May 13, 2021

“Quay đầu là bờ”

        Tre Việt - Tạ Duy Anh vừa có bài “Nhạy cảm” đăng trên trang facebook Tiếng Dân News; trong đó, ông ta “chia sẻ” với “nhiều bạn ngỏ ý muốn biết để có thể làm nghề biên tập sách (ở Việt Nam) thì cần nhất năng lực gì?”. Tạ Duy Anh viết: “Hy vọng những gì tôi chia sẻ cũng là câu trả lời các bạn”. Đọc toàn bài viết, câu  trả lời toát lên là phải tránh sự “nhạy cảm”. Mà thế nào là “nhạy cảm”, ông ta liệt kê lô xích sông ví dụ mà theo ông ấy là không có trường lớp nào dạy cả.

Đọc những “chia sẻ” của Tạ Duy Anh, Tre Việt cứ phải ngoáy tai liên tục. Khi xã hội còn phân chia giai cấp, giai cấp nào cầm quyền thì toàn bộ bộ máy của nhà nước ấy đều phục vụ giai cấp cầm quyền. Đó là lẽ đương nhiên. Ở Việt Nam, giai cấp công nông và đội ngũ trí thức đang xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh dưới sự lãnh đạo của Đảng, nên những ai ủng hộ sự nghiệp đấy đều là đối tác; những kẻ nào chống lại sự nghiệp, mục tiêu đó đều là đối tượng phải đấu tranh. Điều này đã được Đảng ta công khai với bàn dân thiên hạ, không có gì úp mở cả. Chiều theo tuyên ngôn đó, thì bất kể kẻ nào chống lại sự nghiệp, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dưới bất cứ hình thức nào đều phải đấu tranh. Họ lợi dụng sáng tác văn học, nghệ thuật, báo chí, để cài cắm những tư tưởng, ý định chống lại con đường mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn là rất tinh vi, thâm độc, mà một trong những nhiệm vụ của các biên tập viên là phải phát hiện, kịp thời ngăn chặn thì Tạ Duy Anh cho đó là “nhạy cảm”. Toàn bộ sách, báo, văn học, nghệ thuật của Nhà nước ta đều phải có tính đảng, tính giai cấp, tính giáo dục, tính thẩm mỹ, nếu thiếu một trong những tính đó thì đều không đủ điều kiện để xuất bản. Lẽ nào, một người sáng tác như Tạ Duy Anh lại “quên” điều sơ đẳng đó sao? Không. Tạ Duy Anh không “quên” mà đang cổ súy cho khuynh hướng sáng tác đi ngược lại những điều đó. Một số sáng tác của Tạ Duy Anh thời gian vừa qua cho thấy rõ điều ấy. Vậy là Tạ Duy Anh đã tự mình không đi chung con đường của toàn thể nhân dân lao động Việt Nam, mà đi con đường riêng của những kẻ trở cờ.

Thật tiếc cho một người có khả năng sáng tác, nhưng không sáng tác vì quảng đại quần chúng nhân dân, mà chỉ nhằm phục vụ cho số ít, của thiểu số, của những kẻ không vì độc lập, tự do, hạnh phúc của đồng bào mình. Hãy tỉnh ngộ! Bởi “quay đầu là bờ” Tạ Duy Anh ạ!

 

 

 

Thói “ăn theo nói leo”

Tre Việt – Ngày 11/5/2021, Facebook Việt Tân có bài “Dân biểu lưỡng đảng Mỹ giới thiệu đạo luật nhân quyền trước ngày nhân quyền cho Việt Nam”. Trong đó loan tin, một nhóm các thành viên lưỡng đảng thuộc Hạ viện Mỹ gồm: Chris Smith, Zoe Lofgren, Alan Lowenthal vừa giới thiệu một đạo luật về nhân quyền (HR 3001), nhằm buộc các quan chức Việt Nam “phải chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đồng thời giúp ưu tiên bảo vệ các quyền tự do và phát triển nhà nước pháp quyền ở Việt Nam”. Trong 11 buổi điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam, Dân biểu Smith “nổ” to nhất với khẩu hiệu: “Tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do internet, các công đoàn độc lập, việc bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái khỏi bị buôn bán, và những tiến bộ trong nhà nước pháp quyền phải là những thành phần thiết yếu của bất kỳ nỗ lực nào do Hoa Kỳ dẫn đầu nhằm đảm bảo rằng Việt Nam và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.

Đạo luật này không xa lạ gì với nhiều người Việt Nam. Đây là “tối kiến chính trị” của một nhóm dân biểu Mỹ, nòng cốt là “03 ông đầu đen” nói trên. Các phiên bản của nó đã được Hạ viện Mỹ thông qua ba lần, vào các năm 2004, 2008 và 2013; tuy nhiên, với tầm nhìn rộng hơn, xác thực hơn, các nghị sĩ tại Thượng viện Mỹ đã vứt nó vào sọt rác. Đành rằng, trong hoạt động chính trị, ở mỗi cấp, mỗi tầm rất cần có những sáng kiến để mang lại lợi ích cho cộng đồng, nhân loại. Nhiều sáng kiến như: Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương do Chính phủ Ấn Độ khởi xướng; Sáng kiến quốc gia thông minh của Singapore; Sáng kiến SALPIE - vành đai mới của Mỹ; Sáng kiến vì một Châu Á già hóa Khỏe mạnh do Việt Nam đề xuất,… đang mang lại diện mạo mới cho bạn bè quốc tế, nhân dân các nước có cuộc sống thịnh vượng. Bên cạnh đó, cũng có nhiều “sản phẩm tồi”; trong đó, “sáng kiến” về Đạo luật nhân quyền cho Việt Nam nói trên là một sản phẩm như thế. Rõ ràng là chất lượng sản phẩm rất kém nên cả 03 lần đào lên đều bị chôn xuống, vứt vào sọt rác. Đến thời Tổng thống Donald Trump, với nhãn quan chính trị đa chiều, trung thực hơn, ông Trump đánh giá khách quan hơn rất nhiều về thực trạng nhân quyền ở Việt Nam và cũng bày tỏ rõ ràng quan điểm về những sản phẩm chính trị tồi tệ đó thì đừng có đưa vào chương trình nghị sự của lưỡng viện làm gì cho rác nhà. Do đó, hơn 8 năm qua, đạo luật nhân quyền này nằm chết trong tủ cho đến khi Tổng thống Joe Biden lên lãnh đạo nước Mỹ. Trong thông cáo báo chí phổ biến ngày 24/02/2021 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Antony Blinken tuyên bố vấn đề nhân quyền được đặt là trung tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ và Chính quyền Tổng thống Joe Biden cam kết thực hiện một chính sách đối ngoại hợp nhất với các giá trị dân chủ và chú trọng đến bảo vệ dân chủ và nhân quyền. Vậy là, đang “chết đuối vớ được cọc”, nhóm dân biểu nói trên lại thổi hồn cho “thây ma” đã chết rữa cách đây 8 năm một lần nữa; hòng làm cho cái thây ma đó “sống lại”. Thật là khôi hài!.

 Những slogan kiểu đó nhằm tạo sự chú ý và thổi thêm chút hy vọng cho giới “dân chủ” tăng thêm tinh thần đấu tranh trong bối cảnh thoái trào toàn diện. Nhưng kết cục rồi sẽ như những lần trước, đều vô vọng mà thôi. Đó là cái kết cho thói “ăn theo nói leo”./.