Nov 29, 2013

Cười đê

Mời các bác thư giãn tí cho đỡ đau đầu...

Cứ gọi là sành điệu như "củ kiệu" | ảnh vui,ảnh chế,hài hước,ảnh tếu,ảnh hài hước
Trong lúc đi chợ về, mẹ ghé qua quán nét ngồi xem phim thế mới "gọi là vui".

Cứ gọi là sành điệu như "củ kiệu" | ảnh vui,ảnh chế,hài hước,ảnh tếu,ảnh hài hước
Đeo kính kiểu này quả là hiểm.

Cứ gọi là sành điệu như "củ kiệu" | ảnh vui,ảnh chế,hài hước,ảnh tếu,ảnh hài hước
Đồng hồ nhiều với sành điệu và hơn bạn hơn bè.

Cứ gọi là sành điệu như "củ kiệu" | ảnh vui,ảnh chế,hài hước,ảnh tếu,ảnh hài hước
Già thì già nhưng vẫn phải bỏ dép cưỡi xe phân khối lớn nhé.

Cứ gọi là sành điệu như "củ kiệu" | ảnh vui,ảnh chế,hài hước,ảnh tếu,ảnh hài hước
Online mọi lúc mọi nơi để update tình hình.

Cứ gọi là sành điệu như "củ kiệu" | ảnh vui,ảnh chế,hài hước,ảnh tếu,ảnh hài hước
"Tự sướng" kiểu này trông khá hiểm đấy nhỉ.

Cứ gọi là sành điệu như "củ kiệu" | ảnh vui,ảnh chế,hài hước,ảnh tếu,ảnh hài hước
Chổng mông, hở lưng và lộ nội y là "hi sinh" vì nghệ thuật.

Cứ gọi là sành điệu như "củ kiệu" | ảnh vui,ảnh chế,hài hước,ảnh tếu,ảnh hài hước
Nhà có thể giột bất cứ chỗ nào nhưng "em yêu máy tính" của anh thì phải che ô.

Cứ gọi là sành điệu như "củ kiệu" | ảnh vui,ảnh chế,hài hước,ảnh tếu,ảnh hài hước
Tạo dáng kiểu này thì không ai bằng.

Cứ gọi là sành điệu như "củ kiệu" | ảnh vui,ảnh chế,hài hước,ảnh tếu,ảnh hài hước
Đánh đu kiểu này thì không đỡ nổi.

Cứ gọi là sành điệu như "củ kiệu" | ảnh vui,ảnh chế,hài hước,ảnh tếu,ảnh hài hước
Điệu đà lấn át cả cô dâu.

Cứ gọi là sành điệu như "củ kiệu" | ảnh vui,ảnh chế,hài hước,ảnh tếu,ảnh hài hước
Cưỡi ngựa thời hiện đại.

Cứ gọi là sành điệu như "củ kiệu" | ảnh vui,ảnh chế,hài hước,ảnh tếu,ảnh hài hước
Muốn xinh đẹp nhưng trang điểm kiểu thế này thì chẳng khác gì "quỷ tha ma vồ".

Nov 27, 2013

Hành động “nối giáo cho giặc” của Văn bút Canada

Tre Việt - Việc Văn bút Canada (PEN Canadatrao Giải One Humanity” cho Blog Điếu cày (Nguyễn Văn Hải) gần đây, trị giá 5.000 đô la, đã làm cho dư luận hết sức ngỡ ngàng và tạo sự phản ứng gay gắt của nhiều tổ chức, cá nhân trong cộng đồng quốc tế. Nhằm xoa dịu tình hình, tổ chức này đã đưa ra “những lời giải thích” hết sức kệch cỡm không thể chấp nhận được, rằng: “Giải thưởng” đã được trao cho tác giả có những bài viết “vượt qua biên giới các quốc gia, tạo được sự liên kết giữa các nền văn hóa”, “ghi nhtinh thần dũng cảm đấu tranh, cố vũ cho nhân quyền ở Việt Nam”, v.v.
Cần khẳng định rằng, dù Văn bút Canada có trả lời, giải thích như thế nào thì cũng không thể che dấu được sự thật là họ đã cố tình vi phạm tôn chỉ, mục đích hoạt động của Văn bút quốc tế (International PEN) mà Văn bút Canada là thành viên. Tôn chỉ, mục đích của Văn bút quốc tế đã khẳng định: hoạt động không phục vụ hay lệ thuộc bởi mưu đồ chính trị của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào; kiên quyết chống lại sự xuyên tạc, lừa dối, bóp méo các sự kiện vì mục đích chính trị riêng và cam kết thúc đẩy hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc; loại bỏ phân biệt chủng tộc, hận thù giai cấp, vì lý tưởng cho một nhân loại chung sống hòa bình. Vì thế, người được vinh danh phải là nhà văn, nhà thơ, nhà báo chân chính; các tác phẩm của họ phải có tác dụng thúc đẩy sự nghiệp phát triển báo chí, văn chương và hướng con người tới các giá trị chân - thiện - mỹ được xã hội thừa nhận.
Với tư cách là thành viên của Văn bút quốc tế, lẽ ra Văn bút Canada phải hướng mọi hoạt động của mình vào việc thúc đẩy tình hữu nghị, hợp tác trí tuệ và sự hiểu biết giữa các nhà văn trên khắp thế giới, nâng cao vai trò văn học đối với sự phát triển văn hóa của nhân loại,... Thế mà Văn bút Canada lại cố tình “trao thưởng”, “vinh danh” Blog Điều cày - một con người đạo đức thấp kém, vi phạm pháp luật bị pháp luật Việt Nam tuyên án 12 năm tù (hiện đang thi hành án),… Thật nực cười, người vi phạm pháp luật như vậy lại được Văn bút Canada gọi là “nhà văn, nhà báo, blogger dũng cảm”. Hơn nữa, Nguyễn Văn Hải không có bất kỳ một tác phẩm văn học, báo chí nào; ông ta thường xuyên copy những thông tin trái chiều từ các blog, website đen, rồi nhào nặn và đưa lên mạng in-tơ-nét, với mục đích chống đối Ðảng và Nhà nước Việt Nam, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh quốc giathực hiện mưu đồ lật đổ chính quyền nhân dân.
Việc làm trên của Văn bút Canada chẳng những là hành động “nối giáo cho gặcmà còn là sự phản bội tôn chỉ, mục đích của tổ chức Văn bút quốc tế; với tư cách thành viên, Văn bút Canada đã cam kết. Như vậy, hành động trên của Văn bút Canada là đã tự tước bỏ tư cách thành viên Văn bút quốc tế của mình, cho dù có biện minh thế nào chăng nữa cũng cho ta thấy rõ điều đó.

