Feb 3, 2022

Bảo vệ những giá trị truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam

           Tre Việt - Từ khi thành lập đến nay, suốt quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, thực sự là Quân đội anh hùng của dân, do dân và vì dân; được Đảng và Nhân dân ta hết mực tin yêu, bạn bè ngưỡng mộ và ngay cả kẻ thù cũng phải nể phục. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị luôn “bới lông tìm vết” để tung ra những luận điệu xuyên tạc nhằm hạ thấp, bôi nhọ truyền thống tốt đẹp của Quân đội ta.

Những luận điệu xuyên tạc cần phê phán, bác bỏ

Thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội, các thế lực thù địch luôn tập trung xuyên tạc những giá trị truyền thống tốt đẹp của Quân đội ta. Chúng tập trung xuyên tạc về lòng trung thành của Quân đội với Đảng, với Nhà nước và Nhân dân; xuyên tạc mối quan hệ đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế của Quân đội với những luân điệu hết sức phản động, phản khoa học, hòng làm phai mờ hình ảnh tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân và bạn bè quốc tế. Nổi bật là một số luận điệu: “Lực lượng vũ trang chỉ trung thành với Tổ quốc và Nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức, lực lượng nào”; “xóa bỏ quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam”; “Quân đội là chỉ của quốc gia dân tộc” và có nhiệm vụ “bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân chứ không phải bảo vệ chế độ nào”(!). Khi Quân đội ta thực hiện chức năng, nhiệm vụ đội quân công tác, tiến hành công tác dân vận, giúp đỡ nhân dân giải quyết các “điểm nóng” về xã hội, đấu tranh chống việc lợi dụng những vấn đề dân tộc, tôn giáo thì các thế lực lại xuyên tạc, vu cáo “Quân đội cứu Đảng, đàn áp nhân dân”, v.v. Cùng với đó, chúng triệt để lợi dụng những thiếu sót, khuyết điểm của một số cán bộ, chiến sĩ trong quan hệ với nhân dân để ra sức kích động nhằm chia rẽ mối quan hệ giữa Quân đội với nhân dân; chúng vu cáo: “Tuy gọi là Quân đội nhân dân song thực chất chỉ là công cụ bạo lực của một tập đoàn cầm quyền, không phải là quân đội mang lại lợi ích cho dân”(!). Hòng xuyên tạc, hạ thấp, bôi nhọ nghĩa vụ quốc tế vô sản cao cả của Quân đội ta, các thế lực thù địch xuyên tạc, rằng: việc Quân đội nhân dân Việt Nam cử lực lượng tình nguyện làm nhiệm vụ quốc tế cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng lại là “hành động xâm lược”(!)

Những luận điệu trên được chúng “nhai đi nhai lại” nhiều lần, do vậy, nếu không tỉnh táo, sáng suốt, một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ, có thể bị tiêm nhiễm những luận điệu phản động đó. Vì vậy, chúng ta phải kiên quyết phê phán, đấu tranh.

Bảo vệ và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của Quân đội

Để nâng cao hiệu quả phòng, chống sự xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với Quân đội; đồng thời, giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống tốt đẹp của Quân đội và “Bộ đội Cụ Hồ”, chúng ta cần chú trọng thực hiện tốt một số vấn đề sau.  

Tăng cường sự lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng trong giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam, của “Bộ đội Cụ Hồ”. Vì sự lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng là nhân tố quyết định sự trưởng thành và chiến thắng của Quân đội ta, bảo đảm giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam, của “Bộ đội Cụ Hồ” trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Để bản chất, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục được giữ vững và phát huy trong thời kỳ mới, cần chăm lo xây dựng hệ thống tổ chức đảng trong Quân đội trong sạch, vững mạnh. Đồng thời, tăng cường rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên trong quân đội thực sự là hạt nhân, nòng cốt trong việc giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, của “Bộ đội Cụ Hồ”.

Phát huy tốt vai trò của đồng bào các dân tộc trong giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, của “Bộ đội Cụ Hồ”. Bởi, “Quân với dân như cá với nước” là mối quan hệ mật thiết giữa Quân đội và nhân dân; nó bắt nguồn từ trong bản chất, truyền thống của Quân đội cách mạng do Đảng ta giáo dục và rèn luyện. Hiện nay, trước những tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, nhất là sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình” nhằm chia rẽ Quân đội với nhân dân, thì sự thương yêu, giúp đỡ của nhân dân đối với Quân đội càng có ý nghĩa quan trọng đối với việc giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, của “Bộ đội Cụ Hồ”.

