Jun 28, 2022

Kiên quyết đấu tranh quét sạch chủ nghĩa cá nhân, xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị


Phẩm chất cao đẹp, danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” là hồn cốt, là cội nguồn sức mạnh, là thành trì của Quân đội nhân dân Việt Nam. Song, giá trị cốt lõi đó đang chịu sự tác động, chống phá từ nhiều mặt; trong đó, chủ nghĩa cá nhân là sự phá hoại nội sinh, nguy hiểm nhất, khó chống đỡ nhất. Vì vậy, kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách, cần làm ngay, vừa thường xuyên, lâu dài của các cấp ủy, tổ chức đảng; là trách nhiệm của mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng trong Quân đội, trước hết là đội ngũ cấp ủy viên, cán bộ chủ trì các cấp.

Kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân để phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” phát huy, tỏa sáng, góp phần xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị đòi hỏi phải tiến hành tổng thể các hoạt động của cấp ủy, chỉ huy các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và quá trình tu dưỡng, rèn luyện, thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mỗi quân nhân; trong đó, cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Một là, tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền. Những giá trị cốt lõi của “Bộ đội Cụ Hồ” được hun đúc và xuất phát từ chính nhận thức, tình cảm và trách nhiệm vì Tổ quốc, vì nhân dân của mỗi cán bộ, chiến sĩ. Đối lập với đó, gốc rễ chủ nghĩa cá nhân cũng nảy sinh từ những nhận thức sai trái, lệch lạc của mỗi quân nhân. Vì vậy, giải pháp nền tảng, xuyên suốt là thường xuyên giáo dục, tuyên truyền làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ thực sự giác ngộ mục tiêu, lý tưởng cách mạng; luôn thấm sâu trong nhận thức rằng: giữ gìn và phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân vừa là trách nhiệm của thế hệ hôm nay với những cống hiến, hy sinh to lớn của thế hệ cha anh đi trước, vừa là nhu cầu khẳng định bản thân cũng như giá trị của “Bộ đội Cụ Hồ” trong xã hội hiện nay. Để đạt hiệu quả, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp cần nhận thức đúng và coi trọng lãnh đạo thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng với tinh thần đổi mới, sáng tạo, thực chất. Nội dung giáo dục phải toàn diện, song cần tập trung vào những vấn đề cốt lõi là: chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; mục tiêu, lý tưởng cách mạng; các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Quân ủy Trung ương; đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và tinh thần suốt đời phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân của người quân nhân cách mạng. Trong tiến hành giáo dục phải không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, sinh động, phù hợp với từng đối tượng. Đồng thời, kết hợp chặt chẽ với nắm bắt tư tưởng, kịp thời phát hiện, giải quyết từ gốc những vấn đề nảy sinh, đặc biệt là tư tưởng bất mãn, dao động, v.v. Cùng với đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền gương người tốt, việc tốt trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phấn đấu xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”,… tạo sự lan tỏa sâu rộng trong đơn vị. Qua đó, xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; khơi dậy niềm vinh dự, tự hào, khát vọng cống hiến, khắc phục mọi khó khăn, thử thách, “vượt qua chính mình” trước những “cám dỗ” về vật chất, địa vị và sự lôi kéo, kích động của các thế lực thù địch để toàn tâm, toàn ý phấn đấu thực hiện mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Hai là, nêu cao ý thức “tự soi, tự sửa” trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của mỗi quân nhân. Chủ nghĩa cá nhân nảy sinh trước hết từ mỗi cá nhân. Cá nhân lơ là, xem nhẹ, buông lỏng, thiếu ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức sẽ dẫn tới tha hóa, biến chất, thậm chí phản bội Tổ quốc. Đây cũng là điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”1. Vì vậy, trong tu dưỡng đạo đức cách mạng, mỗi quân nhân phải thường xuyên nghiêm túc “tự soi, tự sửa”, coi đó là nghĩa vụ, trách nhiệm, mục tiêu của bản thân. Để làm được điều đó, phải tự giác, thật thà, thẳng thắn “tự soi” những tồn tại, hạn chế, khuyết điểm của mình, nhất là hạn chế trong tư tưởng, suy nghĩ (mầm mống của suy thoái về tư tưởng chính trị), từ đó chủ động “tự sửa” với các biện pháp tích cực, nhằm ngăn chặn, đẩy lùi, loại bỏ những suy nghĩ và hành động trái với đạo đức của người quân nhân cách mạng.

Hiện nay, đạo đức của người quân nhân cách mạng chịu sự tác động của nhiều yếu tố; trong đó, lợi ích vật chất, “lợi ích cá nhân” là vấn đề cốt yếu, dẫn đến nhiều sai phạm. Vì vậy, mỗi quân nhân, nhất là cán bộ, chủ trì các cấp phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng theo nguyên tắc: luôn đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân, của Quân đội và tập thể cơ quan, đơn vị lên trên hết, trước hết; không được cơ hội, vụ lợi, thu vén vì lợi ích cho bản thân, gia đình mà bỏ qua lợi ích tập thể. Bởi, thực tiễn cho thấy: chỉ khi nào mọi quân nhân, nhất là đội ngũ cán bộ, đảng viên hết lòng, hết sức cho sự ổn định, phát triển của cơ quan, đơn vị thì khi đó chủ nghĩa cá nhân được đẩy lùi và phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” được gìn giữ, bồi đắp và phát huy.

Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp vừa hồng, vừa chuyên. Đây là giải pháp căn bản nhất để đẩy lùi chủ nghĩa cá nhân trong từng cơ quan, đơn vị. Bởi, cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Cán bộ tốt thì xây phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” thuận lợi; cán bộ xấu thì chống “chủ nghĩa cá nhân” rất khó khăn. Vì vậy, trong xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ trì các cấp, vấn đề quan trọng hàng đầu là: phẩm chất đạo đức trong sáng, ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm; kiến thức, năng lực toàn diện,… đặc biệt là, bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân; giữ vững và phát huy phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”; đề cao trách nhiệm nêu gương, quyết tâm đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn nỗ lực hành động vì lợi ích chung của đất nước, Quân đội và đơn vị. Để có được đội ngũ cán bộ như vậy, các cấp ủy, tổ chức đảng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, triển khai đồng bộ các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng ở tất cả các khâu, các bước trong công tác cán bộ theo phương châm thẳng thắn, khách quan, minh bạch, công khai. Triệt để loại bỏ tư tưởng cục bộ địa phương, “kéo bè, kéo cánh”, trù dập, chèn ép,… trong công tác cán bộ, tạo động lực mạnh mẽ để mọi cán bộ yên tâm công tác, phát huy hết năng lực, sở trường; có cơ hội và môi trường thuận lợi để cống hiến và phát triển.

Bốn là, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ. Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội là nguyên tắc bất biến. Và, tập trung dân chủ là nguyên tắc nền tảng, vô cùng quan trọng, góp phần bảo đảm cho Quân đội vững mạnh về chính trị, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Chính vì thế, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ được xác định là một trong những nguyên nhân cơ bản của nhiều vụ việc vi phạm ở một số tổ chức, cá nhân trong Quân đội thời gian qua. Vì vậy, các cấp ủy cần tiếp tục thực hiện nghiêm Quy định số 104-QĐ/QU, ngày 16/02/2017 của Quân ủy Trung ương về “Một số vấn đề cơ bản về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ của tổ chức đảng trong Đảng bộ Quân đội nhân dân Việt Nam”. Trong đó, những vấn đề trọng yếu, nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, như: công tác quân lực, công tác cán bộ; công tác tài chính, mua sắm vật tư, trang bị, tài sản công; xây dựng cơ bản, quy hoạch quản lý, sử dụng đất và công trình quốc phòng; chính sách nhà ở, đất ở của cán bộ,… nhất thiết phải được tập thể cấp ủy, tổ chức đảng thông qua mới thực hiện. Trong sinh hoạt đảng, nhất là ở chi bộ, từng đảng viên phải đề cao trách nhiệm tự phê bình và phê bình, bày tỏ chính kiến thẳng thắn, trung thực, khách quan, thấy đúng phải kiên quyết bảo vệ, thấy sai dám đấu tranh bác bỏ. Những vấn đề quan trọng, những ý kiến khác nhau phải được thảo luận kỹ, kết luận rõ ràng trước khi biểu quyết. Thực hiện tốt nội dung này sẽ ngăn chặn đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì - những người có chức, quyền sa vào chủ nghĩa cá nhân ngay từ gốc. Bởi, chi bộ là nơi quản lý, rèn luyện, giáo dục đảng viên.

