Jan 30, 2018

Vô liêm sỉ

Khoảng 70 nghìn cổ động viên tới sân Mỹ Đình để cổ vũ cho U23 Việt Nam
Tre Việt - Chiến thắng của đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam làm cho người hâm mộ ngất ngây, dành cho các tuyển thủ cùng ban huấn luyện tình cảm nồng ấm, trân quý thành tích mà họ mang về cho Tổ quốc. Thế mà, facebook Nhân Tuấn Trương lại cho rằng: “Trận đá banh hạng xoàng, không có khán giả,... Vậy mà đám cuồng tín Việt Nam làm như chiến công anh dũng chinh phục được vũ trụ”(!) Nói trận đá bóng “không có khán giả” là Nhân Tuấn Trương có mắt như mù. Sao lại nói là “không có khán giả”? Đúng là khán giả Việt Nam xem trực tiếp trên sân Thường Châu (Trung Quốc) không nhiều là do nhiều nguyên nhân, nhưng lại có hàng triệu người Việt Nam thu xếp công việc theo dõi, cổ vũ cho các tuyển thủ qua màn hình nhỏ, mỗi khi đội U23 Việt Nam ra sân. Đặc biệt, trận chung kết, rất nhiều trường học, rạp chiếu phim, sân vận động,... đều tổ chức màn hình lớn để nhiều người cùng theo dõi, cổ vũ, động viên các tuyển thủ. Rất rất nhiều người Việt Nam đã sang Trung Quốc để trực tiếp theo dõi, cổ vũ cho Đội tuyển. Vì thế, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam phải mở thêm cửa, làm thêm giờ để đáp ứng nhu cầu của người hâm mộ. Nhiều hãng lữ hành không thể đáp ứng được nhu cầu của người dân, vì quá tải, đã khiến nhiều người phải chọn đường bộ để sang Trung Quốc chứng kiến trận cầu, v.v. Không biết, mắt mũi của Nhân Tuấn Trương để đâu?
          Thành tích của Đội tuyển là không thể phủ nhận, được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động là hoàn toàn xứng đáng. Nhưng Nhân Tuấn Trương do không cùng nhận thức và trình độ nên đã đánh tráo khái niệm, không biết hay cố tình không biết trong tiếng Việt có những từ cùng âm, khác nghĩa, khi cho rằng, “Huân chương Lao động” là “lợi dụng “lao động” để phục vụ mưu đồ chính trị. Lãnh đạo Việt Nam mới đây nhìn nhận “lao động Việt Nam trình độ kém”. Vậy thì giá trị gì cái Huân chương Lao động tặng cho đội U23”? Xin thưa, Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26-11- 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14-6-2005, Điều 42 quy định: “1. “Huân chương Lao động” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể có thành tích xuất sắc trong lao động, sáng tạo, xây dựng Tổ quốc”. Vậy cớ sao Nhân Tuấn Trương đánh tráo khái niệm để nói xằng bậy. Đó chỉ có thể là kẻ vô liêm sỉ mà thôi./.

Jan 29, 2018

Hàm Hồ

Tre Việt - Đồng quan điểm với bài “Trơ trẽn và lố bịch”, của Tre Việt ngày 27-01-2018, qua địa chỉ: langtreviet@gmail.com bạn Phố Đông gửi tới Tre Việt bài: “Hàm Hồ”. Tre Việt xin cảm ơn bạn Phố Đông và trân trọng giới thiệu với quý độc giả bài viết này.
                                                                                      
HÀM HỒ

Dù hôm nay đội tuyển bóng đá U23 Uzbekistan là người chiến thắng thì đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam, vẫn cứ thật hãnh diện, tự hào! Họ là những người hùng đã viết nên trang sử mới cho bóng đá Việt Nam, bởi chiến thắng lịch sử của nó.
Thắng, thua trong trận chung kết U23 Châu Á ngày 27-01-2018 không còn quan trọng nữa, các chàng trai U23 Việt Nam đã là những người hùng, là những nhà vô địch đối với người hâm mộ rồi! Các tuyển thủ U23 Việt Nam là những người hùng của bóng đá Việt Nam không chỉ kiên cường trong bóng đá, mà còn khơi dậy lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường vươn lên của người Việt Nam. Tình yêu thể thao giúp người dân gắn kết lại với nhau hơn. Khi Đội tuyển U23 Việt Nam chiến thắng, mọi người mừng vui đó là điều tự nhiên, là xúc động lên tới tột đỉnh. Hình ảnh hàng vạn người cùng cờ đỏ sao vàng mừng vui đón chào Đội tuyển trở về suốt chiều dài 30 km từ sân bay Nội Bài về đến trung tâm thành phố Hà Nội đã nói lên tất cả! Người dân cả nước hân hoan chào đón niềm vui bất tận mà các cầu thủ mang đến. Thật cảm động, cảm xúc trào dâng khi đi ra ngoài đường, dù không quen biết nhau nhưng cũng có thể ôm nhau, nắm tay nhau và cùng hát vang “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”!

Không riêng người dân Việt Nam mà người dân của các nước thuộc khu vực Đông Nam Á cũng bày tỏ sự vui vừng, phấn khởi và cổ vũ hết mình cho đội tuyển U23 Việt Nam. Bởi, chiến thắng của chúng ta cũng là niềm hãnh diện, tự hào cho cả khu vực! Các tờ báo thể thao hàng đầu thế giới cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ trước kỳ tích của các chàng trai mang cờ đỏ sao vàng trên áo đấu, v.v.
          Cảm ơn U23 Việt Nam, cảm ơn “người ngoại quốc” huấn luyện viên Park Hang Seo! Nhưng chúng ta cũng đừng quên tự vấn bản thân, mình đã làm gì cho tình yêu ấy, sau những hò reo, hô hào cuồng say cùng trái bóng? Và đừng quên lời hứa, dù thắng hay thua thì chúng ta vẫn luôn sát cánh cùng sắc đỏ! Một khi tất cả đều đồng lòng, Việt Nam chúng ta không chỉ rực rỡ về bóng đá!

          Thế nhưng, thật đáng buồn, một số người lại lên tiếng chỉ trích cách ăn mừng của người dân chúng ta không văn minh; đặc biệt, họ còn dùng những lời lẽ lợi dụng U23 để lái sang một số sự kiện mang tính chất chính trị khác. Chuyện U23 Việt Nam giành được thắng lợi là niềm vui chung của cả dân tộc của cả đất nước. Điều đó làm cho người Việt Nam đến với nhau gần gũi, thân thiết, thể hiện tình đoàn kết một cách tự nhiên từ đáy lòng mỗi người, chứ không hề có sự tác động nào từ bên ngoài. Thế nên, ý kiến cho rằng, lợi dụng cách ăn mừng chiến thắng của đội tuyển bóng đá U23 của người dân đã bị “lái” sang vấn đề chính trị là một sự ăn nói hàm hồ./.