Nov 21, 2013

“PHÁ XIỀNG” LÀ PHÁ XIỀNG NÀO?

Tre Việt - Vừa qua, tung húng cho “sáng kiến” của Lê Hiếu Đằng về việc thành lạp cái gọi là “Đảng Dân chủ xã hội”, trong bài trả lời phỏng vấn của Mặc Lâm, phóng viên đài RFA và bài viết đăng trên www.boxitvn.net, ông Hồ Ngọc Nhuận (nguyên là Giám đốc Chánh trị chủ bút nhật báo Tia sáng; Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh; Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam) cho rằng: “vận hội mới cho nước nhà đã đến…”, đã đến lúc “Phá xiềng”.
Vậy, phá xiềng là phá xiềng nào?
 Tôi không biết là ông đang sống có được khỏe mạnh (cả về thể chất và tinh thần) hay không, mà chẳng hiểu là: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cả dân tộc Việt Nam đã đứng lên đánh Pháp, đuổi Nhật để giành quyền tự quyết, độc lập, tự do; đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước. Trong Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 02-9-1945 có đoạn viết: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Và hiện nay, đất nước Việt Nam đã và đang độc lập, thống nhất, mỗi người dân được hưởng tự do, dân chủ, công bằng và tích cực xây dựng cuộc sống ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc. Đó là một sự thật lịch sử không thể bác bỏ! Dân tộc, nhân dân Việt Nam đã đứng lên phá bỏ cái “xiềng” nô lệ do bọn thực dân, đế quốc, để giành quyền tự quyết cho dân tộc và cá nhân mỗi người.Ai cũng hiểu điều đó, chỉ có những kẻ bị “thiểu năng” cả về thể chất lẫn trí tuệ mới chẳng thấy, chẳng hiểu sự thật này.
Ấ thế mà ông Hồ Ngọc Nhuận kêu gọi mọi người bằng cách “phá xiềng”, ủng hộ việc thành lập cái gọi là “Đảng Dân chủ xã hội”, để “lãnh đạo nhân dân” xây dựng “một chế độ dân chủ thật, một đời sống tự do thật, một xã hội công bằng thật…” ở Việt Nam(!) Đúng là ông ta bị “thiểu năng” trí tuệ. Vì sao tôi nói vậy? Có lẽ ông bị “mù” nên không đọc được lịch sử phát triển của xã hội Việt Nam từ những năm 30 của thế kỷ XX đến nay. Tôi xin bật mí: Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội có cơ sở chính trị, pháp lý rõ ràng.
Ở Việt Nam, năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử đấu tranh chính trị, giai cấp; phù hợp với yêu cầu của lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam. Với tính tiên phong của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng minh được năng lực lãnh đạo, tập hợp nhân dân, được nhân dân trao cho trọng trách là lực lượng lãnh đạo toàn xã hội đứng lên đấu tranh chống lại ách đô hộ của bọn thực dân, đế quốc, giành độc lập dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Và trên thực tế, từ đó đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân, luôn cố gắng, phấn đấu để “lòng dân, ý đảng” luôn hòa quyện; đồng thời, xây dựng đường lối, chủ trương đúng đắn để lãnh đạo nhân dân xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thực tế cho thấy, từ năm 1930 đến nay, mặc dù ở Việt Nam đã từng có nhiều đảng chính trị, nhưng các đảng chính trị ấy đều thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và tự giải tán khi tự thấy mình đã hoàn thành trọng trách đối với đất nước và nhân dân. Đây là một thực tế lịch sử chẳng thể bác bỏ. Cùng với đó, Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam chỉ công nhận Đảng Cộng sản Việt Nam là chính đảng duy nhất hoạt động trên lãnh thổ và là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội, chứ không chấp nhận bất cứ một đảng chính trị nào hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, lời kêu gọi của Hồ Ngọc Nhuận về thành lập cái gọi là “Đảng dân chủ xã hội” vừa không có cơ sở lịch sử, chính trị, pháp lý, vừa đi trái quy luật phát triển của dân tộc Việt Nam, trái với ý nguyện của nhân dân, dân tộc Việt Nam. Đó chỉ là một sự hoang tưởng về chính trị, xuất phát từ đầu óc của một kẻ bệnh hoạn, muốn phủ nhận lịch sử, xem thường pháp luật, cần phải bị lên án và trừng trị đích đáng.
Thực ra nhân dân ta ai chẳng biết rõ cái “tâm ý” của Hồ Ngọc Nhuận. Sơ qua lý lịch chính trị (đã nêu trên) thì ông ta đúng là kẻ “trở cờ”, phản bội lại mục tiêu, lý tưởng của dân tộc. Ông ta ăn phải cái bả của những kẻ dân chủ giả hiệu, nên đầu óc ông ta bị chúng “xiềng” bởi những lợi ích ích kỷ, tầm thường, muốn “bán hồn cho quỷ dữ” để kiếm mấy đồng bạc lẻ, muốn dân tộc ta, nhân dân ta đi theo cái gọi là “dân chủ” của ngoại bang. Cho nên, “phá xiềng”, chính là phá cái xiềng trong đầu óc u tối, hoang tưởng, phản bội của Hồ Ngọc Nhuận.