Năm là, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát; kiên quyết xử lý nghiêm các sai phạm. Để tạo sức mạnh trong đấu tranh, ngăn chặn và quyét sạch chủ nghĩa cá nhân, cấp ủy, tổ chức đảng các cơ quan, đơn vị cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, kiểm soát theo nguyên tắc: mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế, quyền hạn, phải được ràng buộc bằng trách nhiệm, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; nhất là trong công tác cán bộ và các lĩnh vực dễ để chủ nghĩa cá nhân chi phối dẫn đến nảy sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Ủy ban kiểm tra các cấp cần tăng cường công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất để kịp thời cảnh báo, phòng ngừa và xử lý sai phạm, kiên quyết không để lọt những người không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, tư duy nhiệm kỳ vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý. Phối hợp chặt chẽ giữa công tác bảo vệ chính trị nội bộ với công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, chủ động nắm chắc tình hình mọi mặt của cơ quan, đơn vị, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các biểu hiện, hành vi của chủ nghĩa cá nhân, vi phạm đạo đức, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” từ sớm, từ xa. Kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật đảng, kỷ luật Quân đội theo tinh thần không có “vùng cấm”, loại bỏ “cành sâu, mục để giữ cho cây khỏe mạnh” ngay trong từng cơ quan, đơn vị.

Cùng với đó, các cấp ủy, cơ quan, đơn vị cần chăm lo xây dựng tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy trong sạch, vững mạnh, các tổ chức quần chúng vững mạnh xuất sắc; đồng thời, xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để đấu tranh quyét sạch chủ nghĩa cá nhân, làm cho phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” được phát huy và lan tỏa sâu rộng.

Tiến hành các giải pháp trên đòi hỏi nhận thức sâu sắc, quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt, chủ động, sáng tạo của cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ toàn quân. Thực hiện tốt nội dung quan trọng này không chỉ làm cho chủ nghĩa cá nhân bị quyét sạch, mà còn tô thắm và làm sáng mãi phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, góp phần xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu; xứng đáng là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, bảo vệ Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

(nguồn Tạp chí Quốc phòng toàn dân)

Jun 22, 2022

Sự can thiệp thô bạo, vô lý vào công việc nội bộ Việt Nam của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

            Tre Việt - Ngày 17/6 vừa qua, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội đã tuyên phạt bà Ngụy Thị Khanh (sinh năm 1976, trú tại số 41, Hồ Tùng Mậu, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội), Giám đốc Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID) 24 tháng tù giam với tội danh trốn thuế theo Điều 200, Bộ luật Hình sự. Lợi dụng việc này, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi trả tự do cho Ngụy Thị Khanh. Lý do mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra là bà này hoạt động vì môi trường nên việc trốn thuế là không thể xảy ra. Trong tuyên bố của mình, họ kêu gọi Chính phủ Việt Nam trả tự do cho bà Khanh, người được quốc tế công nhận về các nỗ lực chống biến đổi khí hậu và thúc đẩy các vấn đề năng lượng bền vững ở Việt Nam. Hoa Kỳ cũng kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các nhà hoạt động môi trường khác đang bị giam giữ - những người hoạt động vì lợi ích của Việt Nam và người dân. Như nắng hạn gặp trời mưa, đám kền kền “dân chủ” hùa theo để xuyên tạc về vụ án này, khi rêu rao: “Chúng tôi tin rằng các cáo buộc pháp lý chống lại cô ấy là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn nhằm bịt miệng các nhà lãnh đạo môi trường ở Việt Nam”.

Việc xét xử công dân Việt Nam vi phạm pháp luật Việt Nam là chuyện hết sức bình thường, vậy mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không biết vì lý do gì lại lên tiếng can thiệp vào việc này. Không phân biệt được giữa công và tội khi kể lể dài dòng các công trạng của bà Khanh với môi trường, nhưng họ lại quên không liệt kê hành vi trốn thuế của bà này. Pháp luật cần phải có sự công bằng, có công thì thưởng, có tội thì phạt. Hành vi chốn thuế là vi phạm pháp luật, lẽ đương nhiên sẽ bị xử lý để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, dù công trạng của bà này có nhiều như nào đi chăng nữa.

Chúng ta đều biết, thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung. Thuế được dùng để làm nguồn thu vào ngân sách nhà nước, từ đó thực hiện các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất công cộng, phục vụ cho người dân, trong đó một phần sẽ được sử dụng để cải tạo môi trường. Do đó, Ngụy Thị Khanh và GreenID trốn thuế là sai trái cần bị xử lý theo pháp luật. Điều đáng nói ở đây là hành vi của Khanh phạm vào tội trốn thuế khi bà này là Giám đốc trung tâm phát triển sáng tạo xanh GreenID. Mặc dù dưới danh nghĩa là hoạt động môi trường nhưng Công ty của bà Khanh là công ty tư nhân, hoạt động có lợi nhuận, việc trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế không thể chối bỏ, mặc dù có thể công ty GreenID cũng có những hoạt động hữu ích. Khanh bị kết án về tội trốn thuế, là tội danh mà bất cứ quốc gia nào cũng xử lý nghiêm khắc, trong đó có Hoa Kỳ. Vậy tại sao Bộ Ngoại giao Mỹ lại kêu gọi Việt Nam trả tự do cho bà ta chỉ với lý do bà ta là “người hoạt động vì môi trường”.

Mặt khác, nếu cho rằng cơ quan pháp luật của Việt Nam kết án về tội trốn thuế cho bà Khanh là oan, vậy Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hãy đưa ra chứng cứ để chứng minh, thay vì cứ đưa ra những thông tin lập lờ, nhằm đánh lận bản chất vụ án, hướng lái, xuyên tạc chính quyền cố tình “bắt bớ người vô tội”, gây chia rẽ, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với chính quyền các cấp.

Vì thế, việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi trả tự do cho Ngụy Thị Khanh là hành vi sai trái và rất vô lý, can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam, hành vi đó cần phải lên án, bác bỏ./.

Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc về chính sách đất đai

  

Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nội dung này được đông đảo người dân đồng tình, ủng hộ. Bất chấp thực tế đó, các thế lực thù địch, phản động, cực đoan thường xuyên tuyên truyền những luận điệu sai trái, xuyên tạc chính sách đất đai của Việt Nam, âm mưu làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Điều 53 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Xét từ góc độ lý luận và thực tiễn cho thấy chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam hiện nay thể hiện tính đúng đắn, phù hợp điều kiện cụ thể của nước ta cũng như định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta lựa chọn.

Trong thời kỳ quá độ, Việt Nam phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chấp nhận đa thành phần kinh tế, đa hình thức sở hữu để phù hợp trình độ không đồng đều của lực lượng sản xuất nhằm giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, ngay từ đầu, mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam là bảo đảm kết quả tăng trưởng kinh tế phục vụ cho lợi ích của tất cả mọi giai tầng trong xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Trong nền kinh tế Việt Nam, chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu giữ vai trò chủ đạo bởi như vậy mới giúp tạo ra sự bình đẳng về kinh tế, tạo cơ sở để người dân thực hiện quyền bình đẳng và quyền làm chủ của mình trên các lĩnh vực khác của đời sống. Do đó, đất đai với tư cách là một trong những loại tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng có tính chất quyết định trong phát triển kinh tế cũng thuộc quyền sở hữu toàn dân.