Jan 27, 2018

Trơ trẽn và lố bịch


Tre Việt - Những ngày này, cả dân tộc Việt Nam đang hân hoan khi đội tuyển U23 của chúng ta đã thi đấu quả cảm, hết mình vì mầu cờ, sắc áo để có mặt ở trận chung kết Giải vô địch bóng đá U23 châu Á một cách đầy thuyết phục. Chiến thắng đó đã làm nức lòng không chỉ những người hâm mộ bóng đá mà còn khiến tinh thần đoàn kết dân tộc, lòng yêu nước và tự tôn, tự hào dân tộc trỗi dậy mạnh mẽ trong mỗi người dân Việt Nam. Không riêng người dân Việt Nam mà người dân của các nước thuộc khu vực Đông Nam Á cũng bày tỏ sự vui vừng, phấn khởi và cổ vũ hết mình cho đội tuyển Việt Nam. Bởi, chiến thắng của chúng ta cũng là niềm hãnh diện, tự hào cho cả khu vực! Các tờ báo thể thao hàng đầu thế giới cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ trước kỳ tích của các chàng trai mang cờ đỏ sao vàng trên áo đấu, v.v.
Niềm vui đó, tinh thần đó đã khiến những kẻ đội lốt “dân chủ” đứng ngồi không yên. Chúng tìm mọi cách để xuyên tạc, lèo lái với giọng điệu lạc lõng và lố bịch hòng hướng dư luận theo ý của chúng.
Trang Dân luận đăng bài viết: “Bóng đá là “van xả” bức xúc ở xã hội Việt Nam”. Chúng cho rằng, vì bị o ép, chịu quá nhiều bức xúc nên người dân phải dựa vào bóng đá để “xả”(!)
Thật nực cười cho cái suy luận kiểu “cắn càn” của đám rận! Bức xúc ở xã hội mà khắp các con đường, ngã phố lại rợp một màu cờ đỏ sao vàng - lá cờ Tổ quốc thiêng liêng? Bức xúc mà mọi người, dù không quen biết cũng có thể ôm nhau, nắm tay nhau và cùng hát vang “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”?! Thật ra là chỉ có đám rận chủ thấy bức xúc trong người vì phải chứng kiến tinh thần đoàn kết, tự tôn dân tộc của nhân dân mà thôi.
 Tổ chức khủng bố Việt Tân thì thông qua bài viết: “Bao giờ thì chúng ta không chỉ xuống đường vì bóng đá” để tranh thủ để kêu gọi mọi người “xuống đường vì dân chủ, nhân quyền”!
            Đây là chiêu trò chính trị hóa các hoạt động mà chúng thường dùng để xuyên tạc, phá hoại đất nước. Nhưng đáng thương cho chúng. Trong không khí mà người dân Việt Nam đang quá đỗi tự hào về tinh thần quả cảm và kiên cường của dân tộc thì những luận điệu chia rẽ, xuyên tạc của Việt Tân đã trở nên lạc lõng và ngay lập tức nhận được “gạch đá” từ cộng đồng mạng. Việt Tân luôn hô hào “dân chủ, nhân quyền” nhưng chúng đã xúc phạm đến lòng tự hào, tự tôn dân tộc và cảm xúc thiêng liêng của mỗi người dân yêu nước chân chính.

Những hành động của đám rận chủ không những không thể lừa gạt được nhân dân mà còn tự phơi bày bộ mặt trơ trẽn, lố bịch và dã tâm phá hoại đất nước của chúng./.

Jan 25, 2018

Vẫn luận điệu cũ rích


Tre Việt - Qua địa chỉ langtreviet@gmail.com, bạn Trung Trực gửi đến Tre Việt bài viết : « Vẫn luận điệu cũ rích » bày tỏ sự đồng tình với bài: «Một sự xuyên tạc tình hình tự do, dân chủ ở Việt Nam » của Tre Việt ngày 24-01. Xin cảm ơn bạn Trung Trực và giới thiệu bài viết cùng bạn đọc.

VẪN LUẬN ĐIỆU CŨ RÍCH
                             Trung Trực

Ngày 16-01-2018 “Ngôi nhà tự do” (Freedom House) - một tổ chức phi chính phủ có trụ sở chính tại thành phố New YorkHoa Kỳ công bố bản Phúc trình thường niên năm 2018 về tự do đối với 195 nước. Với việc tự cho mình cái quyền được “xếp hạng” về tự do đối với tất cả các nước trên toàn thế giới, hầu như năm nào tổ chức này cũng đưa ra những thông tin sai lệch, xuyên tạc về tình hình tự do của nhiều nước. Chẳng có gì là lạ khi họ áp đặt sự đánh giá về tự do ở Việt Nam với nhiều nội dung sai lệch, thậm trí trái ngược với tình hình thực tiễn nước ta. Vẫn luận điệu cũ rích được diễn đi từ rất lâu và được lăp lại trong bản Phúc trình lần này là: năm 2017, các cơ quan chức năng của Việt Nam “kiểm duyệt chặt chẽ báo chí và mạng internet” nên thiếu tự do trong lĩnh vực này. Có lẽ vì ác mộng bị bại trận trong quá khứ đã ăn sâu, bám rễ vào tiềm thức, làm mờ nhãn quan và di truyền cho các thế hệ người trong tổ chức này nên họ không thể nhận thấy sự phát triển tiến bộ xã hội về mọi mặt cũng như tình hình thực tiễn vấn đề này ở Việt Nam.
Xin thưa rằng, tính đến giữa năm 2017, Việt Nam có 982 cơ quan báo, tạp chí in, 150 cơ quan báo điện tử đã được cấp phép hoạt động; 182 kênh phát thanh, truyền hình quảng bá, 54 kênh truyền hình nước ngoài được cấp phép biên tập trên hệ thống truyền hình trả tiền và có trên 17.297 người được cấp Thẻ Nhà báo, họ được tự do hoạt động nghề nghiệp theo quy định của Luật Báo chí. Nhà báo được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình Thẻ Nhà báo. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật; được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật, v.v. Theo thống kê của We Are Social - một công ty chuyên thực hiện thống kê, đánh giá về thông tin kỹ thuật số, di động và các lĩnh vực liện quan - có trụ sở ở Anh quốc, tính tới tháng 01- 2017, Việt Nam có 50,05 triệu người (chiếm 53% dân số) dùng internet; thống kế của trang tin The Next Web, tính đến tháng 7- 2017, Việt Nam có 64 triệu người sử dung Facebooks, chiếm 3% trong tổng số người dùng trên toàn cầu và đứng thứ 7 trên thế giới về số người dùng Facebooks.

Một điều mà ai cũng biết là mỗi quốc gia đều có hệ thống pháp luật và các cơ quan bảo vệ, thực thi pháp luật, nhằm duy trì trật tự xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội theo đúng pháp luật. Vì thế, mọi hoạt động báo chí, sử dụng internet, tham gia mạng xã hội ở Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam; mọi vi phạm đều bị pháp luật điều chỉnh, bảo đảm sự công bằng của mọi người trước pháp luật. Với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, ngay những người khiếm thị, khiếm tính cũng có thể tiếp cận nắm được tình hình thực tiễn và xu hướng phát triển trên toàn thế gới, nếu họ muốn. Vậy mà bao lâu nay những người trong tổ chức được mệnh danh là “Ngôi nhà tự do” không nhận thấy điều đó, luôn diễn đi, diễn lại những luận điệu cũ rích, chứng tỏ họ không bằng những người khiếm thị, khiếm thính./.  