Nhân dân ta nhất định sẽ phá vỡ cái xiềng ấy giúp Hồ Ngọc Nhuận!

Nov 14, 2013

Sự thật đã khai tử “bản kiến nghị” mạo danh, dựng chuyện

Việc Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc sáng 13-11-2013 (theo giờ Việt Nam) đã bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc Việt Nam vi phạm nhân quyền. Nhân dịp này, bạn đọc Phú Diễn gửi cho Tre Việt bài viết sau, xin giới thiệu cùng bạn đọc:

Sự thật đã khai tử “bản kiến nghị” mạo danh, dựng chuyện

Trong khi những người yêu chuộng công lý trên thế giới đang ủng hộ Việt Nam trở thành một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, thì người ta lại thấy xuất hiện trên các trang mạng xã hội bản “kiến nghị chung” xưng danh là “những dân biểu quốc hội, những nhà đấu tranh cho nhân quyền và những tổ chức phi chính phủ”, kêu gọi công khai phản đối tư cách của Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, tháng 11 năm 2013. Với thói quen bịa đặt, dựng chuyện, họ cứ thêm thắt, thổi phồng và làm biến dạng những thông tin chưa được kiểm chứng để vu khống Đảng, Nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền; vẫn theo cách thức gắn kết, quy chụp, như: khi có đối tượng nào đó vi phạm pháp luật, bị pháp luật Việt Nam xử lý, nếu là người có đạo thì họ áp đặt “Việt Nam đàn áp tôn giáo”; là người dân tộc thiểu số thì cho rằng “đàn áp dân tộc thiểu số”, rồi lu loa “Việt Nam đàn vi phạm nhân quyền”,… kèm theo những lời “năn nỷ” với hy vọng có thêm đồng bọn cùng lên giọng phản đối, chỉ trích tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.
Tuy nhiên, việc làm đó cũng chẳng ai thèm điếm xỉa đến; bởi lẽ, chưa ai quên những chiêu bài mạo danh, dựng chuyện kiểu này, như “bản góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992” do họ tự soạn thảo, mạo danh chữ ký của người dân ở Hà Tĩnh, Thái Bình,… gửi Ban soạn thảo sửa đổi Hiến pháp, yêu cầu Quốc hội hủy bỏ Điều 4; rồi đến chuyện bịa đặt về Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực “gầy trơ xương” của những kẻ “bất đồng chính kiến” tự update lên những website, blog cá nhân. Theo đó, một số cơ quan truyền thông, như: BBC, RFA, VOA,... cũng theo đóm ăn tàn kích động dư luận, nhằm làm giảm uy tín và hình ảnh của Nhà nước Việt Nam trước dư luận quốc tế. Nhưng, tất cả đều bẽ bàng, trước sự thật khi được các cơ quan chức năng phanh phui, vạch trần mưu đồ chống phá cách mạng Việt Nam. Tưởng chừng sau những lần đó, họ sẽ cải tà quy chính, nhưng “ngựa cũ vẫn theo đường mòn”, lại tiếp tục tạo dựng “bản kiến nghị chung” gửi Đại sứ Hoa Kỳ Samantha Power và Cao ủy đối ngoại Liên hiệp châu Âu Catherine Ashton có hành động để đưa Việt Nam ra khỏi danh sách ứng cử viên vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Cùng với đó, còn có hàng loạt tin, bài đủ loại tố cáo tình hình vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam. Vượt lên tất cả, Việt Nam vẫn quyết định ứng cử để trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Trong báo cáo ngày 27-8 mà Việt Nam trình lên Chủ tịch Ðại hội đồng Liên hiệp quốc tuyên bố rõ: Việt Nam cam kết bảo vệ nhân quyền trong tư cách ứng cử viên vào Hội đồng Nhân quyền như “quyền và quyền tự do căn bản của người dân Việt Nam được tôn trọng và đảm bảo”, “việc thúc đẩy nhân quyền được cụ thể hóa trong hiến pháp và luật pháp của Việt Nam”, và “quyền tự do biểu đạt ý kiến trên in-tơ-nét được tăng cường”,v.v.
Sự khẳng định đó đã được ghi nhận, dẫu ai có xuyên tạc như thế nào cũng vẫn không thể phủ định được và một sự thật đáng buồn cũng đã đến với những kẻ mạo danh, dựng chuyện là: vào sáng 13-11-2013 (theo giờ Việt Nam), với 184 phiếu thuận trên tổng số 192 phiếu bầu, Ðại hội đồng Liên hợp quốc đã nhất trí bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc khóa (2014 – 2016), Việt Nam là quốc gia ứng cử giành được số phiếu cao nhất trong Cuộc bỏ phiếu lần này. Ðây là sự kiện hết sức quan trọng không chỉ chứng minh uy tín và sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam, mà còn là lời cảnh báo đối với các thế lực thù địch, dù thực hiện nhiều mưu mô đen tối, thiếu thiện chí như thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể đánh tráo được sự thật đầy thuyết phục về thành tựu nhân quyền của Việt Nam.
Sự kiện Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thực sự là bản án, tuyên: khai tử “bản kiến nghị” mạo danh, dựng chuyện của “những dân biểu quốc hội, những nhà đấu tranh cho nhân quyền và những tổ chức phi chính phủ”.
      PHÚ DIỄN