Từ đây có thể thấy, quan điểm cho rằng Việt Nam phát triển kinh tế đa thành phần, nhiều hình thức sở hữu thì phải thừa nhận chế độ đa sở hữu về đất đai (tức là thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai) như nhiều nước trên thế giới mới phù hợp và bảo đảm dân chủ, công bằng là hết sức võ đoán và phi lý. Ở nhiều nước tư bản hiện nay thực hiện chế độ đa sở hữu về đất đai gồm: sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu của các cơ quan nhà nước, tuy nhiên đa phần diện tích đất ở và đất sản xuất, kinh doanh đều thuộc sở hữu tư nhân, mà chủ yếu là các nhà tư bản. Đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng phân hóa giàu nghèo, phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc tại các quốc gia này. Tất nhiên, theo quy định pháp luật khi cần Nhà nước cũng có thể thu hồi đất của tư nhân để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội hay thực hiện nhiệm vụ quốc phòng-an ninh. Nhưng Nhà nước tư sản do giai cấp tư sản lập nên và sử dụng để bảo vệ tối đa cho quyền và lợi ích của mình, do đó, nếu có thu hồi, trưng dụng đất tư vì bất cứ mục đích gì thì cũng không nằm ngoài phạm vi bảo vệ và phục vụ tốt hơn cho lợi ích cho giai cấp tư sản. Cho nên, sở hữu tư nhân, đa sở hữu về đất đai không thể trở thành cơ sở để bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế vì con người, gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội như chế độ công hữu về đất đai, tất cả mọi người dân đều là chủ sở hữu của đất đai như ở Việt Nam hiện nay. Điều này đồng nghĩa với việc đòi hỏi từ bỏ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai để thừa nhận sở hữu tư nhân hay chế độ đa sở hữu về đất đai là nhằm mưu đồ đòi hỏi từ bỏ những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa, theo đúng ý đồ của các thế lực thù địch.

Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Theo đó, Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu có thể thực hiện vai trò kiểm soát, quản lý và điều tiết các quan hệ đất đai trên cơ sở bảo đảm sự bình đẳng của người dân trong việc thực hiện các quyền với tư cách là chủ sở hữu thật sự đối với tài nguyên đất nhằm hưởng lợi tối đa từ nguồn tài nguyên này một cách công bằng; khắc phục và hạn chế ở mức thấp nhất những vấn đề liên quan đến sự phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng về thu nhập từ đất đai. Hơn nữa, việc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý cũng tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà nước Việt Nam có thể sử dụng nguồn tài nguyên này phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Như vậy, Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý về đất đai là nhằm mục đích để tài nguyên đất được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả nhất phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích của nhân dân. Do đó, việc các thế lực thù địch đưa ra luận điệu cho rằng “sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam là thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trên hình thức còn thực tế đã tước quyền sở hữu của nhân dân bởi thực chất, đất đai thuộc quyền sở hữu, quản lý của Nhà nước, của các cơ quan, tổ chức và những người trong bộ máy Nhà nước” là đánh tráo khái niệm nhằm mục đích dẫn đến cách hiểu sai lầm về bản chất của chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, với chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, luật pháp Việt Nam nhất là Luật Đất đai năm 2013 đã cung cấp những căn cứ để phân định rõ ràng quyền hạn cũng như trách nhiệm của người sử dụng đất (người được giao đất và người thuê đất) và người đại diện chủ sở hữu toàn dân, thống nhất quản lý đất (cơ quan nhà nước các cấp). Cụ thể: Điều 5 của Luật Đất đai năm 2013 quy định: Người sử dụng đất gồm: tổ chức trong nước; hộ gia đình, cá nhân trong nước; cộng đồng dân cư; cơ sở tôn giáo; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều 7, 8 của Luật Đất đai cũng quy định rõ cá nhân nào có đủ tư cách là đại diện pháp lý trong các giao dịch đất đai của các chủ thể sử dụng đất theo Điều 5; đồng thời luật cũng phân định rõ ràng các quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai (từ Điều 13 đến Điều 21).

Như vậy, không có chuyện như các thế lực thù địch vẫn rêu rao, xuyên tạc đó là sở hữu đất đai toàn dân thì “mù mờ về pháp lý”, không tìm thấy các chủ thể trong các quan hệ pháp lý về đất đai, đặc biệt khi có những tranh chấp, xung đột, mâu thuẫn… về đất đai xảy ra thì không có cơ sở pháp lý để giải quyết đúng đắn, công bằng. Và càng không thể có chuyện phải chuyển từ sở hữu toàn dân sang đa sở hữu về đất đai, thừa nhận sở hữu tư nhân thì mới giải quyết được tình trạng này.

Ở các nước trên thế giới khi thực hiện chế độ đa sở hữu về đất đai, thừa nhận sở hữu tư nhân thì những tiêu cực, mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột vẫn xảy ra khá phổ biến vì nhiều lý do mà một trong số đó là bởi Nhà nước vẫn có quyền thu hồi, trưng dụng đất tư trong những trường hợp cần thiết. Điều đó cũng rất dễ nảy sinh tình trạng lạm quyền, tiêu cực dẫn đến các tranh chấp, mâu thuẫn, xung đột đất đai gây bức xúc trong dư luận xã hội. Thực tế, ở nhiều nước chính quyền đã mang xe ủi đi cưỡng chế giải tỏa đất đai cho mục tiêu phát triển kinh tế của mình. Điều này đồng nghĩa với việc sở hữu toàn dân không phải là căn nguyên của tình trạng tiêu cực, mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột hay những điểm nóng về đất đai ở nước ta hiện nay. Muốn giải quyết những tiêu cực, bức xúc, tranh chấp, điểm nóng về đất đai thì phải bắt đầu từ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, quy định về quản lý, sử dụng đất; có những biện pháp tổ chức thực hiện hiệu quả chứ không phải là nằm ở việc thay đổi chế độ sở hữu.

Có thể thấy, tất cả những quan điểm phê phán chế độ sở hữu đất đai toàn dân ở Việt Nam hiện nay là mục đích thu hẹp dần và tiến tới loại bỏ vai trò của Nhà nước Việt Nam trong quản lý đất đai, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng với hoạt động đất đai để làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Do đó, đòi hỏi chúng ta phải tỉnh táo nhận diện, cảnh báo người dân không bị lôi kéo, tin nghe theo các thông tin sai sự thật liên quan đến vấn đề đất đai; kịp thời đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc chế độ sở hữu toàn dân về đất đai./.

(Nguồn: Hương Sen Việt)

 

Jun 19, 2022

Sự hàm hồ của Quốc hội Liên minh châu Âu

 

Tre Việt - Trang facebook Chân Trời Mới Media, ngày 16/6 đăng tải thông tin: Trong báo cáo nhân quyền mới nhất, cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Liên minh châu Âu gọi Việt Nam là “chế độ đàn áp”. Báo cáo cho rằng: Chính quyền Việt Nam một mặt sẵn sàng đàn áp những người hoạt động nhân quyền,… nhưng mặt khác, chế độ cai trị ở quốc gia Đông Nam Á này cũng sẵn sàng thỏa hiệp để đạt được lợi ích,... Đây là điều hết sức phi lý, không phản ánh đúng thực tế tình hình nhân quyền Việt Nam. 

Lịch sử dân tộc Việt Nam minh chứng: nhân dân ta đã phải chịu nhiều đau khổ, áp bức, bóc lột dưới ách xâm lược, đô hộ của chủ nghĩa thực dân, đế quốc trong những đêm trường của thế kỷ trước. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trong bối cảnh đó, nên hơn ai hết ngay sau khi lãnh đạo đất nước giành được độc lập, Đảng ta, nhân dân ta đã xác định đi theo con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bởi đây là xã hội văn minh, ưu việt với các chính sách an sinh xã hội tốt đẹp cho con người, mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo khuôn khổ lý để bảo đảm, thực thi tối đa các quyền con người, tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, v.v. Đẩy mạnh thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, có nhiều chủ trương chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại,… và đã thu được những thành tựu, khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Đặc biệt, các chính sách an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo nhanh, bền vững của Đảng, Nhà nước ta đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam luôn nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, bình đẳng, cùng có lợi. Chính vì thế, không thể có chuyện Việt Nam đàn áp nhân dân và càng không có chuyện Việt Nam mặc cả, trao đổi, thỏa hiệp,… trong quan hệ đối ngoại như báo cáo nhân quyền đã nêu.

Đối với những người được cho là “hoạt động nhân quyền” mà báo cáo của cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Liên minh châu Âu nêu ra thực chất là những người “tự xưng” đấu tranh cho dân chủ, bảo vệ nhân quyền, hoạt động bất hợp pháp. Họ đã có những hành động, việc làm vi phạm pháp luật Việt Nam; tuyên truyền chống phá chế độ, âm mưu lật đổ chính quyền, Nhà nước nên đã bị bắt giữ, điều tra, xét xử công khai theo pháp luật Việt Nam. Và một thực tế là, họ đều là những người vốn có thâm thù với chế độ, phần tử bất mãn, tiêu cực, trở cờ.