Jan 24, 2018

Hãy mau tỉnh ngộ


Tre Việt - Vừa qua, trên diễn đàn mạng đăng tải bài viết có tựa đề “Tự kiểm điểm đầu năm” của Đào Hiếu. Nếu là tự kiểm điểm về chính bản thân mình thì không nói làm gì, đằng này, Đào Hiếu lại xuyên tạc lịch sử dân tộc Việt Nam, bôi nhọ, nói xấu chế độ với giọng điệu hằn học của kẻ có thâm thù với dân tộc, chế độ. Đào Hiếu cho rằng “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc tàn ác, ích kỷ, vô cảm, đố kỵ, ngu và hèn,...”. Rồi Ông ta kết luận “Tôi thật sự thất vọng về dân tộc mình” (!)
Đây là một nhận xét hàm hồ, thiếu thiện ý, cần phê phán, loại bỏ. Bởi lịch sử dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước. Nhân dân Việt Nam luôn tự hào với truyền thống vẻ vang đó. Đây là thực tế không thể phủ nhận.  
Hơn thế nữa, chính dòng tộc họ Đào và bản thân Đào Hiếu cũng từng có những đóng góp nhất định cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ngược dòng thời gian, được biết, ông cụ thân sinh ra ông nội Đào Hiếu là Đào Doãn Địch (1833 - 1885), nguyên là Tổng đốc Bình ĐịnhThời Pháp thuộc, nhân dân Bình Định tham gia kháng chiến rất mạnh mẽ. Tháng 7-1885, vua Hàm Nghi truyền hịch Cần Vương kêu gọi toàn dân vùng dậy. Hưởng ứng lời kêu gọi đó, Tổng đốc Bình Định liền từ quan, cầm đầu các Văn Thân đứng lên chống quân Pháp và được những người nghĩa dũng, đem quân về cùng dựng cờ khởi nghĩa. Để ghi nhớ công ơn đó, ở thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) hiện nay có một con đường mang tên Đào Doãn Địch. 
Trước đây, Đào Hiếu cũng từng sớm giác ngộ cách mạng, gia nhập phong trào sinh viên cách mạng tại Quy Nhơn, rồi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1970, ông ta bị bắt quân dịch, trở thành binh nhì ở Sư đoàn 22, Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Nhưng chỉ 06 tháng sau, Đào Hiếu trốn vào Sài Gòn, rồi tìm cách liên lạc với Tổng hội sinh viên, học sinh để tiếp tục hoạt động chống Mỹ đến ngày giải phóng, thống nhất đất nước. Sau giải phóng, Đào Hiếu được học tập, làm việc trong hòa bình, độc lập, tự do của dân tộc. Khi được một tờ báo nước ngoài phỏng vấn: Lý do tại sao Ông đã lựa chọn vào Đảng Cộng sản Việt Nam? Đào Hiếu đã khẳng khái trả lời rằng: “Những người có tấm lòng, không thể không tìm kiếm một chọn lựa,...”. Và hiện nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vẫn đang đồng tâm, hiệp lực để xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc - thành quả mà nhân dân ta đã giành, giữ với biết bao xương máu, quyết tâm thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 
Vậy mà, Đào Hiếu lại quay lưng với lịch sử, đưa ra nhận xét thiếu thiện ý, thâm thù với dân tộc Việt Nam. Phải chăng, khi về già, ông sinh ra lẩm cẩm, trở thành người tàn ác, ích kỷ, vô cảm, đố kỵ với dân tộc nơi mình đã sinh ra, lớn lên. Vì thế, chính dân tộc Việt Nam mới đang thất vọng về ông đó, Đào Hiếu ạ! Nếu không muốn bị nhân dân sỉ nhục, ghi danh “bia miệng” ngàn năm, thì Ông hãy mau tỉnh ngộ!

Một sự xuyên tạc tình hình tư do, dân chủ ở Việt Nam


Tre Việt - Ngày 16-01-2018, trên VOA Tiếng Việt đăng bản “Phúc trình năm 2018 về tự do toàn cầu” của cái tổ chức gọi là “Ngôi nhà tự do” (Feedom House), trong đó nhận định rằng, năm 2017, “Việt Nam không có tự do, dân chủ”(!) Đây là một nhận định xuyên tạc trắng trợn tình hình Việt Nam.
Tự do, dân chủ là khát vọng ngàn đời của nhân loại và đến nay mọi người dân trên thế giới vẫn đang tiếp tục đấu tranh, giành lấy, mặc dù đã đạt được những thành tựu không nhỏ. Đối với nhân dân Việt Nam, khát vọng đó thể hiện rõ ngay trong tư tưởng Hồ Chí Minh: “không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Từ một quốc gia, dân tộc bị các thế lực cường quyền xâm lược, áp bức, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân dân Việt Nam đã anh dũng đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp, phát xít Nhật, đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Ngày 02-9-1945 đã trở thành Ngày Độc lập và ngày 30-4-1975 trở thành Ngày Chiến thắng, đất nước Việt Nam giành được tự do, độc lập, người dân Việt Nam giành được quyền tự quyết định đến vận mệnh của mình trong cuộc sống. Nền độc lập, quyền tự do, dân chủ của dân tộc Việt Nam và mọi người dân là do nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản giành lấy, chứ không phải là thứ độc lập, tự do, dân chủ giả hiệu.
Xin thưa các ngài rằng, dân chủ là một thể chế chính trị. Nền dân chủ của người dân Việt Nam được Nhà nước quy định trong Hiến pháp, pháp luật và tổ chức thực hiện trên thực tế. Đây là một nền dân chủ, mà ở đó quyền con người về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… đều được bảo đảm ngày càng tốt hơn. Thực tế cho thấy, từ năm 1975 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân dân Việt Nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn do “thiên tai, địch họa”, sự bao vậy, cấm vận, chống phá của các thế lực thù địch mang lại, xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc. Đặc biệt, sau hơn 30 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đất nước, con người Việt Nam đều thực sự đổi mới. Năm 2017, mặc dù còn khó khăn, nhưng Việt Nam có nền chính trị ổn định, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; tốc độ phát triển GDP đạt 6,7% - một trong những nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững ở khu vực và trên thế giới - thu nhập bình quân đầu người đạt trên 2.400 đôla. Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị APEC-2017, với sự tham gia của nguyên thủ một số quốc gia, các tổ chức kinh tế lớn, các cường quốc kinh tế ở Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Tổng thống Mỹ D. Trump. Ấn tượng về sự phát triển năng động, bền vững của nền kinh tế, sự ổn định chính trị, cuộc sống thanh bình ở đất nước Việt Nam, Tổng thống D. Trump đã cảm khái nói rằng: “Việt Nam là điều kỳ diệu của thế giới”.
Vậy thử hỏi nếu không có độc lập, tự do, dân chủ, liệu Việt Nam có đạt được những thành tựu trên và câu cảm khái của Tổng thống D. Trump? Không, hoàn toàn không. Người dân Việt Nam có được sống trong độc lập, tự do, dân chủ mới có thể đoàn kết, tin tưởng, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội, nếu không sẽ ngược lại. Đây là hiện thực khách quan mà ai cũng thấy, chỉ có những kẻ thuộc “Ngôi nhà tự do” là “không thấy”, cố tình nhắm mắt làm ngơ, nói lấy được.