Nov 13, 2013

Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi

Tre Việt - Tôi không nhớ đây là câu ngạn ngữ của dân tộc nào. Bác nào biết mách giúp tôi nhé. Vận vào trường hợp nước ta vừa được Cộng đồng thế giới bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ sao mà thấy đúng thế. Vượt qua những tiếng sủa nhặng xị của nhóm những tổ chức, cá nhân muốn ngăn cản Việt Nam, nhưng Việt Nam vẫn đĩnh đạc và tự tin ứng cử, rồi trúng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2 năm tới đây. Những thành tựu của công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của ĐCS ở Việt Nam những năm qua đã thuyết phục được Cộng đồng thế giới, để 184 trên 192 nước bỏ phiếu ủng hộ Việt Nam. Điều đó cho thấy những nỗ lực cản phá của những chiếc loa rè VOA, BBC, RFA, RFI, HRW... cùng những kẻ đào tẩu như Bùi Tín, hay những kẻ rắp tâm cõng rắn cắn gà nhà như nhóm 258, Kiến nghị 72, Lê thị Công Nhân, Bùi Bích Hằng, bé Phương Uyên, chàng Đình Kha... hoặc những tên "trở cờ " Hiếu Đằng, v.v chỉ là vô vọng. Chó cứ sủa, dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN vẫn cứ tiến lên sánh vai cùng các cường quốc.
Tự hào lắm Việt Nam ơi!

Các mưu đồ đen tối nhằm cản trở Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã thất bại

Tre Việt - Ngày 12-11-2013, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ), khóa 98 đã quyết định tổ chức một sự kiện trọng đại: tổ chức bầu 14 thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ (khóa 2014-2016) từ các ứng cử viên; trong đó, có Việt Nam. Với số phiếu cao nhất (184 phiếu thuận trên tổng số 194 phiếu bầu), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã nhất trí bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền LHQ (khóa 2014 - 2016).
Thời gian qua, một số tổ chức quốc tế, cá nhân núp bóng nhân quyền đã mở một “chiến dịch” nhằm cản trở, hòng làm thất bại việc Việt Nam ứng cử và chính thức trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền của LHQ (khóa 2014 - 2016). Có thể chỉ mặt, kể ra đây một số cái tên, mà mới nghe người ta đã biết họ nói, viết gì, xuyên tạc như thế nào về nhân quyền ở Việt Nam và mục đích của việc làm này là gì, như những cái gọi là: Tổ chức Ân xá quốc tế (AI), Tổ chức theo dõi Nhân quyền (HRW), Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) của Mỹ, tổ chức khủng bố “Việt Tân”,… Hay những “cha đẻ” của cái gọi là Dự luật Nhân quyền Việt Nam: L.Sanchez, C.Smith, E. Royce; rồi cả cái ông Scotl Busby – Phó Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ,… Họ đã phát tán rất nhiều tin, bài và những cái gọi là “tuyên bố”, “kháng thư”, “bản phúc trình”, “Dự luật”,… trên các trang mạng, như: BBC, RFA, RFI, VOA…; hay bằng cách gửi “thư” đến Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, đến các tổ chức quốc tế có uy tín,… Nội dung chủ yếu là dựng chuyện, xuyên tạc tình hình nhân quyền trong xã hội Việt Nam. Họ vu cáo nào là: ở Việt Nam không có tự do báo chí; Việt Nam đàn áp các “nhà bất đồng chính kiến”; Việt Nam bắt bớ, bỏ tù các “nhà bloger”; Việt Nam đàn áp tôn giáo, đàn áp các “nhà dân chủ”,… Cho nên Việt Nam không đủ tư cách ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ(!) Nhưng sự thật vẫn là sự thât. Với số phiếu cao, như đã nói ở trên, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ (khóa 2014-2016). Sự kiện này, không chỉ khẳng định những thành tựu về đảm bảo quyền con người, vị thế, uy tín, trách nhiệm của Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong việc bảo đảm quyền con người, mà còn làm cho các “chiến dịch” đen tối của các thế lực thù địch, những tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí nhằm cản trở Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ thất bại hoàn toàn.
Thật là bẽ mặt cho những kẻ chuyên dựng chuyện, xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam.

Vẫn là chiêu bài dân chủ

Tre Việt - Gần đây, trên mạng internet xuất hiện “Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị” ở Việt Nam, qua đó khởi xướng “Diễn dàn xã hội dân sự”, nhằm mục đích “trao đổi và tập hợp các ý kiến góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa”. Mục đích vậy là đã rõ, vẫn không ngoài những quan điểm, luận điệu đã cũ do một nhóm người khởi xướng, nhưng lần này hình thức và cách làm xem ra “mềm dẻo” hơn mà thôi!
Về bản chất, đây vẫn là chiêu bài lợi dụng vấn đề dân chủ để kích động, lôi kéo, tập hợp những đối tượng bất mãn, tiêu cực nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân; tuyên truyền, chống phá Nhà nước. Nhóm người khởi xướng ra diễn đàn này thừa biết rằng, trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, nhân dân ta đã đổ không biết bao nhiêu xương máu để giành độc lập, tự do. Chúng ta lựa chọn mô hình thể chế chính trị nhất nguyên chứ không phải đa nguyên về chính trị để phát triển. Đó là sự lựa chọn đúng đắn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ chính trị, xã hội, pháp lý của mình đều hướng tới phục vụ nhân dân, thực hiện “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, quyền làm chủ của nhân dân không ngừng được phát huy. Nhân dân được bày tỏ ý kiến, tham gia phản biện, xây dựng các văn bản, giám sát hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước. Các tổ chức, như: Công đoàn, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi,…chính là các tổ chức chính trị, xã hội đại diện cho tiếng nói, ý chí, nguyện vọng của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân, là cầu nối giữa dân với Đảng.
Thực tế chứng minh rằng, sau 27 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu to lớn, kinh tế phát triển; đời sống chính trị, tinh thần của nhân dân có nhiều cải thiện; khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được củng cố vững chắc; vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng lên. Chúng ta đã tích cực, chủ động đề ra đường lối, chủ trương, chính sách về dân tộc, tôn giáo, nhân quyền được thế giới ghi nhận, đánh giá cao.
Trong khi đó, nhóm người khởi xướng diễn đàn vẫn đang mơ tưởng đến một xã hội dân chủ theo kiểu phương Tây, nên không nhận ra một thực tế rằng, không ít nước trên thế giới đang “dân chủ” thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng nên đất nước rối loạn về an ninh, chính trị. Mỗi đảng thâu tóm một lực lượng, tìm cách chạy đua, thanh trừng lẫn nhau, làm rối loạn, gây mất ổn định chính trị, xã hội, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Xã hội như vậy không những không thực hiện được quyền dân chủ của nhân dân mà còn đe dọa đến tính mạng của người dân.
Câu chuyện “bình mới, rượu cũ” lại được nhắc đến, nhưng chiêu bài lần này còn tệ hơn, bởi không chỉ “rượu cũ” và “bình” cũng rất cũ!

