Sep 28, 2022

“Lời” kêu gọi vô nghĩa của HRW

          Tre Việt - Nhân dịp Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tới Tokyo (Nhật Bản) dự Lễ Quốc tang cựu Thủ tướng Abe Shinzo và hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. Lợi dụng sự kiện này, trước khi cuộc Hội đàm diễn ra, tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (HRW) đã gửi thư cho Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, kêu gọi nước Nhật nêu tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Trong thư, HRW cho rằng: hiện Việt Nam đang giam giữ 164 tù chính trị; từ đầu năm 2022 đến nay, các tòa án ở Việt Nam đã kết án tù ít nhất 25 người vì dám lên tiếng chỉ trích Chính phủ, vận động cho nhân quyền, môi trường. Do đó, tình trạng nhân quyền tại Việt Nam vô cùng tồi tệ, cần được chính phủ Nhật Bản quan tâm và thúc đẩy thay đổi; đồng thời, còn quy chụp Việt Nam gia tăng “đàn áp nhà bất đồng chính kiến”(!). Để chứng minh cho nhận định này, HRW dẫn ra vụ Cấn Thị Thêu và hai con trai Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương làm ví dụ. Từ đó họ lập luận: Cấn Thị Thêu cùng Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương là những “nhà bất đồng chính kiến” và việc Việt Nam xử tù họ là “đàn áp người bất đồng chính kiến”, vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân.

Nếu “ai” chưa rõ thì Tre Việt xin nêu để mọi người biết rõ: Cấn Thị Thêu cùng hai con trai Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư là những đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng tại Việt Nam. Những việc làm của ba mẹ con Cấn Thị Thêu thực chất là hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận để chống phá Đảng, Nhà nước. Do đó, việc các cơ quan chức năng của Việt Nam khởi tố, điều tra, đưa ra xét xử đối với Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư và Trịnh Bá Phương là việc làm cần thiết, nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm của họ gây ra đối với xã hội. Ở Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào khác, những đối tượng vi phạm pháp luật, vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Ở đây hoàn toàn không có chuyện bắt giữ, xử lý những đối tượng vi phạm pháp luật lại bị coi là đàn áp những nhà “bất đồng chính kiến” như những luận điệu mà HRW quy chụp. Cũng giốngnhư mọi quốc gia trên thế giới, Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền tự do nói chung, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin nói riêng của người dân. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013), nêu rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình…”. Tuy nhiên, việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định, chứ không phải là tự do vô hạn độ, vô chính phủ.

Tre Việt khẳng định rằng, là tổ chức mang danh nhân quyền, nhưng lại lợi dụng nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, trong đó có Việt Nam đó là bản chất của HRW. Hơn thế, hiện nay Việt Nam đang ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liêp hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025. Do đó, hành động gửi thư cho Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đề nghị nêu về tình hình, nhằm xuyên tạc tình trạng nhân quyền tại Việt Nam là “vô cùng tồi tệ” không ngoài mục đích và mưu đồ gì khác là ngăn cản Việt Nam, kêu gọi Liên hợp quốc bác bỏ đơn ứng cử của Việt Nam.

Trên thực tế, việc bảo đảm cho mọi người dân được hưởng các quyền của mình, bảo đảm an sinh xã hội luôn là mục tiêu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nỗ lực hướng tới. Những chiêu trò của HRW dù có tinh vi, xảo quyệt tới đâu đi chăng nữa cũng không thể đánh lừa được dư luận, càng không thể phủ nhận được thành tựu và những đóng góp của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người nói chung và bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin nói riêng.

Và, kết quả Hội đàm ngày 26/9 vừa qua giữa Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida là minh chứng khẳng định hành động của HRW là vô nghĩa. Bởi vì: tại cuộc Hội đàm này, nội dung trong thư mà HRW gửi tới đã không được đề cập; ngược lại Thủ tướng Kishida Fumio đã bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và qua đó gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cácl đạo cấp cao Việt Nam về những tình cảm và sự coi trọng đặc biệt dành cho đất nước và nhân dân Nhật Bản cũng như đối với cá nhân cựu Thủ tướng Abe; khẳng định Nhật Bản đặc biệt coi trọng quan hệ với Việt Nam và đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế, xã hội, vị thế, vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới. Trong bầu không khí hữu nghị, thân tình và tin cậy, hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng trước sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện, thực chất của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản; đồng thời, nhất trí về phương hướng lớn nhằm phát triển quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản năm 2023./.