Sự xuyên tạc trắng trợn tình hình Việt Nam về tự do, dân chủ của các ngài với mục đích xấu, nhất định sẽ bị nhân dân Việt Nam, nhân dân tiến bộ trên thế giới lên án, bác bỏ./.

Jan 22, 2018

Những kẻ nào đang chống lại nhân dân Việt Nam?

Bùi Tín
Tre Việt - Đó chính là những kẻ trở cờ, cơ hội, xét lại cấu kết với những kẻ chống cộng cực đoan trong và ngoài nước, mà Bùi Tín là một điển hình.
Ngày 19-01-2018, VOA Tiếng Việt và một số trang mạng phản động có đăng bài viết: Tổng Bí Thư, Quân ủy Trung ương tuyên chiến với toàn dân?
          Nhân sự kiện Quân đội Việt Nam thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mang bài viết trên đã xuyên tạc rằng: “Tổng Bí thư và Quân ủy trên thực tế đã,… cưỡng bức Quân đội chống lại nhân dân, họ sẽ thất bại”(!) Với nhận định này, chứng tỏ căn bệnh “ung thư bản chất người” của Bùi Tín đã đi đến giai đoạn cuối, biến thành một “xác sống” chuyên tìm mọi cách xuyên tạc tình hình đất nước, chống lại sự phát triển của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam!
          Lịch sử đã chứng minh, Quân đội nhân dân Việt Nam là đội quân cách mạng, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, thống nhất đất nước, vì chủ nghĩa xã hội. Đó là đội quân của dân, do dân, vì dân, mang bản chất giai cấp công nhân và nhân dân sâu sắc, giữ vai trò nòng cốt trong chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới của Tổ quốc. Đây là thực tế khách quan không thể bác bỏ.
Ngày nay, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của nhân nhân Việt Nam có đòi hỏi cao hơn. Bởi, biên giới, lãnh thổ của đất nước không chỉ còn ở trên đất liền, trên biển, trên không, mà còn trên không gian mạng. Vì thế, một lần nữa “Bộ đội Cụ Hồ” lại tiếp tục phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, trở thành một lực lượng nòng cốt trong tác chiến bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, kiên quyết đấu tranh, làm thất bại việc lợi dụng in-tơ-nét để xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, nền độc lập, thống nhất của đất nước của thế lực thù địch; trong đó, Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng của Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt. Đó là cán bộ, chiến sĩ kiên trung, luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân Việt Nam, có kiến thức toàn diện, năng lực đấu tranh làm thất bại âm mưu sử dụng không gian mạng để chống phá đất nước của các thế lực thù địch. Sự ra đời của Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng là khách quan, xuất phát từ yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trước sự chống phá của các thế lực thù địch. Điều này, thể hiện tư duy cách mạng, khoa học, thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng. Trên thế giới nhiều nước cũng đã có lực lượng này. Thực tế đó, bác bỏ hoàn toàn “kết luận” nêu trên của Bùi Tín.

          Nhân đây cũng nhắc nhở Bùi Tín rằng, cha ông ta có câu “cáo chết ba năm quay đầu về núi”, với hàm ý là mỗi người đều có gia đình, dòng họ, dân tộc, dẫu làm gì thì khi chết cũng quay về với đất tổ và sẽ được tha thứ nếu biết hối cải. Tổ quốc Việt Nam là đất tổ của Bùi Tín. Vì thế, cứ tự mình trượt dài trên con đường hại nước, hại dân, chắc rằng Bùi Tín sẽ không có đường về với đất mẹ và sẽ bị nhân dân Việt Nam nguyền rủa đến muôn đời./.

Sự quy chụp ác ý


Tre Việt - Dư luận cả nước đồng tình rất cao với việc Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội xét xử công khai vụ “đại án”: “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Đáng chú ý là, trong vụ án này có bị cáo từng giữ nhiều cương vị cao trong hệ thống chính trị. Điều đó chứng tỏ tinh thần “thượng tôn pháp luật”, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và ý chí quyết tâm cao trong cuộc chiến chống “giặc nội xâm” của toàn Đảng, toàn dân ta ngày càng hiện hữu, tạo hiệu ứng tốt trong đời sống xã hội; niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chế độ xã hội và sự nghiệp đổi mới đất nước ngày càng được củng cố, tăng cường vững chắc.
Ấy vậy mà có những kẻ lợi dụng công nghệ thông tin và các trang mạng xã hội để bóp méo sự thật, phịa ra và đăng tải những clip, tài liệu với những nội dung trái ngược với thực tiễn. Với những tiêu đề “giật gân” nhằm câu view, “nhồi sọ” theo hướng tiêu cực cho những cư dân mạng, nhất là thế hệ trẻ và những phần tử xấu, tiêu cực, bất mãn, phản động, v.v. Ác ý thay, chúng cố tình quy chụp rằng: “đó là biểu hiện của sự thanh trừng lẫn nhau trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Mỗi quốc gia dân tộc dù theo chế độ chính trị xã hội nào, điều kiện, đặc điểm, văn hóa, truyền thống ra sao,... cũng luôn tồn tại hệ thống pháp luật và các cơ quan bảo vệ, thực thi pháp luật, nhằm duy trì trật tự xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội theo đúng pháp luật. Vì thế, bất cứ ai vi phạm đều bị pháp luật điều chỉnh, bảo đảm sự công bằng của mọi người trước pháp luật. Đảng, Nhà nước Việt Nam với quyết tâm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, hiệu lực, hiệu quả, nênkhông có “ưu tiên”, không có “vùng cấm” trong thực thi pháp luật. Vì thế, trong vụ “đại án” có một bị cáo đã từng là Ủy viên Bộ Chính trị cũng không phải là bất thường, bởi mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Quá trình điều tra, xét xử vụ án được tiến hành đúng pháp luật Việt Nam, đúng người, đúng tội. Là người được đánh giá là có trình độ, năng lực tốt nhưng khi được nói lời sau cùng tại phiên tòa bị cáo đó đã tâm phục, khẩu phục: “Trước tiên cho phép bị cáo cảm ơn chủ tọa, Hội đồng xét xử đã điều hành phiên tòa đổi mới, dân chủ, công khai, khách quan theo hướng cải cách tư pháp và luật mới. Cảm ơn luật sư với tinh thần hiểu biết pháp luật sâu sắc, thể hiện trách nhiệm cao khi bào chữa,...  một lần nữa cúi đầu xin lỗi Đảng, Nhà nước, nhân dân, thế hệ công nhân lao động ngành Dầu khí, Giao thông vận tải, nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh”.  
Như vậy, sự quy chụp đấu đá nội bộ”, há chẳng phải là luận điệu của những kể đi ngược lại với tiến trình phát triển của xã hội Việt Nam hiện nay hay sao?