Nov 12, 2013

"Cận cảnh" nguyên nhân Liên Xô tan rã

Đọc được bài này, thấy hay hay, pots để các bác cùng ngâm cứu.

Nhân kỷ niệm 96 năm Cách mạng tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2013), bài viết này nhằm cung cấp một cái nhìn cận cảnh về sự tan rã của Liên Xô.

Nov 9, 2013

Không thể dùng "vải thưa che mắt thánh"

 Tre Việt - Gần đây, trên một số trang mạng xuất hiện ý kiến xuyên tạc về thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Việc làm vụng về, vô căn cứ của họ chẳng khác nào dùng “vải thưa che mắt thánh”.

Nov 6, 2013

Mua kính..

Anh nọ dốt đặc cán mai, thấy các ông già bà cả mang kính xem sách, bắt chước ra chợ hỏi mua một đôi. Vào hiệu, bảo chủ hiệu đem ra cho anh ta chọn.


Anh ta đeo kính vào, lấy cuốn lịch đem theo ra xem, xem xong lại bảo chủ hiệu cho chọn đôi khác. Chủ hiệu chiều ý, chọn cho anh ta năm sáu đôi, nhưng đôi nào anh ta cũng không ưng ý. Chủ hiệu bèn chọn một đôi tốt nhất trong hiệu đưa ra. Anh ta đeo vào, lại lấy cuốn lịch ra xem, vẫn lắc đầu chê xấu. Chủ hiệu lấy làm lạ, liếc thấy anh ta cầm cuốn lịch ngược mà xem, sinh nghi, liền hỏi:

- Sao đôi nào cũng chê xấu cả?
Anh ta đáp:
- Xấu thì bảo xấu chứ sao! Kính tốt thì tôi đã xem chữ được rồi!
Chủ hiệu nói:
- Hay là ông không biết chữ?
Anh ta đáp:
- Biết chữ thì đã không cần mua kính.