Tiếp tục giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, của “Bộ đội Cụ Hồ”. Vấn đề cơ bản có tính quyết định trực tiếp là sự nỗ lực phấn đấu rèn luyện của toàn thể cán bộ, chiến sĩ Quân đội trong thực tiễn xây dựng, chiến đấu, công tác và lao động sản xuất trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh, mọi nhiệm vụ. Việc giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, của “Bộ đội Cụ Hồ” là công việc của chính mỗi cán bộ, chiến sĩ; thể hiện cụ thể trong thực tiễn huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, công tác và lao động sản xuất, cũng như trong sinh hoạt đời thường của mỗi quân nhân. Để đạt hiệu quả đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ phải nỗ lực rèn luyện, phấn đấu thực hiện tốt việc học tậplàm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với Cuộc vận động Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới.

Thường xuyên nêu cao cảnh giác, tích cực đấu tranh phòng, chống sự xuyên tạc của các thế lực thù địch về những giá trị truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam, của “Bộ đội Cụ Hồ”. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của các cấp ủy đảng trong đấu tranh phòng, chống quan điểm thù địch, sai trái, xuyên tạc, phủ nhận bản chất, truyền thống của Quân đội, của “Bộ đội Cụ Hồ”. Các hoạt động đấu tranh phải theo đúng định hướng của Đảng, chặt chẽ về nguyên tắc, vững vàng về quan điểm chính trị, sâu sắc về lý luận khoa học, sắc bén trong phương pháp và đạt hiệu quả cao. Để đạt hiệu quả cần phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, nhất là vai trò của các cơ quan nghiên cứu khoa học, lực lượng nòng cốt chuyên sâu ở các cơ quan, đơn vị cùng cơ quan báo chí, truyền thông,… tiến công chống quan điểm thù địch, sai trái xuyên tạc, phủ nhận bản chất, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, của “Bộ đội Cụ Hồ”. Đồng thời, cung cấp đầy đủ những thông tin liên quan đến vấn đề đấu tranh dưới nhiều hình thức để kịp thời định hướng đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận bản chất, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, của “Bộ đội Cụ Hồ”./.

Quan điểm về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của Việt Nam là không thể xuyên tạc

           Quan điểm của Việt Nam trong bảo vệ, bảo đảm và phát triển quyền con người là rất rõ ràng. Thế nhưng lâu nay, một số tổ chức, cá nhân thù địch vẫn cố tình bóp méo, xuyên tạc quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong bảo vệ và phát triển quyền con người.

Tết Nhâm Dần vừa đến. Trong bối cảnh gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội do tác động ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn nỗ lực để bảo đảm cho mọi người, mọi nhà đều phải có Tết với tinh thần “nghĩa tình, tri ân, an toàn, lành mạnh, vui tươi, hạnh phúc, tiết kiệm”.

Ông Terence Jones, Quyền Đại diện thường trú
UNDP tại Việt Nam đánh giá cao cam kết và nỗ lực
của Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ
các quyền con người.

Theo tinh thần ấy trong suốt thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” xem có ai khó khăn, có ai thiếu ăn, thiếu mặc,… nhất là các gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo, công nhân lao động, những gia đình chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 với quyết tâm không ai bị bỏ lại phía sau, không người nào, không gia đình nào không có Tết, v.v. Đây được xem là một dẫn chứng sinh động, cụ thể khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người.


Không phải đến bây giờ Đảng, Nhà nước Việt Nam mới khẳng định điều ấy mà ngay trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 02/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ, cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Trong suốt quá trình lãnh đạo, điều hành đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định: con người là trung tâm của các chính sách kinh tế – xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững, bảo đảm thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Việt Nam đều nhằm phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, tất cả vì con người và cho con người.

Hơn ai hết, Việt Nam hiểu rõ giá trị của nhân quyền. Bởi, đất nước này đã từng phải gánh chịu những hậu quả nặng nề bởi các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang, từng là nạn nhân của những hành động vi phạm nhân quyền khủng khiếp nhất. Đảng, Nhà nước Việt Nam nhận thức rất rõ rằng quyền con người vừa mang tính phổ biến, thể hiện khát vọng chung của nhân loại, vừa có tính đặc thù đối với từng xã hội và cộng đồng. Trong một thế giới ngày càng đa dạng, Chính phủ Việt Nam cho rằng khi tiếp cận và xử lý vấn đề quyền con người cần kết hợp hài hòa các chuẩn mực, nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế với những điều kiện đặc thù về lịch sử, chính trị, kinh tế – xã hội, các giá trị văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán của mỗi quốc gia và khu vực.