Jan 18, 2018

Phát biểu “vô trách nhiệm”

Tre Việt - Liên quan đến sự kiện Bộ Quốc phòng công bố thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến trên Không gian mạng, một số người đã tán phát tài liệu, bài viết cho rằng, đây là sự học tập mô hình “Chiến tranh điện tử mạng tích hợp” của Trung Quốc; và rằng đây là chiến trường để các chiến sĩ đối đầu với nhân dân, ngăn cản tự do ngôn luận bằng kỹ thuật công nghệ cao, v.v. Đó là những phát biểu không có căn cứ và vô trách nhiệm với quốc gia, dân tộc.
Những thập kỷ gần đây, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thông tin quân sự nên tác chiến mạng được quân đội nhiều nước coi trọng và coi đó là môi trường tác chiến thứ 5, gắn kết chặt chẽ với tác chiến trên không, trên bộ, trên biển và trong không gian vũ trụ. Hiện nhiều nước đã thành lập lực lượng tác chiến không gian mạng để bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Theo thống kê của Bộ Quốc phòng Mỹ, hiện tại có khoảng 140 quốc gia đã tổ chức lực lượng tác chiến mạng trong quân đội, với quy mô, hình thức khác nhau. Đối với Mỹ, để giành ưu thế về quân sự, Mỹ chủ trương xây dựng quân đội có năng lực tác chiến mạng mạnh hàng đầu thế giới, với hơn 60 nghìn quân và chuyên viên dân sự. Chính phủ và Bộ Quốc phòng Mỹ đã xây dựng và công bố nhiều văn kiện chiến lược về tác chiến mạng, như: “Chiến lược quốc gia bảo vệ không gian mạng”, “Chiến lược quốc tế không gian mạng”, “Chiến lược hành động không gian mạng của Bộ Quốc phòng”, “Điều lệnh tác chiến mạng”,… tạo cơ sở lý luận và pháp lý để Lầu Năm Góc tổ chức, tiến hành hoạt động tác chiến mạng. Cùng với đó, Mỹ thành lập Bộ Tư lệnh tác chiến mạng trong thành phần Bộ Tư lệnh chiến lược, làm cơ quan chuyên trách, có nhiệm vụ quản lý, điều hành tác chiến mạng của quốc gia. Quân đội Nga cũng đẩy mạnh việc tổ chức ra lực lượng đặc nhiệm tác chiến mạng, trực thuộc Trung tâm tác chiến của Bộ Tổng tham mưu, gồm hàng nghìn chuyên gia, kỹ thuật viên có trình độ cao về công nghệ thông tin, ngoại ngữ, v.v. Điển hình như: Đội quân mạng Chiều thứ 5 (Russia 5th-Dimension Cyber Army); tiếp đến là Trung tâm An ninh Thông tin, hay còn gọi là Đơn vị Quân sự 64829, có nhiệm vụ giám sát và bảo vệ mạng lưới Internet của Nga. Đối với Trung Quốc, ngay từ năm 2010, sách trắng của Trung Quốc đã đề cập tới chiến tranh mạng và đánh giá cao vai trò của hình thức chiến tranh này. Điển hình là các đơn vị 61398 và Đơn vị 61486, vốn nổi tiếng với các vụ tấn công và đột nhập vào hệ thống mạng an ninh của Mỹ trực thuộc Tổng cục 3 - bộ phận chuyên phụ trách các vấn đề về gián điệp không gian mạng và tình báo các tín hiệu.
Đối với nước ta, nguy cơ bị tấn công trên không gian mạng đã hiện hữu. Theo thống kê của Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNECRT),  năm 2017 có hơn 10 nghìn cuộc tấn công Website với các hình thức, như: đánh cắp thông tin, lừa đảo, cài mã độc, làm thay đổi giao diện, v.v. Đặc biệt các cuộc tấn công rất nguy hiểm nhằm vào mạng máy tính của sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng,… gây hậu quả không nhỏ. Ý thức rõ điều đó và nhằm thực hiện mục tiêu bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, nhất là trên không gian mạng, sau thời gian dài nghiên cứu, chuẩn bị, ngày 08-01, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ công bố thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng. Lực lượng này có chức năng, nhiệm vụ làm nòng cốt trong bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng; tham gia bảo đảm an ninh, an toàn không gian mạng quốc gia, đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao và “diễn biến hòa bình” trên không gian mạng, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của Tổ quốc cả trên đất liền, trên không, trên biển và trên không gian mạng. Điều đó đánh dấu bước phát triển, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam trong quá trình xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại và sự chủ động thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược, phương thức bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước, Quân đội trong tình hình mới.
Như vậy, những luận điệu cho rằng việc thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng là học theo Trung Quốc, hay ngăn cản tự do ngôn luận bằng kỹ thuật công nghệ cao,... là hoàn toàn không có cơ sở và vô trách nhiệm đối với quốc gia, dân tộc./.

Jan 17, 2018

Cây ngay sao phải sợ chết đứng!

Tre Việt - Trước thông tin lực lượng 47 trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay đã có hơn 10.000 người, là hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng, tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) đã bày tỏ lo ngại và cho rằng, đó là một “cuộc tấn công nhắm vào quyền tự do thông tin”. Nhưng thực chất RSF lo sợ những thông tin thiếu thiện chí với Việt Nam của họ đưa ra sẽ bị ngăn chặn mà thôi. Bởi vì:
Đấu tranh, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, phản động, xuyên tạc tình hình đất nước trên không gian mạng là việc làm của mọi quốc gia, không riêng gì Việt Nam. Thực tế cho  thấy, tác chiến hiện nay không chỉ trên bộ, trên biển, trên không mà còn trên cả không gian mạng. Điều này là hoàn toàn bình thường trong bảo vệ Tổ quốc với mỗi quốc gia. Và thực tế, nhiều quốc gia trên thế giới đã làm như vậy. Đơn cử như tại Anh, tình báo nước này đã lập hẳn một đơn vị có tên gọi Joint Threat Research Intelligence Group chuyên tung tin giả, làm sai lệnh thông tin các đối thủ trên internet. Hay ở Mỹ, cuối năm 2016, Tổng thống Barack Obama đã ký một bộ luật cấp ngân sách cho Bộ Quốc phòng thành lập các trung tâm đặc biệt để chống cuộc chiến tuyên truyền của nước ngoài. Điều 1259S của Bộ luật cho phép ngân sách cấp kinh phí để xây dựng trung tâm sẽ “thực hiện và phối hợp nỗ lực để giám sát công tác tuyên truyền và những nỗ lực của nước ngoài nhằm truyền bá thông tin sai lệch với mục đích phá hoại lợi ích quốc gia của Mỹ”. Đáng chú ý, ngân sách này còn dùng tài trợ cho các nhóm xã hội dân sự (NGOs), các nhà báo, các hiệp hội khoa học và sản xuất (NPO), các công ty tư nhân và các viện nghiên cứu học thuật liên quan đến việc phân tích, thu thập thông tin phục vụ lợi ích Mỹ.
Lực lượng tác chiến mạng của Quân đội Mỹ
Còn RSF là một tổ chức phi chính phủ hoạt động toàn cầu, mục đích mà tổ chức này đưa ra là để bảo vệ tự do báo chí trên thế giới (!) Song, trên thực tế tổ chức này lại hoạt động hoàn toàn ngược lại. Gần đây, dư luận thế giới đồng loạt tố cáo RSF đã bị lũng đoạn, trở thành công cụ chính trị mờ ám. Nữ nhà báo nổi tiếng Diana Barahona, làm việc cho Hội đồng các vấn đề Tây Bán Cầu đã vạch trần RSF dính líu đến hàng loạt hoạt động nhằm lật đổ Tổng thống Haiti, năm 2004. Hay tại Pháp, nơi đặt trụ sở chính của RSF, ông Thierry Meyssan, Chủ tịch nhật báo Paris và nhà báo Red Voltaire đã tố giác RSF cấu kết với Trung tâm báo chí vì Cu Ba tự do (tổ chức phản động chống Cu Ba) để thực hiện bản hợp đồng trị giá hàng trăm nghìn đô la với điều kiện đưa ra nhiều thông tin sai sự thật để chống phá Cu Ba. Không dừng ở đó, RSF còn công kích sự tự do báo chí ở các nước, như: Lào, Singapore, Myanma, Triều Tiên, Trung Quốc,... nên bị các nước này kịch liệt phản đối.
Với động cơ, mục đích không trong sáng đó, nên RSF giật mình trước thông tin trên cũng là điều dễ hiểu, bởi “có tật, giật mình”. Còn nếu đã là cây ngay sao phải sợ chết đứng!