Nov 5, 2013

Từ lệch lạc trong khoa học đến cực đoan về chính trị

                                             
Tre Việt - Thời gian gần đây, dư luận xã hội phản ứng khá gay gắt về một bản Luận văn Thạc sĩ thuộc chuyên ngành Văn học Việt Nam, được bảo vệ thành công năm 2010. Câu hỏi đặt ra là tại sao một luận văn đã bảo vệ thành công mà lại khiến dư luận dậy sóng như vậy?
Luận văn Thạc sĩ (LVTS) “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa” (gọi tắt là Vị trí của kẻ bên lề ) tồn tại với tính cách một công trình khoa học được chấm điểm xuất sắc (10/10). Tuy nhiên, người mơ hồ nhất cũng sẽ không khỏi hoài nghi về giá trị khoa học thực sự của công trình này khi nó đi vào nghiên cứu một nhóm thơ mà“sự nổi loạn, cách tân đã thất bại, đã bị cuộc sống chối bỏ và trên thực tế đã gần như cáo chung”, cùng với đó là những tiêu chí cơ bản nhất cần sự xác tín khoa học trong công trình này lại đều “có vấn đề”.
1. Từ lệch lạc về khoa học
Dễ dàng nhận thấy là, ở góc độ khoa học, LVTS này đã phạm sai lầm lớn khi chọn “Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng” làm đối tượng nghiên cứu. Hãy cùng lắng nghe dư luận về Mở Miệng: Phần đông bạn đọc bức xúc, phản đối vì không thể chịu đựng được khi va chạm với một mớ ngồn ngộn những từ ngữ tục tĩu, bệnh hoạn, nổi loạn, phản động, “không thể phản văn hóa hơn”, không “thơ” chút nào trong cái được gọi là thơ của nhóm này. Không ít nhà nghiên cứu cho rằng đây là “thứ rác rưởi được gọi là thơ”, là “làn gió thối”, “nhánh kênh đen” cần phải đào thải. Ngay trong LVTS này cũng viết về Mở Miệng là “Lạ, Phá Phách, phá hỏng tiếng Việt, phản kháng về chính trị, chống đối chính quyền”; Thậm chí, chủ nhân của Mở Miệng (Khúc Duy, Bùi Chát, Lý Đợi, Nguyễn Quán) cũng gọi thơ mình là “thơ dơ”, “thơ rác”, “thơ nghĩa địa”… Lực lượng duy nhất nhiệt thành thổi phồng, ngoa ngôn ca tụng nhóm này là dăm ba trang mạng ở hải ngoại (trong đó có những trang chống cộng nổi tiếng) và một hai nhà nghiên cứu “đồng chí hướng”(?!)… Sự thực là, với một đối tượng “đặc biệt” như Mở Miệng, nội dung của LVTS này đã không đem đến giá trị khoa học gì đáng kể để cống hiến cho lý luận, thực tiễn và nền học thuật của nước nhà ngoài việc “nhân danh nghiên cứu để ca ngợi thứ “thơ” rác rưởi. Thế mà không biết vì mục đích gì, tác giả luận văn lại chọn lựa đối tượng này để nghiên cứu?
Tiếp đến là sự nhập nhằng, thiếu minh bạch trong mục đích và phương pháp nghiên cứu. Ở đây có sự mâu thuẫn, bất nhất giữa đề tài luận văn (Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa) với nội dung được khẳng định nhiều lần:Tính khách quan của nghiên cứu không được đề cao… Nỗ lực của tôi là nỗ lực của kẻ quan sát và tái hiện, dưới góc nhìn cá nhân”. Làm sao lại có thể đánh đồng “góc nhìn văn hóa” với “góc nhìn cá nhân” khi một bên đại diện cho “những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng”5 còn bên kia chỉ là đại diện cho cái tôi của một con người cụ thể đầy cảm tính, chủ quan và không ít cực đoan, phiến diện, khiếm khuyết? Nhập nhằng, thiếu minh bạch giữa sự minh triết của góc nhìn văn hóa với góc nhìn của “những kẻ bên lề” trong luận văn khiến cho ranh giới của “trung tâm” và “bên lề”, văn hóa và phản văn hóa, chuẩn mực và thiếu chuẩn mực, giá trị và phản giá trị, chính thống và phi chính thống… cơ hồ vì thế mà lung lay và có nguy cơ bị đảo lộn. Rõ ràng là có một sự “chuyển hóa” từ mục đích nghiên cứu ban đầu (văn hóa, văn học) sang một mục đích, một mưu toan khác (chính trị)! Chuyển hóa về mục đích nghiên cứu, triển khai “góc nhìn cá nhân”, tự nguyện “đứng về phía cái bên lề” đồng nghĩa với việc tác giả luận văn tự tước đoạt vị thế, tư cách khoa học của mình. Do đó, dẫn đến những lệch lạc về nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài này.
Lệch lạc lớn nhất về nội dung và kết quả nghiên cứu trong LVTS này là những đánh giá đầy phiến diện, thiếu khách quan về Mở Miệng và nền văn hóa, văn học nghệ thuật Việt Nam. Điều này phản ánh sự lệch chuẩn trong nghiên cứu khoa học. Trước hết, về Mở Miệng, với mục đích lôi “những rác thải được gọi là thơ” của Mở Miệng lên hàng “số một”, giúp nhóm thơ này có thể “soán ngôi trung tâm”, thành “trung tâm” của thơ Việt đương đại, những kết luận vội vàng, thái quá đã được đưa ra: “Lẽ ra Mở Miệng có thể thành một cú hích để xới lật nhiều vấn đề về thơ đương đại cả lý thuyết lẫn thực hành…”; “…sự có mặt của Mở Miệng không phải như một bột phát, mà một tất yếu, không phải như những anh hùng riêng lẻ, mà như những người tiên phong của một tập hợp”... Nhiều từ ngữ tục tĩu, thô bỉ, với người bình thường thì chỉ cần đọc thầm đã thấy ngượng ngùng, vậy mà luận văn trích dẫn đường hoàng chẳng chút e dè để rồi tán tụng rằng“Những thi phẩm này (đúng là phải gọi bằng từ ‘thi phẩm’) đều sạch, đẹp và giàu năng lượng lẫn cảm xúc”, thán phục rằng“Hiếm có bài thơ nào sử dụng những chữ vốn bị cho là cấm kị tài tình và hấp dẫn đến thế, thẳng băng, ngang hàng, không kêu gọi đòi lật đổ, mà bản thân nó đầy sức mạnh lật đổ”, … Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một cách tùy tiện, nực cười hàng loạt những m từ như “một huyền thoại”, “kẻ dọn đường cho tương lai”, “kẻ mở đường cho sự dựng xây mới”, “những người cách mạng”, “những người tiên phong của một tập hợp” nhằm tung hô cho “nhánh kênh đen” của thơ Việt. Trái khoáy là đánh giá về Mở Miệng thì như vậy nhưng trước những giá trị sáng tạo thuộc các hiện tượng văn học, văn hóa khác thì đánh giá của luận văn lại thiếu khách quan trong sự “nỗ lực” phủ nhận khi cho rằng “xơ cứng và bảo thủ”, “già cỗi, mòn sáo và chuyên chế”, thậm chí cả một nền văn chương Việt Nam đương đại với không ít cách tân, đổi mới, cống hiến lại bị ví như “cái ao tù đặc sệt”; Báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam) lại được luận văn này gán như “hình ảnh bảo thủ của một ý thức hệ lỗi thời và sự hèn nhát của một lớp nhà văn bại trận”; “chức danh trong Hội nhà văn mang tính chất hữu danh vô thực nhiều hơn”; “Nói riêng trong thơ Việt, nước thơ này đã tạo ra vô bờ bến các tác phẩm thơ tầm thường được cấp phép hàng năm”… Đây là minh chứng xác đáng nhất về sự mâu thuẫn đầy thiên kiến trong tư duy khoa học của luận văn. Một mặt, luận văn đòi “đa nguyên văn hóa”, “đa âm văn học”, “tự do cho từ ngữ”, bình đẳng giữa “trung tâm – ngoại vi”; mặt khác, để giúp Mở Miệng có thể “soán ngôi, chiếm chỗ trung tâm” (ít nhất là trong Vị trí của kẻ bên lề), những đánh giá của luận văn đã biểu thị sự phi khoa học khi vô cớ dẫm đạp, chế giễu, mỉa mai các giá trị sáng tạo, những cống hiến đã được thời gian, công chúng ghi nhận của không ít thế hệ văn nghệ sĩ Việt Nam. Những biểu hiện đó vĩnh viễn không bao giờ là phẩm chất đích thực của khoa học và cũng vĩnh viễn không thể là phương cách đúng để dẫn dắt tác giả đến được với chân lý của những giá trị, nhất là những giá trị văn hóa, khoa học cho con người và cuộc đời.