Trong khi đó, nhóm người của cơ quan nghiên cứu Quốc hội Liên minh châu Âu chỉ thu thập thông tin, nhìn nhận, đánh giá hết sức phiến diện, thiếu khách quan, từ đó có cái nhìn và nhận xét thiếu khách quan, phiến diện một chiều sai lệchvề tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Đó là sự nhận xét, phát ngôn hàm hồ (!) Điều này vô hình làm ảnh hưởng tới mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp và đối tác trên nhiều lĩnh vực giữa đất nước, nhân dân Việt Nam với nhân dân, chính phủ các nước trong Liên minh châu Âu, cần  phê phán, bác bỏ./.

Jun 14, 2022

Việt Nam nhất quán chính sách quốc phòng “bốn không”

            Tre Việt - Lợi dụng chuyến thăm và làm việc của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh tại Việt Nam vừa qua, ngày 10/6 trang facebook Việt Nam Thời Báo đăng bài “Việt Nam “bắt tay” với Ấn Độ tạo thêm sức mạnh đối phó Trung Quốc?” của Phạm Lê Đoan. Đây là chiêu trò xuyên tạc đường lối quốc phòng của Đảng, Nhà nước ta, kích động, chia rẽ mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước, cần lên án, bác bỏ.

Để công khai, minh bạch quan điểm, đường lối, chính sách quốc phòng của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới và cộng đồng quốc tế, Đảng, Nhà nước ta đã công bố Sách trắng Quốc phòng năm 2019. Trong đó, xác định rõ Việt Nam chủ trương xây dựng nền quốc phòng mang tính chất hòa bình và tự vệ, thực hiện “bốn không”: không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Khẳng định rõ quan điểm giải quyết tranh chấp, bất đồng với các nước bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Như vậy, với việc công khai, minh bạch chính sách quốc phòng sẽ làm tăng cường mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau, xây dựng lòng tin giữa các quốc gia với Việt Nam, nhất là với các nước láng giềng và trong khu vực.

Trên thực tế, Việt Nam luôn nhất quán thực hiện đường lối, chính sách quốc phòng mà mình đã công bố. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ quốc phòng với gần 100 quốc gia trên thế giới ở cả 05 châu lục; trong đó, có đủ 05 nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Trung Quốc, Pháp, Nga, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ). Qua đó, khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế cũng như trong quan hệ hữu nghị, hợp tác với tất cả các quốc gia. Chuyến thăm, làm việc của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ vừa qua là sự cụ thể hóa chủ trương hợp tác quốc phòng của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Ấn Độ, vì hòa bình của mỗi nước và cộng đồng quốc tế. Tại các buổi làm việc, hội đàm không chỉ riêng với Ấn Độ, mà trong bất kỳ chuyến thăm, hoạt động đối ngoại quốc phòng khác, như: giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia, các hoạt động trao đổi, hợp tác quốc phòng với các nước khác,… Việt Nam luôn nhất quán, khẳng định chính sách quốc phòng “bốn không”.

Sự thật là vậy, nhưng một số kẻ “thiểu năng” trong đó có Phạm Lê Đoan lại lợi dụng hoạt động hợp tác quốc phòng hoàn toàn bình thường rồi suy diễn, xuyên tạc chính sách quốc phòng của Việt Nam, gây hiềm kích, chia rẽ với nước khác. Đúng là âm mưu thâm độc./.

Jun 12, 2022

Việc làm cần thiết để hoạt động tôn giáo ở Việt Nam được bảo đảm tốt hơn

       Tre Việt - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 162/2017/NĐ-CP, ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; xây dựng Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; thời gian qua, Ban Tôn giáo Chính phủ và Bộ Nội vụ đã tích cực, chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan soạn thảo, hoàn thiện các dự thảo Nghị định; xin ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của Nghị định.

Lợi dụng sự việc này, ngày 07/6/2022, trang facebook Việt Tân đăng tài bài viết: “Chính quyền Việt Nam ra Dự thảo mới nhằm tăng cường kiểm soát tôn giáo”, họ cho rằng: “Chính quyền Việt Nam “đang muốn bóp nghẹt quyền tự do tôn giáo, và muốn các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo chỉ được hoạt động theo ý muốn của nhà cầm quyền”, thông qua việc ban hành nghị định mới”. Họ cũng không quên nhắc lại chuyện Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo; đồng thời, còn vu cáo rằng Việt Nam đang đàn áp tôn giáo.

Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo, tín đồ các tôn giáo chiếm 27% dân số, đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Vì vậy bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người là chính sách nhất quán trong chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ năm 1990 đến nay, Việt Nam tiếp tục công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho các tổ chức tôn giáo, nâng tổng số lên 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo được công nhận đã xây dựng và thực hiện đường hướng hành đạo đậm chất nhân văn tôn giáo và gắn bó với dân tộc. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo hướng dẫn tín đồ tu tập và thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.

Cùng với việc chấp thuận tổ chức và đăng ký hoạt động là công tác hướng dẫn các tổ chức tôn giáo thành lập trường, mở lớp đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo. Đến nay, cả nước có gần 60.000 chức sắc và gần 150.000 chức việc, đáp ứng ngày một tốt nhu cầu tôn giáo của tín đồ. Nhiều hoạt động tôn giáo được tổ chức với quy mô lớn, trang trọng: Phật giáo 3 lần đăng cai tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc, Công giáo tổ chức thành công Năm Thánh 2010, Hội nghị toàn thể Liên Hội đồng Giám mục Á châu lần thứ X; Tin lành tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 100 năm Tin lành truyền đến Việt Nam, 500 năm cải chánh Tin lành,… thu hút không chỉ chức sắc, nhà tu hành trong và ngoài nước mà còn các học giả, chính khách các nước tham gia. Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay khá sôi động, đa dạng với nhiều hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, nhiều tổ chức tôn giáo và mô hình tổ chức tôn giáo. Trong xu thế phát triển của đất nước và xu thế chung của thời đại, các tôn giáo tại Việt Nam luôn được tạo điều kiện hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật. Việt Nam không chấp nhận việc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước hay kích động bạo lực, chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, tôn giáo, gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, v.v. Đó là minh chứng bác bỏ những luận điệu của Việt Tân lợi dụng vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo để xuyên tạc, phủ nhận thành tựu của Việt Nam trong tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta

Về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 162/2017/NĐ-CP, Tre Việt thấy rằng, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, xác định: “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước”. Vì vậy, cần phải tiếp tục rà soát, nghiên cứu để thể chế hóa đầy đủ, sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy định chưa đầy đủ hoặc đang tồn tại của Nghị định số 162/2017/NĐ-CP.

Mặt khác, sau 3 năm thi hành Nghị định số 162/2017/NĐ-CP, các quy định chi tiết các điều, khoản của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy được vai trò, hiệu quả trong công tác quản lý và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tôn giáo, cộng đồng có tín ngưỡng thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, Nghị định cũng bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc cần được tháo gỡ, cụ thể: Thứ nhất, một số quy định của Nghị định như giải thích về công trình tôn giáo; quy định về việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, công trình phụ trợ chưa tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tôn giáo, cho người dân cũng như gây ra lúng túng cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện. Thứ hai, một số quy định tại Luật chưa có biện pháp cụ thể dẫn tới qua trình thực hiện còn thiếu thống nhất, chưa có hiệu quả trên thực tiễn, gây lúng túng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi áp dụng. Thứ ba, trong đại dịch Covid-19 vừa qua, một số hình thức hoạt động tôn giáo mới xuất hiện, như: sinh hoạt tôn giáo, tổ chức các hoạt động tôn giáo bằng hình thức trực tuyến đã phát sinh nhưng chưa có quy định điều chỉnh và biện pháp để quản lý cho phù hợp. 

Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung toàn diện các quy định của Nghị định số 162/2017/NĐ-CP và trình Chính phủ ban hành Nghị định mới thay thế cho Nghị định này là thật sự cần thiết, nhằm bảo đảm hoạt động tôn giáo ở Việt Nam được tốt hơn và quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam được đảm bảo tốt hơn, không phải “Chính quyền Việt Nam ra Dự thảo mới nhằm kiểm soát tôn giáo” “muốn bóp nghẹt quyền tự do tôn giáo”, như Việt Tân rêu rao. Luận điệu xuyên tạc, phá hoại đó cần phải lên án và bác bỏ./.