Jan 16, 2018

Khi RFS... “phóng mồm”!



Tre Việt - Ngày 13-01-2018, VOA đăng bài viết: “RSF quan ngại về ‘lực lượng 47’ của Việt Nam”  . Bài viết được mở đầu với luận điệu: Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) bày tỏ lo ngại về loan báo của Việt Nam triển khai 10.000 “chiến binh mạng” để chống lại quan điểm bất đồng chính kiến trên Internet và gọi đó là một “cuộc tấn công nhắm vào quyền tự do thông tin”.

Đúng là “không biên giới” nên rất... “phóng mồm”!

Về lực lượng 47, Tre Việt đã có bài nói rõ, xin không nhắc lại.

Chỉ xin thưa với “Không biên giới” rằng:

1. Đừng đánh tráo khái niệm “bất đồng chính kiến” với hoạt động lợi dụng Internet để phá hoại đất nước, lật đổ chế độ! Đảng, Nhà nước Việt Nam có đủ cơ chế, chính sách để tiếp nhận những ý kiến đóng góp, phản hồi tích cực, vì lợi ích chung từ người dân nhằm xây dựng xã hội ngày càng tốt hơn. Còn cái gọi là “bất đồng chính kiến” thực chất là sự xuyên tạc, bôi nhọ, phủ nhận, chống phá Đảng, Nhà nước; làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân; ảnh hưởng đến sự an nguy của đất nước. Vì vậy, Lực lượng 47 đấu tranh với những quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng chứ không chống lại những ý kiến trái ngược!

2. Đừng lầm tưởng tự do thông tin là muốn nói gì thì nói! Quyền tự do nào đi chăng nữa cũng phải trong khuôn khổ pháp luật. Bởi, chính pháp luật sẽ điều chỉnh để mọi người có được cái quyền tự do ấy. Ai cũng có quyền được nói, nhưng nói mà vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lý. Luật pháp ở mỗi nước quy định khác nhau, nhưng chắc chắn không ở đâu cho phép tự do thông tin mà ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Một vài ví dụ:

- Ngày 03-12-2016, một sinh viên Thái Lan bị bắt do chia sẻ bài “nói xấu” Quốc vương trên Facebook. Khung hình phạt cho tội danh này được pháp luật Thái Lan quy định là từ 3 - 15 năm tù giam.

- Năm 2016, một nữ lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Colorado (Mỹ) đã phải từ chức, sau khi đăng một tấm ảnh so sánh Tổng thống B. Obama với một con tinh tinh!

- Ngày 23-9-2016, ông Aung Win Hlaing bị kết án 9 tháng tù giam vì gọi Tổng thống Myanmar Htin Kyaw là “kẻ ngốc” và “điên” trên các dòng trạng thái Facebook, v.v.

Vì vậy, sự “quan ngại” của RFS chỉ là một sự tiếp tay cho những kẻ chống phá đất nước Việt Nam mà thôi ./.
 

Nói bừa!

