Tre Việt - Kênh Việt ngữ Đài RFA ngày 14/9 đăng bài “Các khôi nguyên của Giải Goldman kiến nghị Liên hợp quốc không nhận Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền”. Theo bài viết, 52 khôi nguyên (người được nhận giải thưởng) của Giải Môi trường Goldman đến từ 42 quốc gia hôm 14/9 đã gửi thư đến Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thúc giục tổ chức này từ chối Việt Nam làm thành viên của Hội đồng trong nhiệm kỳ 2023 - 2025. Trong thư, họ lên án việc bỏ tù các nhà hoạt động môi trường ở Việt Nam trong năm nay.
Trước hết, cần khẳng định rằng, Việt Nam kiên quyết đấu
tranh và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật theo đúng quy định của
pháp luật, bảo đảm sự thượng tôn pháp luật. Mọi công dân đều bình đẳng trước
pháp luật. Và, Việt Nam không hề bỏ tù bất
kỳ công dân nào liên quan đến môi trường. Vì vậy, ý kiến suy diễn cho rằng Ngụy
Thị Khanh, Mai Phan Lợi,… bị xử lý hình sự vì những hoạt động và ý kiến liên
quan đến biến đổi khí hậu là không có cơ sở, không đúng với bản chất của vụ việc.
Thực chất, những người này bị xử lý về hành vi trốn thuế theo Điều 200, Bộ luật
Hình sự. Quá trình điều tra, xét xử diễn ra công khai đúng người, đúng tội, các
bị cáo được bảo đảm đầy đủ các quyền theo quy định của pháp luật.
Trên thực tế, Đảng, Nhà nước, Chính phủ
Việt Nam luôn nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật, chủ trương, chính sách về
nhân quyền và bảo đảm việc thực thi tốt nhất. Nhân dân Việt Nam được thực hiện
đầy đủ các quyền công dân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng,
tôn giáo, được quan tâm phát triển toàn diện. Điều này đã được cộng đồng quốc tế
ghi nhận, đánh giá với tín nhiệm cao. Riêng trong lĩnh vực môi trường, Việt Nam
luôn cam kết nghiêm túc và mạnh mẽ trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi
khí hậu, phát triển xanh và bền vững.
Việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp
quốc thể hiện quyền ứng cử của một nước thành viên Liên hợp quốc, cho thấy sự
cam kết, quyết tâm thực hiện tốt hơn nữa quyền con người, bảo đảm công bằng,
bình đẳng, không phân biệt đối xử. Khi bỏ phiếu, các nước thành viên Liên hợp
quốc sẽ cân nhắc trên cơ sở những đóng góp của từng ứng cử viên trong việc thúc
đẩy, bảo vệ nhân quyền của từng quốc gia. Dù kết quả ra sao, nhưng những nỗ lực,
cố gắng và thành tựu trong bảo đảm quyền con người của Việt Nam là không thể phủ
nhận.
Sự thật là vậy. Nhưng những người được cho là Khôi
nguyên của Giải Goldman đến từ nhiều
nước trên thế giới, hầu hết chưa một lần đặt chân đến Việt Nam, tận mắt chứng
kiến những đổi thay, phát triển của con người, đất nước Việt Nam. Họ chỉ tiếp
nhận thông tin phiến diện, một chiều, không chính xác đã hồ đồ đưa ra phán xét,
đánh giá thiếu khách quan. Hành động của họ chính là sự a dua, hà hơi, tiếp sức
cho những kẻ “cùng hội, cùng thuyền” với dụng ý xấu, nhằm cản trở quá trình hội
nhập, suy giảm uy tín, hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam trên trường quốc
tế. Vì thế, những Khôi nguyên “chọc gậy bánh xe” này cần bị lên án, phê phán./.