Tre Việt - Bạn Kinh Bắc gửi đến Tre Việt bài
viết “Đạo đức đâu phải tự nhiên mà có”, bày tỏ sự đồng tình với bài “Phải
thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức” của Tre Việt ngày 25/10/2017. Xin cảm
ơn Kinh Bắc và giới thiệu bài viết cùng bạn đọc.
ĐẠO ĐỨC
ĐÂU PHẢI TỰ NHIÊN MÀ CÓ
Kinh Bắc
Đạo đức là gốc, là giá trị nền tảng của mỗi con
người và xã hội. Đốivới người cán bộ,
đảng viên thì đạo đức cách mạng lại càng có ý nghĩa quan trọng, không
chỉ có ý nghĩa quyết định sức mạnh của tổ
chức, mà còn quyết định cả sự tồn vong của chế độ. Thực tế và kinh nghiệm
cũng cho thấy, không một đảng cầm quyền nào có thể đứng vững được khi để mất niềm tin của dân, đội ngũ cán
bộ các cấp suy đồi về đạo đức, lối sống, nhất là ở những cơ quan
lãnh đạo và người lãnh đạo. Tuy nhiên, phẩm chất đạo đức cách mạng không
tự nhiên sẵn có ở mỗi người, không phải từ trên trời
rơi xuống mà là kết quả của quá trình giáo dục, tu dưỡng, rèn luyện và phấn
đấu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết:
“Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn
Phần
nhiều do giáo dục mà nên”.
Theo Chủ tịch
Hồ Chí Minh, ranh giới giữa: tốt - xấu, thiện - ác, anh hùng - tội phạm, thật
mỏng manh và do ý chí, nghị lực tu dưỡng rèn luyện tự giác của mỗi người quyết
định. Và, một dân tộc, một đảng và mỗi
con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay
và ngày mai vẫn được mọi người ca ngợi và yêu mến nếu lòng dạ không trong sáng
nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân.
Triết lý của Hồ Chí Minh về đạo đức, lối sống
hoàn toàn đúng với điều kiện mà chúng ta đang sống. Trong bối cảnh kinh tế thị
trường, hội nhập mọi mặt đời sống toàn cầu, đại bộ phận cán bộ, đảng viên có ý
thức tu dưỡng, rèn luyện vẫn giữ vững nhân cách, bản lĩnh cộng sản, được dân
tin, dân phục, dân yêu. Song,
nền kinh tế thị trường cũng có tác động không nhỏ vào đời sống xã
hội của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tiền bạc, chức quyền, danh lợi
cùng với chủ nghĩa cá nhân đã xâm nhập, thẩm thấu vào các quan hệ
giữa con người với tổ chức. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống đã bộc lộ ra một cách nghiêm trọng ở một bộ phận
không nhỏ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, kể cả cấp cao. Quan
liêu, xa dân, thói vô trách nhiệm, thậm chí cả thói vô cảm đã ở mức
độ nặng nề. Tham nhũng vừa là nguy cơ, vừa là quốc nạn bởi nó đã
trở nên phổ biến, ở mọi nơi, với những mức độ, hậu quả khác nhau. Đây
là nguyên nhân chủ yếu làm giảm sút nghiêm trọng niềm tin của đảng
viên và nhân dân đối với Đảng. Thực trạng này đang đe dọa tới sinh
mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ, trở thành vấn đề cấp bách
trong Đảng hiện nay.
Chính vì thế, Đại hội XII, Đảng ta đã đưa “đạo đức” cùng với “chính trị, tư
tưởng và tổ chức” cấu thành mục tiêu xây dựng Đảng. Trung ương Đảng cũng chỉ ra
27 biểu hiện của suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và biểu
hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi, tự
sửa.
Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng
cho cán bộ, đảng viên, vừa qua, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chinh Minh chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương
đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Sửa
đổi lề lối làm việc – những vấn đề lý luận và thực tiễn” nhân kỷ niệm 70
năm ra đời tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong Hội
thảo, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc có đề xuất "Để huấn luyện được cán bộ, tôi
đề nghị lập Viện Đạo đức học”. Ở đây không bàn đến việc nên hay không nên thành
lập “Viện Đạo đức học”, song chúng ta dễ dàng nhận thấy đề xuất thành lập “Viện
Đạo đức học” của PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc là ý kiến tâm huyết, thể hiện trách
nhiệm cao của người cán bộ, đảng viên đối với Đảng, Nhà nước, Chế độ và Nhân
dân. Tuy nhiên, một số kẻ đã lợi dụng đề xuất đó của PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc mà
cho rằng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, Nhà nước ta “vi phạm đạo đức cần
phải dạy dỗ lại”! Đó là những ý kiến rất phiến diện, không có sơ sở, mang dụng
ý xấu, vô trách nhiệm với đất nước và nhân dân. Bởi, đạo đức đâu phải tự nhiên mà có./.