Jun 10, 2022

Không thể xuyên tạc kết quả bảo đảm an sinh xã hội nhằm hạ thấp uy tín của Đảng và Nhà nước ta

           Tre Việt – Ngày 05/6/2022, trang facbook Việt Tân đăng bài của Lê Ánh, với chủ đề: “Bánh “vẽ” không mất tiền, Đảng vẫn tiếp tục “bố thí” cho dân”, xuyên tạc kết quả và thành tựu bảo đảm chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta, nhất là trong đại dịch Covid-19 thời gian qua, rằng: “Nhiều người ngạc nhiên là dưới chế độ độc tài toàn trị của Đảng Cộng sản mà cũng có chính sách “an sinh xã hội” nữa sao?... Hơn hai năm qua, vụ Covid ảnh hưởng đến đời sống người dân, dở sống, dở chết. Công nhân thì thất nghiệp tràn lan. Doanh nghiệp thì phá sản hàng loạt”. Đây là sự bia đặt hết sức trắng trợn.

Bởi, từ nhiều năm qua, cùng với quá trình đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, Đảng, Nhà nước ta đã nhận thức ngày càng cụ thể, đầy đủ hơn tầm quan trọng, mục tiêu và nội dung của việc giải quyết vấn đề xã hội, đặc biệt là an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách xã hội; coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị - xã hội, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Tuy nhiên, khi đại dịch Covid-19 xuất hiện và bùng phát, đã ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam, tác động nhiều chiều đến khả năng thụ hưởng các chế độ chính sách an sinh xã hội và các nỗ lực của Chính phủ trong việc bảo đảm chính sách an sinh xã hội của người dân. Bên cạnh những khó khăn, áp lực do tình hình dịch bệnh, những năm gần đây Việt Nam còn phải đối mặt với tác động gay gắt của biến đổi khí hậu, trung bình hằng năm thiên tai gây thiệt hại về kinh tế khoảng 1% - 1,5% GDP; tạo ra các tác động kinh tế - xã hội sâu rộng đối với Việt Nam, không những ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp mà còn làm thay đổi các cấu trúc cung cầu hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế, tác động sâu rộng đến sinh kế, quyền lợi của người dân, v.v.

          Trước những khó khăn, thách thức đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả hệ thống chính trị của chúng ta đã vào cuộc để thực hiện tốt chính sách bảo đảm an sinh xã hội; quan tâm chăm lo, trợ giúp các đối tượng yếu thế, nhất là người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; thu nhập bình quân của hộ nghèo tăng lên, đời sống của hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội từng bước được cải thiện. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế tăng từ 81,7% năm 2016 lên 90,7% năm 2020. Các đối tượng chính sách như Người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi, người trên 80 tuổi ,… được ngân sách nhà nước hỗ trợ mua bảo hiểm y tế. Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Chính phủ cũng đã ban hành các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; trong đó, có các chính sách hỗ trợ tiền mặt trực tiếp cho người lao động bị mất việc, ngừng việc, phải tạm hoãn hợp đồng lao động và tự do, cụ thể là đã ban hành các gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng (năm 2020) và 26.000 tỉ đồng (cho đến tháng 7/2021) dành cho người khó khăn vì dịch Covid-19. Việt Nam cũng đã triển khai nhiều biện pháp bảo đảm quyền tiếp cận, các điều kiện sống cơ bản, tạo thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong xã hội cùng chung tay hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn.

Đảng, Nhà nước Việt Nam đã tiến hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua khó khăn; qua đó, tạo ra hiệu ứng lan tỏa giúp hỗ trợ người lao động, cũng như đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương và cả nước, như: cắt giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp chủ yếu thuộc quy mô vừa và nhỏ; kéo dài thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp từ 01/01/2021 tới năm 2025 (miễn khoảng 7.500 tỉ đồng/năm); giãn, hoãn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất và các chính sách nới lỏng về tín dụng của các ngân hàng, v.v.

          Cùng với đó, Chính phủ Việt Nam chủ trương bảo đảm tiêm vắc-xin phòng Covid-19 miễn phí cho người dân theo các đối tượng ưu tiên như khuyến nghị của WHO. Đến nay, cả nước đã tiêm chủng trên 223 triệu liều; nhờ đó, số ca mắc mới, chuyển nặng, tử vong giảm sâu từ cuối tháng 3/2022. Việc dịch bệnh cơ bản được kiểm soát đã củng cố niềm tin, sự an toàn của người dân, doanh nghiệp, góp phần quan trọng cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Những thành tựu về bảo đảm chính sách an sinh xã hội trong thời gian qua thể hiện sự nỗ lực vượt bậc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phản ánh truyền thống nhân văn của dân tộc và bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Đó là tiền đề rất quan trọng để tạo sự đồng thuận trong xã hội, đưa nước ta ngày càng phát triển, tiến nhanh, tiến vững chắc trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Sự thật đó được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, chứ không phải là “Bánh vẽ”, hay sự “Bố thí” như Lê Ánh và Việt Tân xuyên tạc. Vì vậy, luận điệu sai trái, xuyên tạc đó, cần kiến quyết đấu tranh, bác bỏ./.

 

Jun 3, 2022

Việt Tân đang ngộ nhận, tự huyễn hoặc

           Tre Việt - Ngày 01/6 trang facebook Việt Tân đăng bài “Đảng Việt Tân gây quỹ yểm trợ quốc nội: “Bất chấp bạo quyền - Giúp dân cứu dân”, được ghim ở ngay đầu trang nhằm thu hút sự quan tâm chú ý của cộng đồng mạng. Bài viết đã đăng tải ý kiến phát biểu của Đỗ Hoàng Điềm - người tự xưng là Chủ tịch Đảng Việt Tân, nói về tình hình đấu tranh trong nước và phong trào dân sinh ở Việt Nam, cũng như lộ trình đấu tranh sắp tới của Việt Tân và đồng bào quốc nội.

Mới nghe qua, bạn đọc đã thấy sự khôi hài đến “nực cười” về việc: Việt Tân đang diễn một vở tuồng cho khán giả thấy sự ngộ nhận vai trò, tác dụng và tự huyễn hoặc chính mình. Bởi vì:

Ở Việt Nam, pháp luật qui định rõ: chỉ có những tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp; đại diện cho tiếng nói, quyền, lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân, như: các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể,… mới có sứ mệnh lên tiếng, hành động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho nhân dân, người lao động. Việt Nam là đất nước đang trên đà phát triển, hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, do đó, cùng với việc phát huy sức mạnh nội lực của khối đại đoàn kết dân tộc, Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam luôn mong muốn nhận được sự quan tâm giúp đỡ, ủng hộ của những người Việt Nam xa sứ, của các quốc gia, cộng đồng quốc tế trên cở sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vì hòa bình, không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh, phản đối các hoạt động núp bóng dưới các chiêu trò ủng hộ, quyên góp,… nhằm thực hiện âm mưu chống phá, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. Và hoạt động “Gây quỹ yểm trợ quốc nội: “Bất chấp bạo quyền - Giúp dân cứu dân” của Việt Tân chính là một hoạt động như thế. Thực chất, hoạt động mà chúng cho rằng giúp dân, cứu dân là để hà hơi, tiếp sức cho những kẻ “cùng hội, cùng thuyền”, những phần tử bất mãn, cơ hội chính trị có hành động chống phá Đảng, Nhà nước, vi phạm pháp luật đã bị cơ quan chức năng điều tra, bắt giữ, xét xử, đang phải thi hành bản án trong tù hoặc một số người khi mãn hạn tù sống lưu vong ở nước ngoài, tiếp tục đấu tranh cho cái gọi là “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”.

Cần khẳng định rõ: Việt Tân là tổ chức khủng bố, được thành lập bởi một số phần tử vốn có thâm thù với chế độ, đất nước, nhân dân Việt Nam. Tôn chỉ, mục đích hoạt động của chúng đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc,… nên không thể đại diện cho quyền, lợi ích của nhân dân Việt Nam. Mọi hoạt động của Việt Tân đều là bất hợp pháp, vô giá trị. Tuy nhiên, những kẻ cầm đầu Việt Tân lại luôn ngộ nhận, tự huyễn hoặc chính mình để rồi tổ chức các hoạt động hoặc cấu kết với các tổ chức quốc tế không có thiện chí với Việt Nam nhằm xuyên tạc tình hình ở trong nước, chống phá Đảng, Nhà nước, kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, v.v.