“Văn bút quốc tế” lại diễn “trò cũ”

           Tre Việt – Từ ngày 27/9 đến 01/10/2022, tổ chức “Văn bút quốc tếtiến hành Đại hội lần thứ 88 tại Uppsala, Thụy Điển. Song điều đáng bàn ở đây là: Ban tổ chức Đại hội “Văn bút quốc tế lần thứ 88” lại dành 01 ghế trống để vinh danh cái gọi là “nhà hoạt động, nhà báo, tác giả Phạm Thị Đoan Trang, người đang bị nhà cầm quyền Việt Nam giam 09 năm tù”.

          Vậy Tre Việt mời độc giả cùng tìm hiểu xem Phạm Thị Đoan Trang có những cống hiến gì mà được Đại hội “Văn bút quốc tế lần thứ 88” vinh danh? Và, tổ chức “Văn bút quốc tế” là tổ chức như thế nào?

         Nói đến nữ chúa “Zân chủ” Phạm Thị Đoan Trang thì không ai không biết bởi “chiến tích” trong hoạt động chống phá hòng lật đổ chính quyền nhân dân. Phạm Thị Đoan Trang (44 tuổi, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) đã nhiều lần thực hiện hành vi làm ra, tàng trữ và lưu hành các tài liệu có nội dung nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, như: tàng trữ các tài liệu xuyên tạc: “Báo cáo tóm tắt về thảm họa môi trường biển Việt Nam”; “Đánh giá chung về tình hình nhân quyền tại Việt Nam”; “Báo cáo đánh giá về luật tôn giáo và tín ngưỡng năm 2016 liên quan đến việc thực hiện quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam”; đồng thời, trả lời phỏng vấn đài nước ngoài BBC News tiếng Việt và Đài Á Châu tự do (RFA). Trong các bài phỏng vấn này, Trang có phát ngôn “tuyên truyền các nội dung thông tin xuyên tạc đường lối chính sách của Nhà nước”. Không những thế Trang còn ra sức phát tán “luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân, tuyên truyền thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên các trang mạng và ngay trên trang điện tử do Trang lập ra. Với tội danh trên, Phạm Thị Đoan Trang đã bị Tòa án xét xử và kế án công khai về tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định tại điều 88 Bộ luật hình sự 1999” với mức án 09 năm tù.

          Còn về cái gọi là tổ chức “Văn bút quốc tế”, theo Tre Việt biết “Văn bút quốc tế” hầu như không hề ngó ngàng đến vai trò cầu nối giữa những người hoạt động văn chương trên thế giới, khuyến khích sự giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và khẳng định vai trò của văn chương trong tiến trình phát triển nhân loại; thay vào đó, tổ chức này chỉ chăm chăm nghe ngóng loại thông tin liên quan các vụ bắt giữ, xét xử những người được gọi là “nhà văn, nhà thơ, nhà báo hay blogger” vì bày tỏ quan điểm đi ngược với yêu cầu chính đáng của xã hội, kích động dân chúng chống đối chính quyền ở nước nào đó. Dường như với Văn bút quốc tế, bất kỳ cá nhân nào có viết lách gì đó đều có thể gọi là nhà văn, nhà báo, vì trên thực tế nhiều người mà tổ chức này đứng ra bảo vệ lại chưa bao giờ viết văn hay viết báo? Vậy mà Văn bút quốc tế lại vẽ ra các thông cáo báo chí, trịnh trọng hơn là công bố báo cáo, nghị quyết lên án và yêu cầu chính quyền nước này, nước khác phải thả ngay lập tức, vô điều kiện đối tượng bị bắt giữ, xét xử vì đã vi phạm pháp luật. Không chỉ cố tình đánh tráo khái niệm để biến người phạm pháp thành đối tượng cần được bảo vệ, họ còn hành xử theo phương thức duy nhất là chỉ tiếp nhận thông tin một chiều, vốn bị bóp méo từ các tổ chức, cá nhân vốn có quan điểm thù địch với chính quyền một nước nào đó, mà không hề quan tâm đến thông tin chính thống, khách quan khác.

          Tre Việt xin thông tin để các độc giả rõ: ở Việt Nam hiện nay có hơn 900 nhà văn, nhà thơ và hơn 19.000 nhà báo, đó là những người hoạt động nghệ thuật, báo chí chân chính tập hợp trong Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam. Tên tuổi của nhiều nhà văn, nhà báo đã in dấu ấn trong đời sống tinh thần của rất nhiều thế hệ người đọc Việt Nam. Với tư cách là nhà văn, nhà báo, quyền và lợi ích của họ được xã hội khẳng định, bảo vệ; tác phẩm của họ được xã hội ghi nhận, qua đó đóng góp vào sự phát triển của văn chương và báo chí, hướng con người tới chân - thiện - mỹ, đồng thời đưa ra ý kiến phản biện để cùng toàn dân xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Họ mới chính là đại diện đích thực, đúng nghĩa của văn chương và báo chí ở Việt Nam.

