May 14, 2019

Nói láo

Tre Việt - Vừa qua, trên VOA có bài Di sản Việt Nam Cộng Hòa (VNCH): Khi nền văn minh đã thắng chế độ man rợ, cho rằng, sau khi giải phóng miền Nam, chính quyền mới đã tiêu hủy nhiều sách, tài liệu, băng đĩa các loại,… tạo nên “một cuộc thảm sát văn hóa”, kéo lùi văn hóa miền Nam sao cho tương đồng với trình độ kém phát triển của miền Bắc. Nhưng sau hơn 40 năm, văn hóa VNCH đã không chết; di sản văn hóa của một nền văn minh đã không hoàn toàn thua “chế độ man rợ”. Người phọt” ra câu chuyện này là Mạnh Kim, chuyên gia viết Blog đăng tải trên VOA, ông ta học rộng nên chắc hiểu rõ vấn đề về văn hóa, chỉ là cố tình nói láo để lừa phỉnh thiên hạ.
Theo các nhà nghiên cứu, văn hóa thường được hiểu là sản phẩm của loài người. Nó được tạo ra, tái tạo, phát triển, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quan hệ qua lại giữa con người và quá trình xã hội hóa. Sự phát triển của nó được biểu hiện trong các hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà con người tạo ra. Đồng thời, chính văn hóa lại tham gia việc tạo nên con người, duy trì trật tự và sự phát triển bền vững xã hội.
Sự hình thành và phát triển văn hóa phụ thuộc chủ yếu vào địa lý, dân cư và chịu sự tác động củakiến trúc thượng tầng xã hội gắn với những thể chế chính trị xác địnhCùng một nguồn gốc, nhưng văn hóa sẽ có sự tiếp thu khác nhau khi truyền bá vào những khu vực, cộng đồng xã hội khác nhau; đồng thời, mỗi sản phẩm văn hóa, có thời kỳ hưng thịnh, có giai đoạn suy tàn. Cho nên, trong giai đoạn thể chế chính trị VNCH, một nhánh của văn hóa Việt Nam ở miền Nam có sự phát triển khác biệt so với văn hóa miền Bắc; sau giải phóng, việc tiếp thucó tính chọn lọc văn hóa giai đoạn này sao cho phù hợp với nếp sống mới là rất cần thiết; nhiều sản phẩm xấu, như: đồi trụy, lối sống thực dụng, bạo lực,… bị tàn lụi;nhiều sản phẩm tốt như: vọng cổ, đờn ca tài tử, tín ngưỡng phật giáo,… càng hưng thịnh và phát triển. Đó là tất yếu của lịch sử, không thể gọi là “thảm sát”. Việc so sánh văn hóa giữa các giai đoạn lịch sử có các thể chế chính trị khác nhau là khập khiễng, thiếu căn cứ. Loài người luôn lao động, sáng tạo trong mọi hoàn cảnh nên văn hóa trong thực tế luôn luôn phát triển, không thể có sự kéo lùi.
Mỗi chế độ chính trị có trách nhiệm xây dựng, định hướng sự phát triển văn hóa của quốc gia, dân tộcNhận thức đúng điều đótháng 02-1943, Đảng ta đã ban hành “Đề cương văn hóa Việt Namđặt nền tảng lý luận cho sự nghiệp xây dựng văn hóa kháng chiến, kiến quốc, soi đường cho sự phát triển nền văn hóa Việt Nam trong suốt hơn 75 năm qua. Để phát triển văn hóa đúng hướng, góp phần xây dựng con người mới, Đảng xác định: “Văn hóa là một trong ba mặt trận quan trọng: kinh tế, chính trị, văn hóa” và đề ra nhiều chủ chương, biện pháp lãnh đạo trong các văn bản, như: Nghị quyết 05-NQ/TW về “Lãnh đạo văn hóa - văn nghệ trong cơ chế thị trường của Bộ Chính trị (khóa VI)Nghị quyết chuyên đề về Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII);,… đã định hướng cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân quyết tâm giữ gìn, bảo vệ “bản sắc văn hoá dân tộc” trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Thực hiện chủ trương, đường lối đó, nhiều chương trình, dự án, kế hoạch bảo tồn, phục hồi, phát triển văn hóa dân tộc được đẩy mạnh thực hiện góp phần đưa nhiều di sản văn hoá vật thể, phi vật thể như: quần thể di tích cố đô Huế, phố cổ Hội An, Nhã nhạc cung đình Huế,… được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại. Theo dòng chảy đó, nhiều sản phẩm văn hóa có giá trị của nhân dân miền Nam sản sinh trong giaiđoạn VNCH cũng được bảo tồn, phát triển như các loại sách, tài liệu, nhạc Bolero,… là kết quả tất yếu khi các chính sách của Đảng đi vào cuộc sống. Một giai đoạn phát triển văn hóa có chủ trương, chính sách, lãnh đạo, chương trình,… là chưa từng có trong lịch sử Việt Nam, sao lại gọi là “man rợ”, sao lại gọi là “kéo lùi”. Chế độ VNCH đã làm những gì để phát triển văn hóa? Nói như Kim chẳng phải là láo sao ?