2. Đến sự cực đoan về chính trị
Sau khi hoàn thành việc bảo vệ, Vị trí của kẻ bên lề còn được “tái chế” để đăng đàn trên một trang web ở hải ngoại với hình thức 5 tiểu luận thuộc dự án “Những tiếng nói ngầm” (hoàn thành năm 2012, bút danh Nhã Thuyên) và được một số cây bút phản động nổi tiếng cổ vũ nhiệt liệt. Điều đó hé mở phần nào câu trả lời cho những nghi vấn về việc có hay không một mưu toan mang tính cơ hội cá nhân núp dưới danh nghĩa khoa học? Điều này càng hiển hiện rõ ràng hơn khi một LVTS thuộc chuyên ngành Văn học Việt Nam mà lại dung chứa không ít những phát ngôn thiếu căn cứ, quy chụp, bôi nhọ, xuyên tạc về chính trị, tập trung chính vào tuyên truyền, đả phá, kêu gọi đòi tự do ngôn luận, tự do sáng tạo. Hầu như trang nào trong LVTS này cũng đề cập đến bình đẳng, tự do ngôn luận, tự do dân chủ ở Việt Nam với những câu chữ được buông xả cùng thái độ hằn học: “Cơn hưng phấn của thời Đổi Mới nhanh chóng biến thành nỗi hụt hẫng vì sự thắt chặt lại của chính sách, với Đại hội Đảng VII năm 1991” và những mỉa mai đầy ngạo mạn “Chiếc bánh vẽ của Nhà nước về đổi mới và tự do bị hoài nghi”. Đáng nói là, luận văn còn quy kết một cách đầy cực đoan, cảm tính khi cho rằng nguyên nhân dẫn đến mất tự do trong nghệ thuật là bởi “chính quyền vẫn đòi hỏi nghệ thuật phải thống nhất bởi ý thức hệ đơn nhất là chủ nghĩa Mác”; Khi một nhà thơ tài năng đã bị đẩy đến chỗ phải tự quyết định bên lề hóa chính mình, có thể coi đó là dấu hiệu của ‘thời loạn’…”. Với lời lẽ như vậy, cái gọi là công trình khoa học này đã cố tình “đổi màu” từ chính luận sang tà luận một cách sống sượng, khiên cưỡng. Cần nói rõ là Đảng Cộng sản Việt Nam không tạo ra bất k “vùng cấm” (chữ dùng trong luận văn) nào trong nghiên cứu khoa học và sáng tạo văn chương, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đã khẳng định đường lối của Đảng ta về văn hóa, văn nghệ là:“Bảo đảm tự do sáng tác”, “Khuyến khích tìm tòi, thể nghiệm mọi phương pháp, mọi phong cách…”. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng văn hóa, văn nghệ cũng có quy định, lề lối và giới hạn của nó, nghĩa là mọi sáng tạo phải trên cơ sở “Cổ vũ cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, với thiên nhiên; phê phán những thói hư tật xấu, lên án cái xấu, cái ác”, bên cạnh đó, người nghệ sĩ cũng phải “nêu cao trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội” và kiên quyết “Bài trừ các khuynh hướng sáng tác suy đồi, phi nhân tính”4. Hãy nhìn vào lịch sử để hiểu rằng, tại sao chúng ta kiên định đi theo ánh sáng soi đường chỉ lối của Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam mà không phải một sự đa nguyên về ý thức hệ nào khác! Nếu không đứng vững trên đôi chân lịch sử và thực tiễn, không nêu cao trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội trong ngòi bút và quá trình nghiên cứu đề tài thì kết quả thu được cũng chỉ là những “tà văn” phi khoa học, là minh chứng cho những nhận thức lệch lạc, méo mó, vô trách nhiệm của một công dân, một trí thức chối bỏ lịch sử, chà đạp lên thành quả của cách mạng và sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp xây  dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Có thể nói, bản luận văn đã xúc phạm nghiêm trọng đến hình ảnh nhà giáo và truyền thống vẻ vang trong sự nghiệp trồng người của một trường sư phạm danh tiếng trên phạm vi cả nước. Sẽ thật khó mà lường hết những hệ lụy mà Vị trí của kẻ bên lề đã và đang ảnh hưởng đến những người tiếp cận trực tiếp với nó như một tài liệu tham khảo chính thống trên thư viện nhà trường. Song, những hệ lụy hiển nhiên trước mắt mà chúng ta có thể thấy chính là: Thứ nhất, làm méo mó nhận thức của những người trẻ (còn ít trải nghiệm, thiếu bản lĩnh) về thực tế chính trị, xã hội, văn hóa của đất nước hiện nay trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Thứ hai, gây hoang mang trong nhận thức của thế hệ trẻ về những chuẩn mực giá trị, chuẩn mực thẩm mỹ của sáng tạo nghệ thuật (thế nào là đúng/sai, đẹp/xấu, nhân văn/ phản nhân văn…); Thứ ba, đem đến cho họ khuôn mẫu của một công trình khoa học (đạt xuất sắc) nhưng lại đầy sai lầm, lệch lạc, v.v.
Một câu hỏi lớn được đặt ra là: sự lệch lạc, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở một cá thể là điều dễ nhận diện nhưng còn trách nhiệm của một Hội đồng chấm LVTS? Cách ứng xử của những nhà quản lý trước vấn đề được dư luận quan tâm sẽ ra sao? Làm thế nào để hình ảnh của nhà trường sư phạm và ngành giáo dục được bảo vệ? Những tư tưởng “tự diễn biến” đội lốt văn chương có bị phê bình, lên án trên cả phương diện khoa học và quản lý?, v.v.
Sự thực thì văn chương là một câu chuyện dài. Giá trị, cống hiến của một tác phẩm, một cái tên không nằm ở sự xưng tụng của bất cứ cá nhân nào mà sẽ được khẳng định bằng sức sống của mỗi tác phẩm trong lòng công chúng. Chỉ mong sao những ai đang đứng ở vị trí của nhà giáo, nhà văn, nhà khoa học, nhà tư tưởng hãy cùng suy nghĩ về lời nhắc nhở của Lỗ Tấn: “Một người thầy thuốc kê đơn bậy chỉ giết chết có một người, làm một viên tướng điều binh khiển tướng bậy chỉ nướng hết một đạo quân, còn làm một nhà văn viết bậy sẽ di hại tới hai, ba thế hệ” để trên cơ sở đó, có trách nhiệm hơn với ngòi bút của mình, phấn đấu viết lên những tác phẩm văn học, nghệ thuật, những công trình thuộc khoa học xã hội và nhân văn “đáp ứng nhu cầu tinh thần lành mạnh, đa dạng và bồi dưỡng lý tưởng, thị hiếu cho công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ”, góp sức xây dựng và phát triển nền văn học nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong tình hình mới.