          Như vậy, bất chấp tôn chỉ, mục đích của mình, việc Đại hội “Văn bút quốc tế lần thứ 88” dành 01 ghế trống để vinh danh Phạm Thị Đoan Trang – một kẻ đã bị kết án tù vì tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định tại điều 88 Bộ luật hình sự 1999” là một chiêu trò không chỉ cổ súy cho lũ zận “dân chủ” đòi công lý cho đồng bọn, mà còn là hành động chống phá chính quyền, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Thực chất đây là chiêu “trò cũ” của tổ chức “Văn bút quốc tế” được Đại hội “Văn bút quốc tế lần thứ 88” diễn lại hòng chống phá Việt Nam dưới cái mác “dân chủ”, “nhân quyền”. Bởi vậy, Tre Việt đề nghị mọi người hết sức cảnh giác để đấu tranh lật mặt những chiêu trò chống phá của cái gọi là tổ chức “Văn bút quốc tế”./.

Vẫn là những chiêu, trò cũ

         Tre Việt - Ngày 27/9/2022, trên trang Facebook Chân trời mới Media đăng bài của Đào Tăng Dục với tựa đề: Bài học Ukraine cho Việt Nam. Nội dung bài viết lợi dụng cuộc xung đột tại Ukraine rồi khuyên người Việt Nam cần phải học hỏi từ cuộc xung đột này để xây dựng một tương lai tươi sáng hơn cho đất nước. Thực chất đây là vẫn là những chiêu trò cũ, những luận điệu xuyên tạc của đối tượng bán rẻ lương tâm, bán rẻ Tổ quốc, luôn tìm mọi cách chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam cũng như chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đã lựa chọn. Mặc dù Dục được ăn học, là một Luật sư, nhưng Dục chưa đủ trình độ, chưa đủ tầm và chưa xứng đáng để đưa ra lời khuyên cho nhân dân Việt Nam. Việc Dục lấy cuộc xung đột tại Ukraine rồi áp dụng với Việt Nam cho thấy Y thể hiện sự thiếu hiểu biết, hay nói cách khác là “có học mà không có khôn”. Có thể Dục không biết hoặc cố tình không biết. Cho dù vô tình hay cố tình không biết thì Tre Việt nói cho Dục biết để từ nay bớt phát ngôn xằng bậy (!) 

        Trước hết, chế độ xã hội của Ukraine khác với chế độ xã hội mà người dân Việt Nam lựa chọn. Nhân dân Việt Nam lựa chọn chế độ ở đó người dân làm chủ trên tất cả các lĩnh vực, xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Cùng với đó, đường lối đối ngoại của Việt Nam là đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế và đường lối đối ngoại này không như đường lối đối ngoại của Ukraine. Vậy nên, không cần Dục phân tích thì Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam cũng có lựa chọn cho tương lai của đất nước.

Thứ hai, Dục là một kẻ “tà ma, ngoại đạo”, không phải là người quân nhân cách mạng thì làm sao có sự hiểu biết về Quân đội nhân dân Việt Nam, về nghệ thuật quân sự Việt Nam, chứ nói gì đến binh pháp. Quân đội nhân dân Việt Nam là Quân đội của nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ, luôn bảo vệ tính mạng, tài sản và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ nền độc lập thống nhất và bản sắc dân tộc Việt Nam. Quốc phòng Việt Nam là nền quốc phòng toàn dân, mang tính chất hòa bình, tự vệ; tích cực, chủ động, kiên quyết, kiên trì ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh. Mục tiêu xuyên suốt của quốc phòng Việt Nam là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước. Vậy nên, việc Quân đội Việt Nam sử dụng vũ khí của quốc gia nào, hay sử dụng binh pháp gì cũng không cần “lời khuyên” của bất kỳ “ai”và cũng không phải dựa vào bất kỳ một thế lực nào để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngoài ra, Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng chính trị tin cậy, công cụ sắc bén bảo vệ Đảng, Nhà nước và Nhân dân, luôn “trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Tre Việt bảo Dục này: “biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”, đừng có dở mấy chiêu trò cũ đó ra để chống phá nữa, nếu không sau này sẽ không còn mặt mũi nào mà nhìn tổ, nhìn tông./.