Jun 5, 2017

Hãy để tiếng chuông mãi trong trẻo, ngân xa

Tre Việt - Trong tâm thức mỗi người Việt Nam nói chung, những người có đạo nói riêng, dù là Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin lành hay Hòa Hảo,… thì tiếng chuông chùa hay nhà thờ, là điều thiêng liêng, sâu lắng, hoài niệm, luôn nhắc nhớ chúng ta về một miền quê thanh bình, yên ả. Ở một nơi nào đó, khi không được nghe tiếng chuông, chúng ta cảm thấy cuộc sống đang thiếu đi điều gì đó rất đỗi thân thương. Tiếng chuông đã đi vào thơ, ca làm nên tên tuổi nhiều thi sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng. Văn Cao đã viết: “Làng tôi xanh bóng tre, từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ rung…” trong bài Làng Tôi, v.v. Mỗi lần tiếng chuông vang lên, nó như thức tỉnh bản ngã trong mỗi con người đều hướng đến điều thiện, hướng đến cái tốt đẹp hơn. Tiếng chuông vang lên báo hiệu thời khắc thiêng liêng chuyển giao từ năm cũ sang năm mới; báo hiệu một ngày mới đã đến. Tiếng chuông vang lên nhắc nhở mọi người cùng đến nơi cầu nguyện. Tiếng chuông vang lên mừng Đấng cứu thế, mừng Chúa phục sinh. Tiếng chuông vang lên trong sự kiện trọng đại của mỗi con người, v.v.
          Thế nhưng, có những kẻ được cho là Đức Kitô thứ hai hay là một Đức Kitô khác, là người được giáo dân tin yêu, kính nể, thay Chúa truyền dạy những điều hay, điều tốt đẹp cho các con chiên, nhưng lại sử dụng tiếng chuông vào việc làm xấu xa, phục vụ mưu đồ chính trị thấp hèn, đi ngược lại tư tưởng nhân văn của Chúa Giê Su. Đó là linh mục Nguyễn Đình Thục ở Giáo xứ Song Ngọc, Quỳnh Lưu, Nghệ An và linh mục Anton Đặng Hữu Nam chánh xứ Phú Yên, Giáo phận Vinh. Đó là con quỷ hiện hình đang phá đạo, phá đời. Các vị này đã không sử dụng tiếng chung vào đúng mục đích của nó như Thiên chúa đã ủy thác, mà lại rung chuông tụ tập những kẻ quá khích, những giáo dân - những người lương thiện, chỉ mong có cuộc sống bình yên để làm ăn, sinh sống, nhưng vì đang là con chiên nên phải nghe theo đi “biểu tình” phản đối chính quyền về vụ Formosa gây ô nhiễm biển miền Trung, đi giải cứu kẻ vi phạm pháp luật bị bắt. Đó là việc làm hết sức đê hèn, lợi dụng danh nghĩa linh mục để đẩy người dân vào vòng tội lỗi, phá hoại sự yên bình, khối đoàn kết, tình làng, nghĩa xóm ở miền quê. Điều đó làm cho tiếng chuông không còn trong trẻo, thanh ngân nữa, mà mỗi lần nó vang lên dưới bàn tay của linh mục Thục, Nam làm cho tâm hồn, lòng dân thêm bất an, rối bời, phá vỡ sự thanh bình ở các làng quê. Việc làm đó không xứng là chức phận của một vị linh mục được giáo dân trao gửi niềm tin, gọi là “cha”. Thiết nghĩ Giáo hội cần có hình thức nhắc nhở, kỷ luật để linh mục Thục, Nam tĩnh tâm, hồi tỉnh, loại bỏ con quỷ đang ẩn chứa trong con người họ, để các linh mục này thực sự là người coi sóc phần hồn của các con chiên, cùng với con chiên “sống tốt đời, đẹp đạo”. Chỉ có như vậy, mới giữ cho tiếng chuông nhà thờ mỗi lần vang lên đều trong trẻo, ngân xa, linh thiêng trong tâm thức người Việt Nam./.