Các thế lực thù địch, phản động tuyên truyền xuyên tạc nói xấu tình hình nhân quyền Việt Nam rồi so sánh với nước khác và tỏ ra thiện chí “khuyên” rằng phải “học theo” nước này, nước nọ thì mới cải thiện được nhân quyền, v.v. Về việc này, Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố, những hành động, luận điệu đó là vô lối, không thể chấp nhận và phải kiên quyết đấu tranh phản bác. Quan điểm của Việt Nam là không một nước nào có quyền áp đặt mô hình chính trị, kinh tế, văn hóa của mình cho một quốc gia khác. Cần tiếp cận một cách toàn diện tất cả các quyền con người về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa trong một tổng thể hài hòa, không được xem nhẹ bất cứ quyền nào. Theo Việt Nam, các quyền và tự do của mỗi cá nhân chỉ có thể được bảo đảm và phát huy trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích chung của dân tộc và cộng đồng; quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ, trách nhiệm đối với xã hội. Việc chỉ ưu tiên hoặc tuyệt đối hóa các quyền dân sự, chính trị và một số quyền tự do cá nhân, không quan tâm thích đáng đến quyền phát triển, các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của cả cộng đồng là cách tiếp cận chủ quan, phiến diện, không phản ánh đầy đủ bức tranh toàn cảnh về quyền con người.

Chính phủ Việt Nam cho rằng, trách nhiệm và quyền hạn của trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người trước hết thuộc về mỗi quốc gia. Các quốc gia có trách nhiệm xây dựng hệ thống pháp luật trong nước phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương Liên hợp quốc có tính đến hoàn cảnh của mỗi nước để bảo đảm cho người dân được thụ hưởng quyền con người một cách tốt nhất. Do khác biệt về hoàn cảnh lịch sử, chế độ chính trị, trình độ phát triển, giá trị truyền thống văn hóa,… nên cách tiếp cận về quyền con người của mỗi quốc gia có thể khác nhau. Việc hợp tác và đối thoại giữa các quốc gia để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là một yêu cầu cần thiết và khách quan. Việt Nam ủng hộ việc tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền con người trên cơ sở đối thoại bình đẳng, xây dựng, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, vì mục tiêu chung là thúc đẩy và bảo vệ ngày càng tốt hơn các quyền con người. Việt Nam sẵn sàng học hỏi, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng kiên quyết phản đối việc một số quốc gia, tổ chức, cá nhân có những âm mưu, thủ đoạn, hành động lợi dụng vấn đề nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, trong đó có Việt Nam. Nhà nước và nhân dân Việt Nam cho rằng đó là hành động vô lối và không thể chấp nhận. Theo Việt Nam, không cho phép bất kỳ nước nào có quyền sử dụng vấn đề quyền con người làm công cụ can thiệp vào công việc nội bộ các quốc gia, gây đối đầu, gây sức ép chính trị, thậm chí sử dụng vũ lực hoặc làm điều kiện trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại,… với nước khác.

Trong một thế giới hội nhập ngày càng sâu rộng, tùy thuộc lẫn nhau, Việt Nam cho rằng các quyền con người chỉ có thể được tôn trọng và bảo vệ trong một môi trường hòa bình, an ninh, bình đẳng và phát triển bền vững, trong đó các giá trị nhân bản được tôn trọng và bảo vệ. Cuộc đấu tranh vì các quyền con người cần tiến hành đồng thời với các biện pháp ngăn chặn các cuộc chiến tranh, xung đột, khủng bố, nghèo đói, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia,… đang hàng ngày, hàng giờ đe dọa hòa bình, an ninh, độc lập và phồn vinh của mọi quốc gia, ngăn cản việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên toàn thế giới.

Các quan điểm, chính sách nhất quán như đã đề cập của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc, nội dung cơ bản và xu thế phát triển theo hướng tiến bộ của luật pháp quốc tế nói chung và trong lĩnh vực quyền con người nói riêng. Bảo vệ, bảo đảm, thúc đẩy phát triển quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Những năm qua, đặc biệt là sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ, bảo đảm quyền con người. Nhưng bằng mọi âm mưu, thủ đoạn, luận điệu, chiêu trò các thế lực thù địch vẫn cố tình phủ nhận thành tựu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã đạt được, gia tăng sự chống phá Việt Nam núp dưới chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”. Việt Nam kịch liệt phản đối, lên án và kiên quyết đấu tranh với những âm mưu và hành động ấy. Bởi, nó không giúp ích cho bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người mà trái lại đó là những hành động trắng trợn xúc phạm các giá trị của nhân quyền không hơn không kém./.

 (nguồn Hương Sen Việt)