Hơn nữa mục đích chính của Việt Tân là: để tồn tại, hoạt động, chúng phải dựa vào nguồn tài trợ, hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức quốc tế có “ác cảm”, không thiện chí với Việt Nam. Vì thế, để không tỏ ra vô dụng, chỉ “ăn không, ngồi rồi” thì thỉnh thoảng Việt Tân phải tổ chức các hoạt động, lại “ném đá ao bèo”, “chọc gậy bánh xe”,… để chống phá và khẳng định sự tồn tại của mình với các “quan thầy” - những kẻ thường xuyên “bố thí” cơm thừa, canh cặn cho Việt Tân.

Những trò “khoa môi, múa mép” trên của Việt Tân thực chất là một chiêu “vỗ ngực ta đây” hòng lừa gạt những ai nhẹ dạ mà thôi.

Thực tế những thành tựu của công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc, cũng như vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế đã khẳng định vai trò lãnh đạo, uy tín, thanh danh của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng, đất nước, dân tộc Việt Nam. Đó là sự thực, tự nó bác bỏ sự xuyên tạc và vở diễn lố: “Gây quỹ yểm trợ quốc nội: “Bất chấp bạo quyền - Giúp dân cứu dân” của Việt Tân./.

Mưu đồ đen tối của Việt Tân chính là tấu hài

         Tre Việt – Ngày 02/6, trang facebook Việt Tân đăng bài viết của Diễm Quỳnh có tựa đề: “Nghị trường Quốc hội Việt Nam trở thành sân khấu tấu hài”. Với mưu đồ đen tối, tác giả đã lợi dụng vào lời phát biểu của một số đại biểu tại kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XV đang diễn ra để xuyên tạc hoạt động của Quốc hội, với giọng điệu hết sức lố bịch, khi rêu rao: “Cứ đến hẹn lại lên, mỗi năm đến lúc Quốc hội họp là nhân dân trên cả nước lại được phen bàn tán như xem hài”. Nhưng thực tế, hiệu quả hoạt động và sự quan tâm đặc biệt của xã hội đối với hoạt động của Quốc hội những năm qua đã vạch trần các luận điệu xuyên tạc nói trên.

Kể từ khi ra đời tới nay, Quốc hội nước ta đã hoàn thành xuất sắc vai trò, sứ mệnh của mình đối với đất nước, với dân tộc; đặc biệt, trong những năm gần đây, hoạt động của Quốc hội ngày càng đổi mới, thể hiện rõ tính dân chủ và hiệu quả ngày càng được nâng cao. Tất cả các vấn đề lớn thuộc mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,... của đất nước đều được Quốc hội thảo luận và quyết nghị.

Điều mà mọi người dễ nhật thấy, đó là: không khí dân chủ, cởi mở của Quốc hội, vai trò của các đại biểu Quốc hội càng được thể hiện rõ trong các phiên họp của Quốc hội, đặc biệt là các phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội được diễn ra trong không khí dân chủ, xây dựng, tranh luận sôi nổi, đã làm rõ trách nhiệm của người được chất vấn; đồng thời, thể hiện sự nghiên cứu kỹ lưỡng của các vị đại biểu Quốc hội đối với các báo cáo của Chính phủ, các Bộ, ngành và các nội dung chất vấn. Các thành viên Chính phủ đã có nhiều cố gắng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo ngành, lĩnh vực được phân công, cơ bản nắm vững tình hình về lĩnh vực được chất vấn, trả lời thẳng thắn, đúng trọng tâm, làm rõ vấn đề còn hạn chế, vướng mắc và đưa ra các giải pháp khắc phục. Từ đó, nhận được sự đồng tình cao của đại biểu Quốc hội, được cử tri và dư luận xã hội đánh giá tốt. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc chất vấn và trả lời chất vấn, yêu cầu Thủ tướng Chính phủ, các vị bộ trưởng, trưởng ngành thực hiện quyết liệt những cam kết trước Quốc hội và cử tri cả nước, làm cơ sở để Quốc hội giám sát việc thực hiện, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri và nhân dân. Các phiên chất vấn trong những kỳ họp của Quốc hội, được phát thanh - truyền hình trực tiếp, thu hút sự quan tâm theo dõi, đánh giá, góp ý của cử tri và nhân dân cả nước. Việc tranh luận được khuyến khích, khiến vấn đề chất vấn được làm rõ ràng hơn, nhất là các mặt hạn chế, trách nhiệm cán bộ, ngành và nêu rõ giải pháp. Sau phiên chất vấn, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về nội dung này, từ đó có cơ sở để theo dõi vấn đề đã được đặt ra và giám sát lời hứa hẹn của những người trả lời chất vấn. Việc Quốc hội tăng cường hoạt động chất vấn, khiến cho những người giữ các chức danh mà Quốc hội bầu, phê chuẩn luôn phải nỗ lực thể hiện rõ trách nhiệm của mình, không thể lơ là trước nhiệm vụ được giao và cử tri cả nước.

Qua các cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp Quốc hội, đại đa số cử tri và nhân dân đều vui mừng vì hiệu quả hoạt động, uy tín của Quốc hội ngày càng được nâng cao, Quốc hội ngày càng thể hiện tốt vai trò đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Điều đó đã tăng cường niềm tin của cử tri và nhân dân đối với Quốc hội. Mỗi kỳ họp Quốc hội luôn là sự kiện chính trị - xã hội được cử tri và nhân dân đặc biệt quan tâm, theo dõi. Bởi cử tri tin tưởng rằng, những nguyện vọng, ý kiến tâm huyết của mình luôn được Quốc hội, các đại biểu Quốc hội trân trọng, lắng nghe, bàn thảo nghiêm túc và từ đó cho ra những quyết sách đúng đắn, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước, nâng cao đời sống nhân dân.

Thực tế đó là minh chứng bác bỏ luận điệu, xuyên tạc hoạt động của Quốc hội nói chung và các kỳ họp Quốc hội nói riêng; đồng thời, đó cũng là minh chứng để thấy rõ: những mưu đồ đen tối của Việt Tân và Diễm Quỳnh chính là tấu hài, nhằm chống phá cách mạng nước ta./.

Jun 2, 2022

Trò lố của những con rối lưu vong

            Ngắt câu, cắt ý, chẻ chữ, lên giọng giễu cợt, mỉa mai, ám chỉ, xuyên tạc, suy diễn, dạy đời,… là những trò lố của một số đối tượng bất mãn, phản động lưu vong. Lên internet cóp nhặt thông tin, với mớ kiến thức lỗ mỗ, một số đối tượng cố làm ra vẻ hiểu biết, thực hiện những hình thức gọi là “bình luận”, “phân tích”, “hội luận”, “đánh giá”,… tình hình chính trị của đất nước nhằm lòe bịp công chúng. Hành vi sai trái của họ đã bị công chúng yêu nước lật tẩy, lên án,…

“Bình loạn” kiểu “ếch ngồi đáy giếng”

Hình ảnh rất đẹp khi người dân Hà Nội
xuống đường ăn mừng đội tuyển U23 Việt Nam
vô địch, giàng huy chương Vàng tại SEA games 31

“Tôi thấy bạn nên xóa kênh và đi học lại, nhất là môn Giáo dục công dân đi bạn ơi!…”. Đó là dòng bình luận của tài khoản có tên “Tu Nguyen” ngay bên dưới một clip trên kênh YouTube của đối tượng Đường Văn Thái (còn gọi là Thái Văn Đường) khi đối tượng này “bình luận” việc người dân Việt Nam xuống đường ăn mừng đội tuyển bóng đá U.23 Việt Nam vô địch SEA Games 31. Lấy chuyện ăn mừng chiến thắng của đội U.23 Việt Nam để suy diễn, xuyên tạc tình hình chính trị của đất nước, luận điệu bất mãn của Đường Văn Thái bị công chúng yêu nước gọi là “bình loạn” kiểu “ếch ngồi đáy giếng”. Đáng tiếc, một bộ phận người dùng mạng xã hội (MXH) do thiếu hiểu biết hoặc tò mò, lại hùa theo những luận điệu sai trái đó. Tuy nhiên, với tinh thần xây dựng, đấu tranh, rất nhiều tài khoản MXH đã góp ý, lên tiếng khuyên Đường Văn Thái hãy tỉnh ngộ, sám hối, quay đầu là bờ. Một số người vì quá bức xúc trước hành vi xúc phạm đất nước, chối bỏ quê hương của Thái, đã thẳng thừng gọi đối tượng này là kẻ phản bội, vô ơn, “qua cầu rút ván”,…

Đường Văn Thái chỉ là một trong số những đối tượng người Việt bất mãn, cư trú ở nước ngoài, điên cuồng chống phá đất nước trên không gian mạng.