Tre Việt - Vừa qua, lợi dụng việc Chính phủ đề nghị thành lập 03 Đặc khu kinh tế là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, một số người cho rằng: “Chính Phủ Việt Nam lựa chọn xây dựng 03 đặc khu kinh tế là do cơ cấu vùng miền, cục bộ, không vì mục tiêu phát triển kinh tế đất nước”, v.v. Đây là sự nói bừa, không có căn cứ.
Thực tế thế giới cho thấy, đặc khu kinh tế là một mô hình đã được kiểm chứng, làm đầu tàu phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, nhân lực chất lượng cao và công nghệ tiến tiến, là động lực tích cực góp phần kéo theo sự phát triển kinh tế cả một vùng và quốc gia.
Tiền thân cho đặc khu kinh tế là mô hình khu kinh tế mở hiện đại đầu tiên được thành lập tại Puerto Rico (vùng quốc hải ở phía Đông Bắc biển Caribe thuộc chủ quyền Mỹ) năm 1942. Rồi dần được nhân rộng tại nhiều quốc gia châu Á, điển hình như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore vào cuối thập niên 60 thế kỷ XX. Ghi dấu ấn ngoạn mục cho sự “tăng trưởng thần kỳ” của Trung Quốc vào những năm 80 của thế kỷ XX là Thâm Quyến - đặc khu kinh tế được xem là hình mẫu cho đột phá về thể chế, kiến tạo sự thịnh vượng và biểu tượng của Trung Quốc thời kỳ mở cửa. Malaysia cũng đang vận hành chuỗi đặc khu suốt hơn 10 năm qua. Indonesia sau khi ban hành Luật Đặc khu vào năm 2009, đến nay đã thành lập 10 đặc khu ven biển rất thành công. Năm 2014, Myanmar cũng đã thông qua Luật đặc khu và nay đang tiếp tục kiến tạo các khu kinh tế mới mở. Đến nay, trên thế giới đã có xấp xỉ 4.500 đặc khu kinh tế tại 140 quốc gia. Và, hầu hết các đặc khu đều trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, kinh doanh dịch vụ và du lịch đẳng cấp thế giới; trở thành các đầu tàu kinh tế, tạo động lực tăng trưởng và sức lan tỏa chung cho nền kinh tế, mang lại nhiều GDP cho quốc gia và “biến” những vùng trước đó lạc hậu, kém phát triển thành khu vực văn minh, hiện đại, giàu có, năng động. Điển hình như, vào thập niên 1990, Thâm Quyến được miêu tả là một thành phố “mỗi ngày xây một cao ốc, 3 ngày làm một đại lộ”, biến vùng làng chài nghèo thành thành phố sầm uất, hiện đại. Năm 2016, GDP của Thâm Quyến đạt 294 tỷ USD, nhiều hơn cả Bồ Đào Nha. Các đặc khu kinh tế đã đóng góp tới 22% GDP cho Trung Quốc, 45% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tới 60% kim ngạch xuất khẩu.
Ở Việt Nam, khái niệm “Đặc khu kinh tế” đã được đặt ra từ năm 1997. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VIII), Đảng ta đã đề ra giải pháp “nghiên cứu xây dựng đặc khu kinh tế, khu kinh tế tự do ở những địa bàn ven biển”. Khái niệm đó tiếp tục được đặt ra trong văn kiện Đại hội X năm 2006. Và, tới năm 2011, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 được Đại hội XI thông qua có xác định “lựa chọn một số địa bàn có lợi thế vượt trội, nhất là ở ven biển để xây dựng một số khu kinh tế làm đầu tàu phát triển”. Trên thực tế, hơn 20 năm qua, Chính phủ và các địa phương đã tích cực chủ động nghiên cứu, tìm tòi, thành lập Đặc khu Quảng Ninh, Đặc khu Bà Rịa - Vũng Tàu; mở nhiều các Khu công nghiệp tập trung, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, như: Hòa Lạc, Chu Lai, Sóng Thần, v.v. Mặc dù đã có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và đất nước, nhưng những mô hình này vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Và lần này, Chính phủ đề xuất thành lập 03 đặc khu kinh tế: Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) là quá trình nghiên cứu nghiêm túc, trên cơ sở đánh giá chính xác các điều kiện thực tế địa phương và rút kinh nghiệm thực tiễn những năm qua, cũng như tiếp thu học tập các  mô hình phù hợp trên thế giới.
Như vậy, chủ trương lựa chọn một số địa phương ven biển có đủ điều kiện để xây dựng thành các “Đặc khu kinh tế” và lựa chọn Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta và có quá trình nghiên cứu, tìm hiểu nghiêm túc, dựa trên cơ sở thực tiễn khách quan, khoa học. Những luận điệu cho rằng Đảng, Nhà nước ta lựa chọn, xây dựng đặc khu kinh tế không vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà là tư tưởng cục bộ, địa phương là hoàn toàn không có cơ sở, là nói bừa, nhằm dụng ý xấu./.

Jan 11, 2018

Dừng ngay trò lố

Tre Việt - Bắt đầu từ ngày 08-01-2018, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội bắt đầu phiên Sơ thẩm xét xử các bị cáo trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC). Trong số các bị cáo bị đem ra xét xử, có Trịnh Xuân Thanh. Đây là việc bình thường trong thực thi pháp luật của mỗi quốc gia, không riêng của Việt Nam. Vì nó đáp ứng sự mong mỏi của người dân.
Thế mà, thật nực cười, Chính phủ Đức đã đưa ra yêu cầu phi lý đối với việc xét xử các bị cáo của phiên tòa: “Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức một lần nữa yêu cầu xét xử Trịnh Xuân Thanh theo chuẩn mực nhà nước pháp quyền”. 
Trang Thời báo de dẫn Nguồn Chính phủ  Cộng hòa liên bangĐức

Cần nhớ, theo quan niệm về luật nhân đạo và luật nhân quyền quốc tế, thì Trịnh Xuân Thanh không thuộc đối tượng được pháp luật quốc tế bảo đảm. Bởi, đơn giản Trịnh Xuân Thanh không phải là tội phạm chính trị, mà là tội phạm tham nhũng - một loại tội phạm mà cả thế giới đang tìm cách loại trừ, trong đó có cả Đức và Việt Nam. Hơn nữa Trịnh Xuân Thanh không phải là công dân Đức, cũng không phạm tội trên đất Đức, nên không có lý do gì để Chính phủ Đức đồng lõa và bảo kê cho loại tội phạm này. Còn theo Hiến chương của Liên hợp quốc thì các nước không có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của từng quốc gia hay vùng lãnh thổ. Cũng tại Phần I - Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị (năm 1966), Điều 1 quy định: “Công nhận quyền tự quyết của mọi dân tộc, bao gồm quyền “tự do định đoạt thể chế chính trị và theo đuổi đường hướng phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa”. Như vậy, Chính phủ Đức can thiệp vào công việc xét xử của Việt Nam là vi phạm vào Hiến chương của Liên hợp quốc và cản trở Việt Nam thực hiện quyền dân tộc tự quyết của mình (được biết Đức đã tham gia công ước này). Đây là một sự vi phạm nhân quyền và quyền dân tộc tự quyết một cách thô bạo.
Xin hỏi: với tư cách gì mà Chính phủ Đức can thiệp vào phiên tòa xét xử tội phạm tham nhũng là công dân Việt Nam? Thật vô lý, là một quốc gia văn minh mà Chính phủ Đức đòi hỏi Trịnh Xuân Thanh phải được xét xử theo chuẩn mực nhà nước pháp quyền, thế thì sao lại đòi can thiệp vào hoạt động xét xử? Thử hỏi, để đảm bảo thượng tôn luật pháp của mình, Chính phủ Đức có cho phép bất cứ chính phủ nào can thiệp vào hoạt động xét xử không? Câu trả lời là không.
Vì thế, việc Chính phủ Đức đưa ra yêu cầu trên là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý; cớ gì mà yêu sách, nhũng nhiễu này nọ? Chính phủ Đức đừng diễn trò “lố” hãy để yên cho Tòa án thành phố Hà Nội xét xử theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam.
Thực tế tại phiên tòa (diễn ra từ ngày 08-01 đến nay), Nhà nước Việt Nam đã áp dụng quy trình Tố tụng mới bằng sơ đồ mới, nhân văn hơn và cũng áp dụng Bộ luật Hình sự năm 1999 nhưng sẽ áp dụng những điều khoản mới ở Bộ luật Hình sự năm 2015 nếu nó có lợi cho các bị cáo. Điều này cho thấy, Nhà nước Việt Nam đã tỏ rõ sự nhân văn và thượng tôn luật pháp như thế nào. Tới dự phiên tòa, ngoài các bị cáo, người thân của các bị cáo, những giám định viên, những cá nhân và tổ chức có nghĩa vụ và quyền lợi có liên quan, thì có đông các phóng viên báo chí của các hãng truyền thông đến để đưa tin, trong đó có cả hai nhân viên ngoại giao của Chính phủ Đức tham dự với tư cách là quan sát viên.

Một nước lớn như Đức phải biết là không được can thiệp vào nội bộ của nước khác. Nước Đức không có quyền tham gia hay can thiệp vào vụ án xét xử tội phạm tham nhũng Trịnh Xuân Thanh. Đó là điều “đại kỵ”, ảnh hưởng xấu đến quan hệ hai nước Đức - Việt Nam./.