Dừa ơi

Lê Anh Xuân

Tre Việt Nam

Nguyễn Duy

Nov 4, 2013

Không thể chấp nhận lời biện minh “bảo vệ nhân quyền” của Mỹ

Tre Việt - Khóa họp Đại Hội đồng Liên hợp quốc 68 khai mạc ngày 18-9-2013, với sự tham dự của các đại diện đến từ 193 quốc gia thành viên và nhiều tổ chức quốc tế, khu vực. Khóa họp lần này tập trung vào nhiều vấn đề lớn của thế giới, như: an ninh quốc tế, cuộc chiến chống khủng bố, nâng quỹ cho các lực lượng gìn giữ hòa bình và đặc biệt là thúc đẩy các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ (MDGs).
     Trong các nội dung đó, vấn đề nổi bật nhất được các đại biểu hết sức chú trọng đưa ra bàn đàm phán là việc Mỹ đơn phương áp đặt chính sách bao vây, cấm vận kinh tế toàn diện chống Cu-ba. Nhận rõ, đây là một chính sách phi lý, vô nhân đạo, vi phạm luật pháp quốc tế và hiến chương Liên hợp quốc. Vì thế, ngày 29-10, Ðại Hội đồng Liên hợp quốc đã quyết định bỏ phiếu thông qua Nghị quyết về “Sự cần thiết phải chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính của Mỹ chống Cu-ba”, yêu cầu chính quyền Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận. Nghị quyết đã nhận được sự ủng hộ của tuyệt đại đa số các đại biểu tham dự Phiên họp, với 188 phiếu thuận chỉ có 02 phiếu chống là Mỹ và I-xra-en. Lý giải về vấn đề đó, Mỹ đã đưa ra lời biện minh cho chính sách bao vây, cấm vận chống Cu-ba là nhằm “bảo vệ nhân quyền”, nên vẫn một mực áp đặt chính sách phi lý, vô nhân đạo, đi ngược với xu thế phát triển, tiến bộ của nhân loại. Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng đã có nhiều lần (22 lần) ra nghị quyết về vấn đề này, song chính quyền Mỹ đã cố tình phớt lờ, gạt bỏ để theo đuổi mục đích đến cùng là buộc nhân dân Cu-ba phải từ bỏ mục tiêu con đường xây dựng phát triển đất nước đi lên CNXH. Rõ ràng là Mỹ đã vi phạm nghiêm trọng về việc tôn trọng chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước và quyền tự quyết của mỗi dân tộc. Bức xúc trước lời biện minh lạc lõng của Mỹ, đại diện nhiều nước trên thế giới đang tham dự Khóa họp, như: Nga, I-ran, Mê-hi-cô, Ấn Ðộ, In-đô-nê-xi-a, Trung Quốc,... đã lên án mạnh mẽ chính sách cấm vận đơn phương của Mỹ; đồng thời, kêu gọi Mỹ phải tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc và dỡ bỏ ngay lệnh cấm vận  này. Ông X.Xô-li-dơ (Ðại sứ  Bô-li-vi-a tại Liên hợp quốc) đã thắng thắn tố cáo chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ chống Cu-ba là vi phạm quyền con người, tự bộc lộ mưu đồ thống trị của nước lớn, làm “nhơ bẩn lịch sử nhân loại”; đại diện Ni-ca-ra-goa coi đó là hành động “tội phạm và vô nhân đạo”,… Không chỉ có cộng đồng quốc tế, mà nhiều giới chức và nhân dân tiến bộ Mỹ cũng phản đối, đòi Oa-sinh-tơn dỡ bỏ lệnh cấm vận phi lý và vô nhân đạo đối với Cu-ba.
Tuy nhiên, lời biện minh “bảo vệ nhân quyền” của Hoa Kỳ cũng vô tác dụng, bởi thực tiễn 05 thập kỷ qua cho thấy, nhân dân hòn đảo “Tự do” này luôn đoàn kết một lòng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Cu-ba, vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức; kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi mưu toan chống phá của các thế lực thù địch, vững bước tiến lên xây dựng CNXH.
Điều đó cho thấy, chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ chống Cu-ba cũng chẳng mang lại lợi ích gì, mà ngược lại còn gây phương hại đến uy tín, hình ảnh và đánh mất niềm tin của chính mình trên trường quốc tế, nhất là đối với các nước khu vực Mỹ La-tinh. Oa-sinh-tơn đã tự tạo ra rào cản trên con đường đi đến cải thiện, củng cố mối quan hệ với các nước và như vậy, điều tất yếu cuối cùng sẽ đến là tự mình “chuốc vạ vào thân”, “gieo nhân nào, gặt quả đó”. Thế giới đang hy vọng sự thức tỉnh của Chính quyền Mỹ sau “giấc ngủ” kéo dài hơn 05 thập kỷ, nhất là khi mà lời biện minh “bảo vệ nhân quyền” cho một chính sách phi lý, vô nhân đạo là không thể chấp nhận được.


Nov 1, 2013

Quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam


Các bác thân mến!
Em mới đọc được mấy bài trên blog nói về tôn giáo ở nước mình. Nhưng xem ra mấy bác đó nói chả đúng gì cả. Em có bài này cho các bác đọc nè...