Sau khi khống chế thành công đại dịch Covid-19, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc huy động nguồn lực để phục hồi kinh tế-xã hội, đất nước ta đã diễn ra nhiều sự kiện chính trị-xã hội quan trọng, được dư luận khu vực và thế giới đánh giá cao. Những sự kiện nổi bật, tiêu biểu thời gian gần đây là chuyến thăm và làm việc của đoàn đại biểu cấp cao do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu tại Hoa Kỳ và Liên hợp quốc; SEA Games 31 tổ chức thành công rực rỡ tại Việt Nam; Hội nghị Trung ương 5 (khóa XIII); điều tra, xử lý các đối tượng tham nhũng liên quan đến Công ty Việt Á… Sự thành công rất tốt đẹp của các sự kiện chính trị, ngoại giao quan trọng đã góp phần củng cố, nâng tầm vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thể hiện lòng tin, niềm tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước trên khắp các lĩnh vực đời sống xã hội. Hình ảnh cả rừng cờ sao xuống đường mừng chiến thắng; người dân Việt Nam thân thiện, nghĩa tình đón tiếp, phục vụ, cổ vũ đoàn vận động viên của các nước trên khắp các khán đài, khắp các địa phương; hai tiếng Việt Nam được xướng lên đầy trân trọng trên truyền thông quốc tế… đã trở thành cảm hứng chủ lưu trên truyền thông và MXH của người dân cả nước.

Tuy nhiên, chính những dấu ấn rất đáng tự hào của dân tộc đã khiến các thế lực thù địch, những đối tượng bất mãn, phản động lưu vong cay cú. Họ tìm mọi cách cắt ghép, bẻ câu, chẻ chữ… để lấy cớ xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta, giễu cợt đồng bào (trong đó có cả người thân, gia đình của chính họ), phỉ báng văn hóa dân tộc, vị thế quốc gia… Có khá nhiều thành phần dạng này, trong đó, những đối tượng có hành vi chống phá liên tục thời gian gần đây có thể nhắc đến là: Đường Văn Thái, Trương Quốc Huy, Nguyễn Văn Đài, Lê Minh Nguyên, Bùi Thanh Hiếu (Người buôn gió),… Họ lập nhiều tài khoản trên MXH, nhất là YouTube, liên tục thực hiện các video có nội dung thù địch, xuyên tạc, chống phá đất nước. Một trong những nội dung được các đối tượng phản động lưu vong tập trung xuyên tạc nhiều nhất là chuyến thăm và làm việc của đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu tại Hoa Kỳ và Liên hợp quốc. Đáng tiếc là trong dòng thông tin mang tư tưởng thù địch, chống phá đất nước còn có sự tham gia của một số cá nhân người Mỹ gốc Việt đang làm việc trong hệ thống chính quyền và quân đội Hoa Kỳ. Những luận điệu của họ dưới các hình thức gọi là “phỏng vấn”, “hội luận”, “đàm luận”, “phóng sự cộng đồng”… có nội dung phiến diện, quy chụp vô căn cứ đã trở thành đề tài của một số phương tiện truyền thông phát tiếng Việt có tư tưởng thù địch ở hải ngoại khai thác. Họ thực hiện các chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc với mưu đồ chống phá đất nước, phá hoại mối quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ…

Kiểu kiếm ăn bất chấp đạo lý

Trong một clip đăng tải trên kênh YouTube những ngày qua, Nguyễn Văn Đài, đối tượng đang lưu vong tại Cộng hòa Liên bang Đức, với thái độ huênh hoang kiểu “ngụy hàn lâm”, đã lấy hình ảnh rác thải sinh hoạt để “bình loạn” về tình hình chính trị trong nước. Bằng nhận thức của một người bình thường cũng đủ nhận ra, Nguyễn Văn Đài đang cố tình khoe mẽ, muốn chứng tỏ bản thân là người hiểu biết, kiến thức “uyên thâm”, am hiểu thời cuộc. Thực chất, những thông tin cóp nhặt và mớ kiến thức lỗ mỗ ấy không thể che giấu được sự thật là Nguyễn Văn Đài và những thành phần phản động lưu vong đang phải đương đầu với cuộc sống thường nhật nơi xứ người. Người dùng MXH không khỏi bật cười khi xem clip Nguyễn Văn Đài trò chuyện với “Người buôn gió” Bùi Thanh Hiếu. Trong lúc Đài huênh hoang giới thiệu là đã đến xem “các cơ sở sản xuất của Bùi Thanh Hiếu” ở Đức thì “Người buôn gió” mặt ỉu xìu nói rằng, hoàn toàn không có “cơ sở sản xuất” nào cả, mà Hiếu chỉ là người đang đi làm thuê kiếm ăn. Ngay từ khi còn ở trong nước, tính ảo tưởng, thích khoe mẽ, dương dương tự đắc của Nguyễn Văn Đài đã bị dư luận tẩy chay, lên án, cho đến khi đã lưu vong xứ người, Đài vẫn chứng nào tật ấy. Tương tự, những đối tượng như Đường Văn Thái, Trương Quốc Huy, Hoài An… cũng luôn huênh hoang khoe mẽ kiểu “ngụy hàn lâm”, thực hiện các clip với thái độ trịch thượng, giễu cợt,… để bôi nhọ đất nước.

Ai cũng biết, các đối tượng có tư tưởng phản bội quê hương, cho dù là ai, làm gì, sống ở quốc gia, vùng lãnh thổ nào… cũng đều khó ngẩng đầu lên được. Bởi, khó có một nền văn hóa nào, không một tổ chức tiến bộ nào lại dung túng, dung nạp những kẻ vong ân bội nghĩa với nơi chôn nhau cắt rốn. Trên các nền tảng MXH, nhiều tài khoản đã thẳng thắn lên tiếng rằng, đến quê hương, đất nước mình mà còn chối bỏ thì còn sống được ở đâu? Hiện nay, nhiều người trong số đó, để kiếm tiền mưu sinh, những người này đã lập các tài khoản trên MXH, kiếm ăn bằng công việc chửi bới để “câu view”, bất chấp đạo lý. Một số thì được các thế lực thù địch lợi dụng, tận dụng như những con rối,…

Ứng xử với “rác” thông tin

Chính sự suy thoái, suy đồi về đạo đức khiến luận điệu của những đối tượng phản động lưu vong chỉ là một thứ “rác” thông tin trên không gian mạng. Nó làm vấy bẩn môi trường truyền thông văn hóa, tiến bộ. Nói như vậy là bởi, hầu hết những đối tượng phản động lưu vong đều có lai lịch chẳng hay ho gì. Chẳng hạn, Đường Văn Thái, từng có thời gian lao động hợp đồng tại Phòng Quản lý đất đai và Giải phóng mặt bằng thuộc UBND huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Dù đã qua đào tạo, có kiến thức chuyên môn nhưng do ý thức rèn luyện, phẩm chất đạo đức kém nên Thái không được tuyển dụng. Tính tự cao, tự đại, tự huyễn hoặc bản thân khiến Thái bất mãn, đưa chân vào con đường chống đối chính quyền Nhà nước. Được các thế lực thù địch lôi kéo, Thái ngày càng lún sâu vào vũng bùn đen tối. Năm 2019, Thái trốn ra nước ngoài, trở thành con rối lưu vong. Cuộc sống khó khăn khiến Đường Văn Thái bất chấp đạo lý, tận dụng mớ kiến thức lỗ mỗ, lên MXH kiếm ăn bằng những trò lố.