Không thể đánh đồng

Tre Việt - Nhọ” hóa Hiến pháp là bài viết của Trân Văn trên VOA tiếng Việt, ngày 03-6-2017, cho rằng: “Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: “Mọi người bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” nhưng đó là… hiến định (Điều 16, Hiến pháp 2013). Thực tế thì còn… lâu!”. Ông ta dẫn ra 02 câu chuyện, đánh đồng nó để chứng minh cho kết luận trên. Tác giả đã nhầm lẫn dẫn đến đánh đồng 02 sự việc: bổ sung “phạm tội đối với lãnh đạo Đảng, Nhà nước” vào các điều 155 (làm nhục người khác), 156 (vu khống), khi đại biểu Quốc hội Đại tá Nguyễn Thị Xuân, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk, đề nghị như trên vào sáng 24-5, trong thảo luận về việc sửa, đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự 2015. Tre Việt cho rằng, việc bổ sung thêm nội dung trên vào các điều 155 (làm nhục người khác), 156 (vu khống) Bộ luật Hình sự năm 2015 lần này là có cơ sở. Bởi hai lý do sau:
          Thứ nhất, như đại biểu Nguyn Th Xuân đề cập là hành vi bôi nh làm mt uy tín, xúc phm danh d “lãnh đo Đng, Nhà nước”, đang càng ngày càng gia tăng. Điều này không hiếm thấy khi vào các trang mạng “lề trái” bạn đọc có thể thấy rất nhiều, nên xin miễn dẫn chứng.
          Thứ hai, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, rộng hơn là đội ngũ cán bộ các cấp trước hết là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nên có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Trên một bình diện khác, họ đại diện cho một tổ chức nhất định từ địa phương đến ban, bộ, ngành ở Trung ương và đại diện cho quốc gia - dân tộc mà danh dự, uy tín của các tổ chức, quốc gia - dân tộc mà họ đại diện đều gắn liền với danh dự, uy tín của cá nhân họ. Vì thế, hành vi bôi nh làm mt uy tín, xúc phm danh d “lãnh đo Đng, Nhà nước”, cán bộ các cấp cần đưa vào luật là không phải để bảo vệ cá nhân người đứng đầu mà là để bảo vệ danh dự, uy tín của tổ chức, quốc gia - dân tộc mà họ đại diện. Đây là điểm khác với công dân khác, cần lưu ý.
          Tương tự như vậy, là tổng thống của một đất nước nào đó mà người ta bảo vệ không phải bảo vệ cá nhân người đó mà bảo vệ danh dự, uy tín chức danh tổng thống của nước đó. Vì thế, luật pháp của nước đó và của cộng đồng quốc tế đều phải tôn trọng. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ!
          Với hai lý do cơ bản trên cho thấy, ý kiến của đại biểu Nguyn Th Xuân là có cơ sở, cần phải hiểu cho đúng.

          Vì thế, không đồng nhất ý kiến của đại biểu Nguyn Th Xuân với việc đấu tranh với một số cán bộ, đảng viên như bài viết cho là “không bôi cũng đã nh”, nhưng phải có sự điều tra, xác minh, kết luận, chưa làm mà đã vội kết luận là họ vi phạm pháp luật là võ đoán, là mắc tội “bôi nhọ”. Nhận xét, đánh giá về một con người phải rất thận trọng là vì thế. Hiện nay, Đảng, Nhà nước đang tích cực thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) nhằm đưa những người không đủ tiêu chuẩn ra khỏi bộ máy của Đảng, Nhà nước. Những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, tham nhũng đều bị lên án và khuyến khích báo chí, nhân dân tố cáo, đưa họ ra trước pháp luật. Những trường hợp đó không phải người khác bôi nhọ họ mà tự họ làm nhọ mình, nhưng lại che đậy tinh vi, rất cần sự chung tay của cả cộng đồng để loại bỏ con sâu mọt đó ra khỏi bộ máy, chứ có pháp luật nào bảo vệ đâu mà bạn Trân Văn đánh đồng. Quá trình đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực do họ đang có chức quyền, nên rất có thể người ta sử dụng chức quyền ấy vào bảo vệ việc làm sai của mình. Thế là vi phạm chồng vi phạm. Điều đó đặt ra và đòi hỏi những người đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực phải bản lĩnh, không khuất phục trước quyền uy. Đồng thời, không lợi dụng chống tham nhũng, tiêu cực để có hành vi bôi nh làm mt uy tín, xúc phm danh dự của người khác, nhất là người đứng đầu tổ chức nào đó. Vì như thế, chính người đi tố cáo đã vi phạm pháp luật. Cho nên, không phải “Hiến pháp, lut pháp được son, ban hành, áp dng vi toàn dân, lãnh đo là ngoi lệ” như bạn Trân Văn nêu./.