại đăng tải bài viết cho rằng, có vụ việc trên là do “động cơ chính trị” của chính quyền. Vì theo họ: “ông Hải tham gia nhiều vụ án, bào chữa và bảo vệ cho nhiều người trong đó có những người bị xét xử về những tội mang màu sắc chính trị. Hoặc có những người dân bị thu hồi đất trái pháp luật với số đông. Hoặc cũng có thể đây là một đòn dằn mặt giới luật sư”(!).
Như vậy, việc ông Hải đã giúp sức cho người khác trốn thuế như đề cập ở trên là rõ ràng. Ông hành nghề luật sư hiểu rõ pháp luật thế mà vẫn thực hiện, như thế là việc làm cố tình chứ không phải vô ý do nhận thức về kiến thức pháp luật chưa đến nơi đến chốn. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì người do biết rõ mà cố tình vi phạm thì phải bị phạt nặng hơn. Giới luật sư quá rõ về vấn đề này, vậy mà một số luật sư lại ra sức kêu gào chính quyền hành xử như thế là “động cơ chính trị”. Đúng là “Suy bụng ta ra bụng người”. Để rồi họ lấy đó làm nguyên cớ kêu gọi giới luật sư hãy đoàn kết để chống lại sự áp đặt của chính quyền; có thể kể đến một số cái tên trong số đó, như: luật sư Lê Quốc Quân luật sư Ngô Anh Tuấn, luật sư Chu Thị Vân… Các luật sư này hãy hành xử đúng những quy định của pháp luật để đúng với danh xưng “luật sư” chứ đừng biến mình thành “lật sư”Cứ theo kiểu suy luận của các vị thì luật sư đứng ngoài vòng pháp luật à? Vì nếu các vị có vi phạm pháp luật, bị “sờ đến” thì các vị đều gán cho “động cơ chính trị” của chính quyền. Thế chẳng phải trò lố sao?
Họ còn lớn tiếng cho rằng, “mọi hoạt động của luật sư cũng không có mục đích gì khác ngoài mục đích mong muốn mọi công dân tuân thủ pháp luật Việt Nam”. Vâng. Các vị nói rất đúng, thế thì hãy tự làm gương chấp hành pháp luật Việt Nam trước khi đi răn dạy người khác chấp hành pháp luật, không thì mang tiếng xấu “chỉ nói mà không làm” các vị ạ./.