Jan 10, 2018

Thượng tôn pháp luật


         Tre Việt - Xung quanh việc Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đang xét xử ông Đinh La Thăng, ông Trịnh Xuân Thanh cùng 20 bị cáo khác, có ý kiến rằng, đó là sự “đấu đá nội bộ”, nhưng họ đã miễn cưỡng gán ghép.  
Thừa nhận rằng, không ít người thấy tiếc, thương cho ông Đinh La Thăng. Điều này là hết sức bình thường. Bởi thực tế, để có thể giữ cương vị cao như vậy, bản thân ông Thăng cũng phải có năng lực. Đảng, Nhà nước cũng rất tiếc, rất “đau lòng”. Nhưng công tội phải rõ ràng, pháp luật phải nghiêm minh. Những gì ông Thăng cống hiến đã được ghi nhận, còn những vi phạm của Ông thì phải bị xử lý. Đó cũng là sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của Đảng, Nhà nước để xây dựng đất nước dân chủ, công bằng, vì lợi ích chung của toàn dân.
Cũng xin nói thêm rằng, các cụ có câu: “tốt đẹp phơi ra, xấu xa đậy lại”. Bên cạnh ông Thăng luôn là đội ngũ truyền thông hùng hậu, và vì thế, những gì mà đại đa số người dân biết về Ông chủ yếu là những thông tin ca ngợi có chủ đích. Điều này cũng có hiệu ứng tích cực với xã hội. Nhưng rõ ràng, ít ai có thể biết được những việc làm không tốt của Ông, vì nó không xuất hiện trên truyền thông! Nên, dù tiếc cho ông Thăng, nhưng trên hết, chúng ta phải tin tưởng vào công cuộc chống tham nhũng, chống những người lạm dụng chức vụ, quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ gây hậu quả lớn cho đất nước một cách kiên quyết, không có vùng cấm của Đảng, Nhà nước ta.
Cộng đồng quốc tế cũng hết sức quan tâm đến sự kiện này. Đại đa số các quốc gia đều đánh giá cao những nỗ lực của Đảng, Nhà nước ta trong công tác phòng, chống tham nhũng nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp. Đó cũng là hiệu ứng tích cực để nhiều nước, nhiều chính phủ quyết tâm hơn nữa trong phòng, chống tham nhũng - “bệnh dịch” đang tồn tại ở tất cả các quốc gia trên thế giới.
Một số tổ chức, cá nhân có tư tưởng chống phá Việt Nam thì rêu rao rằng: đó là sự đấu đá quyền lực, triệt tiêu người không cùng phe cánh (!) Vì vậy, họ ra sức tưởng tượng, suy diễn, vẽ vời ra những kịch bản, những câu chuyện (chỉ họ mới biết); dùng những luận điệu không có cơ sở để phủ nhận những vi phạm của ông Đinh La Thăng. Nhưng sự thật là:
 - Ông Thăng cũng như mọi công dân khác, vi phạm pháp luật thì sẽ phải bị xử lý theo đúng pháp luật Việt Nam. Ông có tội hay không, tòa sẽ xử công tâm, khách quan, luật sư bào chữa cho Ông và bản thân Ông có quyền được bảo vệ mình theo đúng quy định của pháp luật.
- Trên thế giới, không thiếu gì quan chức cấp cao bị xử lý, phải ngồi tù vì vi phạm pháp luật.
Vì vậy, đừng nói đến chuyện đấu đá quyền lực. Ở đây chỉ có một điều duy nhất là THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT!

Không rước cáo vào nhà

Tre Việt - Ngay trước khi phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh (ngày 08-01-2018), về tội tham nhũng, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Thanh cũng đã từng trốn chạy và ra đầu thú tại Công an Thành phố Hà Nội, luật sư người Đức Petra Schlagenhauf lấy cớ bảo vệ quyền lợi cho Trịnh Xuân Thanh định nhập cảnh vào Việt Nam, nhưng các cơ quan hữu quan của Việt Nam đã từ chối. Lợi dụng việc này, đám Zận dân chủ thi nhau “sủa bậy” về quyền “tự do”, hòng bôi nhọ Nhà nước Việt Nam.
Petra Schlagenhauf
          Trước hết, cần khẳng định: các cơ quan hữu quan của Việt Nam không cho bà Petra Schlagenhauf nhập cảnh là đúng. Bởi, cũng giống như nước Đức hay bất kỳ một quốc gia nào khác, Việt Nam là quốc gia có chủ quyền, có hệ thống luật pháp của mình. Do vậy, người Việt Nam hay người nước ngoài đến Việt Nam cũng đều phải tôn trọng và tuân thủ theo pháp luật Việt Nam.
 Thứ hai, chưa vào Việt Nam mà bà Petra Schlagenhauf đã vu cáo Việt Nam “Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay giữa Berlin” và bà ta thuộc thành phần chống phá Nhà nước Việt Nam, nên bị liệt vào danh sách cấm nhập cảnh. 
Thứ ba, Trịnh Xuân Thanh không mời bà Petra Schlagenhauf bào chữa cho mình. Hơn nữa, bà Petra Schlagenhauf chưa có các thủ tục cần thiết để các cơ quan tố tụng Việt Nam chấp thuận là luật sư bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh. Thế mà bà ta đòi vào Việt Nam để làm việc không ai khiến. Thật trơ trẽn và lố bịch!
Thứ tư, theo quy định của pháp luật Việt Nam, chi nhánh, công ty luật nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác. Tuy nhiên, không được cử luật sư nước ngoài và luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa trong vụ án hình sự. Chính vì vậy, bà Petra Schlagenhauf cũng không đủ các điều kiện để bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh trong phiên tòa hình sự tại Việt Nam.
Thứ năm, đơn giản thôi, Tòa án Việt Nam không phải là cái chợ, thích đến thì đến, thích đi thì đi. Tòa ở Việt Nam cũng như ở nước Mỹ, nước Đức hay bất kể quốc gia nào khác, không chấp nhận kẻ đến Tòa để gây rối.
 Xin nói để lũ Zận dân chủ và bà Petra Schlagenhauf rõ: Việt Nam là quốc gia có độc lập, chủ quyền, có hệ thống luật pháp riêng, người Việt Nam hay người nước ngoài đến Việt Nam điều phải tôn trọng và tuân thủ nó. Trịnh Xuân Thanh là người Việt Nam, vi phạm pháp luật Việt Nam ngay trên đất Việt Nam thì đương nhiên chịu sự phán xét của pháp luật Việt Nam. Chẳng có ai có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác mà lại chỉ để bảo vệ cho tội tham nhũng cả. Những hành động vu khống của bà Petra Schlagenhauf đòi quyền biện hộ cho Trịnh Xuân Thanh là sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Việt Nam có lòng hiếu khách, hằng năm, đón hàng triệu du khách khắp thế giới đến tham quan, du lịch và hợp tác, làm việc, nhưng không chào đón những kẻ phá bĩnh, hợm hĩnh như Petra Schlagenhauf. Người Việt Nam chúng tôi không bao giờ “Rước cáo vào nhà”./.