Mar 30, 2023

Nhận thức đúng đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về tư pháp

           Vừa qua, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Tòa án Nhân dân tối cao khai mạc Hội nghị triển khai công tác tư pháp theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Lợi dụng vấn đề trên, một số trang mạng đưa tin, hướng lái dư luận, xuyên tạc quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về tư pháp. Như trên trang “Vietnamthoibao”, Đông Đô đăng tải bài viết với tiêu đề “Quyền độc lập của tư pháp”,  cho rằng: “Độc lập đến mức độ nào, đó là câu chuyện của tùy thuộc vào Bộ Chính trị”.

Quang cảnh Hội nghị triển khai công tác tư pháp

Nhà nước pháp quyền là một biểu hiện và thành tựu của dân chủ, một phương thức tổ chức quản lý xã hội và chỉ có nhà nước pháp quyền mới có thể duy trì trật tự công lý trong xã hội. Xây dựng nhà nước pháp quyền là nhu cầu tất yếu đối với Nhà nước Việt Nam. Tư pháp độc lập là một trong những tiêu chí giúp đánh giá Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; kiểm soát sự lạm dụng quyền lực nhà nước, bảo đảm sự tối thượng của pháp luật; bảo đảm dân chủ, công bằng, nhân đạo, hiệu lực, khả thi, Yêu cầu đầu tiên và cơ bản của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phải đảm bảo tính độc lập của Tòa án.

Độc lập tư pháp là một nội dung trọng tâm, được ghi nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo đó, tòa án có vai trò, vị trí quan trọng trong Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Toà án là nơi thực hiện công lý và công bằng xã hội thông qua chức năng xét xử. Tư pháp độc lập được hiểu là Tòa án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Trong ba hệ thống lập pháp, hành pháp và tư pháp thì đặc trưng của hệ thống lập pháp là mang tính đại diện và phụ thuộc vào cử tri. Còn đặc trưng của hệ thống hành pháp là thực hiện, thi hành pháp luật, điều hành thống nhất. Tư pháp phải độc lập, nó chỉ bảo vệ được pháp luật khi nó độc lập còn nếu mà nó bị tác động bên ngoài thì nó sẽ không bảo vệ được pháp luật. Yêu cầu về tư pháp độc lập không chỉ trong nhà nước pháp quyền mà còn trong bất cứ thể chế nào.

Trong giai đoạn mới, cùng với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cùng với cải cách nền hành chính, Đảng ta chủ trương ban hành và thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Chủ trương thể hiện rất rõ qua các văn kiện Đại hội. Trong đó Nghị quyết Đại hội XIII xác định giải pháp quan trọng về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đây là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Trong đó khẳng định cần “xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trên cơ sở các nguyên tắc pháp quyền. Văn kiện đã đưa ra các giải pháp về đẩy mạnh cải cách tư pháp, đó là: “Tiếp tục xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Hoạt động tư pháp phải có trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.., Nghiên cứu ban hành Chiến lược trong đó có Chiến lược pháp luật và cải cách tư pháp”.

Đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về tư pháp là hoàn toàn đúng đắn. Vì vậy, chúng ta cần quán triệt, nhận thức rõ và đề cao cảnh giác trong nhận diện, vạch trần, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch ngăn cản, phá hoại chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước ta về tư pháp./.

 

(Nguồn: nhanvanviet.com)