Bên cạnh những đối tượng được cho là “có học” thì Trương Quốc Huy chỉ là một tên côn đồ, trình độ văn hóa lớp 7, từng có tiền án tiền sự, đang sống lưu vong tại Mỹ. Dù trình độ ở mức “viết câu văn chưa sạch nước cản” nhưng được tổ chức khủng bố Việt Tân dung nạp, Trương Quốc Huy lập tài khoản N10TV, liên tục thực hiện các video, khua môi múa mép xuyên tạc tình hình đất nước với thái độ lố bịch. Với những trò vô văn hóa đó, Trương Quốc Huy bị ngay kiều bào yêu nước tại Mỹ gọi là “kẻ tâm thần chính trị”. Thực tế là ở nước ngoài hiện nay tồn tại khá nhiều đối tượng đã và đang bị các thế lực thù địch biến thành con rối kiểu như Trương Quốc Huy, Nguyễn Văn Đài,…

Với tinh thần lấy xây để chống, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, công chúng yêu nước cần tỉnh táo nhận diện thật-giả, trắng-đen,… trên không gian mạng để có thái độ ứng xử đúng mực, đúng đắn. Không ở đâu có thể tốt bằng chính nhà mình, Tổ quốc mình! Không một thế lực phản động nào có thể làm lung lay ý chí của một dân tộc kiên cường như dân tộc Việt Nam! Không luận điệu nào, dù xảo biện, xảo quyệt đến đâu có thể làm đảo lộn chân lý cách mạng và thực tiễn phát triển của đất nước ta hiện nay!

Không gian mạng như một khu vườn mênh mông. Hoa thơm trái ngọt, mình góp sức chăm bẵm để cùng hưởng thụ! Cỏ dại, rác rưởi thì dứt khoát phải nhổ bỏ, dọn sạch.

(Nguồn: Hương Sen Việt)

 

Không thể xuyên tạc sự thật!

          Lâu nay, mỗi khi Đảng ta quyết định xử lý những cán bộ cấp cao do vi phạm pháp luật, điều lệ Đảng, lập tức xuất hiện những suy luận hàm hồ, vô căn cứ của các phần tử phản động, thù địch nhằm chống phá, cố tình gây hiểu sai về công tác cán bộ của Đảng.

Mới đây, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, xử lý kỷ luật một số tập thể và cá nhân vi phạm, thì những luận điệu xuyên tạc lại trơ trẽn xuất hiện. Chúng suy diễn công tác cán bộ của Đảng là sai lầm nên mới nhiều cán bộ hư hỏng, bị kỷ luật như vậy, bịa đặt đây là việc giải quyết phe phái nên khi xử lý sai phạm thiếu công tâm, thiên vị, “bên nặng, bên nhẹ”, v.v.

Kỳ họp thứ 15 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(Ảnh: baochinhphu.vn)

Công tác xây dựng Đảng được triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục và lần lượt trên cả hai mặt “xây” và “chống”, trong đó “xây” là cơ bản, lâu dài, “chống” là quan trọng, cấp bách. Hai nhiệm vụ này luôn song hành, kết hợp nhuần nhuyễn nhằm làm trong sạch đội ngũ, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng. Còn nguyên tắc, tư tưởng nhất quán và việc làm thường xuyên của Đảng ta đối với cán bộ, đảng viên là: Làm tốt thì biểu dương, khen thưởng; làm chưa tốt thì nhắc nhở, phê bình; vi phạm sẽ phải xử lý nghiêm minh, kết luận rõ đến đâu xử lý đến đó, không có “vùng cấm”, hoặc ngoại lệ. Trước tiên phải nhắc lại, lịch sử hơn 90 năm rèn luyện phấn đấu, xây dựng và trưởng thành cho thấy, Đảng ta luôn đặc biệt coi trọng công tác xây Đảng, coi đây là “nhiệm vụ then chốt”, trong đó công tác cán bộ là “then chốt của then chốt”. Bởi “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.

Cũng thẳng thắn nhìn nhận, dù Đảng rất coi trọng công tác cán bộ và Nhà nước pháp quyền luôn nghiêm túc nêu cao tính thượng tôn pháp luật, song, buồn và nhức nhối là trước tác động mặt trái của cơ chế thị trường, mở cửa hội nhập, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thời gian qua đã sa ngã, thoái hóa, biến chất.

Điều này có thể thấy từ nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thời gian qua, nhất là gần đây như vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, xảy ra tại Công ty Việt Á; vụ án “Tham ô tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng. Hay như vụ án buôn bán thuốc giả với việc nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường vi phạm đã bị xử lý nghiêm minh,…

Không chỉ vậy, Ủy ban Kiểm tra Trung ương thời gian gần đây đã liên tiếp “điểm tên” các tập thể và cá nhân ở các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang có dấu hiệu vi phạm pháp luật, điều lệ Đảng. Điển hình là mới đây, tại Kỳ họp thứ 15, nhiều quyết định kỷ luật quan trọng được Ủy ban Kiểm tra Trung ương đưa ra. Quyết định này căn cứ vào kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Khoa học và Công nghệ và Ban cán sự đảng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016 – 2021 liên quan đến vụ tiêu cực tại Công ty cổ phần công nghệ Việt Á. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã nêu rõ tại Kỳ họp thứ 15, những vi phạm đó đã gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại tiền và tài sản của Nhà nước, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật. Thế nên, một số lãnh đạo, cán bộ ở hai bộ này cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm nêu trên; chịu trách nhiệm cá nhân về những vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Từ những sự việc nêu trên nhìn rộng ra, chưa bao giờ tính nghiêm túc thượng tôn pháp luật của Nhà nước pháp quyền được nêu cao như hiện nay. Đảng đang quyết tâm không ngừng nghỉ trong đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực. Đặc biệt, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta đang mở ra trên nhiều lĩnh vực mới, khó, tồn tại lâu dài như: đất đai, tài chính, thị trường chứng khoán,… Việc này thể hiện rất rõ ở Quy định số 32-QĐ/TW của Bộ Chính trị với việc, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng có thêm nhiệm vụ mới là phòng, chống tiêu cực và được đổi tên thành Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tại Hội nghị Trung ương 5 (khóa XIII), Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Những người đứng đầu Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng thể hiện rõ quan điểm không bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi sai phạm. Như khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, là “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”.

Trước những quyết định mạnh tay từ các cơ quan Đảng, Nhà nước trong xử lý cán bộ sai phạm, dư luận xã hội đã rất tin tưởng, ủng hộ. Phản hồi từ nhân dân và chính nội bộ đảng viên đã cho thấy sự đồng tình trước chế tài xử lý, hình thức xử phạt đối với những cán bộ thoái hóa, biến chất. Bởi lẽ mức phạt đó rất nghiêm khắc, vừa cân xứng giữa hành vi phạm tội và hình phạt, lại đủ sức giáo dục, răn đe và cảnh tỉnh.

Ấy vậy mà trong bối cảnh đó, lại xuất hiện những giọng điệu lạc lõng, hàm hồ, cố tình gây hiểu sai trong nhân dân về công tác cán bộ của Đảng. Mục đích của chúng là gì?

Không khó để nhìn ra âm mưu từ những suy diễn vô căn cứ nhưng rất nguy hiểm của chúng! Chúng bóp méo sự thật nhằm phủ nhận công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xuyên tạc chủ trương, đường lối, thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng. Chúng cố tình gây hiểu sai trong dư luận nhân dân về công tác cán bộ của Đảng nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết của chúng ta. Chúng gây tâm lý mơ hồ, hoài nghi trong suy nghĩ của cán bộ, đảng viên, nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Từ đó, chúng kích động sự chống đối của nhân dân với Đảng, đòi thay đổi chế độ chính trị, yêu cầu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thế nhưng “cây ngay bóng thẳng”. Những luận điệu lòe bịp không thể xuyên tạc sự thật! Ai cũng hiểu rằng, những hành động cụ thể, kiên quyết đó của Đảng, Nhà nước chính là nhằm góp phần nâng cao uy tín và củng cố niềm tin trong nhân dân. Tất cả đều hướng tới mục đích xây dựng Đảng và làm trong sạch bộ máy Nhà nước. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định: “Thật đau xót, nhưng không thể không làm, không có cách nào khác! Tất cả là vì sự nghiệp chung của Đảng, của đất nước, của nhân dân”.

Thế nên dù các thế lực thù địch muốn bôi đen, xuyên tạc thế nào thì cuối cùng, chân lý vẫn là sự thật, lòng dân tin Đảng không thể thay đổi!

  (Nguồn: Hạnh Quỳnh - TTXVN)