Tre Việt – Ngày 05/6/2022, trang facbook Việt Tân đăng bài của Lê Ánh, với chủ đề: “Bánh “vẽ” không mất tiền, Đảng vẫn tiếp tục “bố thí” cho dân”, xuyên tạc kết quả và thành tựu bảo đảm chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta, nhất là trong đại dịch Covid-19 thời gian qua, rằng: “Nhiều người ngạc nhiên là dưới chế độ độc tài toàn trị của Đảng Cộng sản mà cũng có chính sách “an sinh xã hội” nữa sao?... Hơn hai năm qua, vụ Covid ảnh hưởng đến đời sống người dân, dở sống, dở chết. Công nhân thì thất nghiệp tràn lan. Doanh nghiệp thì phá sản hàng loạt”. Đây là sự bia đặt hết sức trắng trợn.
Bởi, từ nhiều năm qua, cùng với quá trình đổi mới, phát triển
kinh tế - xã hội, Đảng, Nhà nước ta đã nhận thức ngày càng cụ thể, đầy đủ hơn tầm
quan trọng, mục tiêu và nội dung của việc giải quyết vấn đề xã hội, đặc biệt là
an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện
các chính sách xã hội; coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền
vững, ổn định chính trị - xã hội, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Tuy
nhiên, khi đại dịch Covid-19 xuất hiện và bùng phát, đã ảnh hưởng sâu sắc đến mọi
mặt của đời sống xã hội Việt Nam, tác động nhiều chiều đến khả năng thụ hưởng
các chế độ chính sách an sinh xã hội và các nỗ lực của Chính phủ trong việc bảo
đảm chính sách an sinh xã hội của người dân. Bên cạnh những khó khăn, áp lực do
tình hình dịch bệnh, những năm gần đây Việt Nam còn phải đối mặt với tác động
gay gắt của biến đổi khí hậu, trung bình hằng năm thiên tai gây thiệt hại về
kinh tế khoảng 1% - 1,5% GDP; tạo ra các tác động kinh tế - xã hội sâu rộng đối
với Việt Nam, không những ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp mà còn
làm thay đổi các cấu trúc cung cầu hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế, tác động
sâu rộng đến sinh kế, quyền lợi của người dân, v.v.
Trước những khó khăn, thách thức đó,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả hệ thống chính trị của chúng ta đã vào cuộc để thực
hiện tốt chính sách bảo đảm an sinh xã hội; quan tâm chăm lo, trợ giúp các đối
tượng yếu thế, nhất là người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt; thu nhập bình quân của hộ nghèo tăng lên, đời sống của hộ nghèo, đối tượng
bảo trợ xã hội từng bước được cải thiện. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế tăng từ
81,7% năm 2016 lên 90,7% năm 2020. Các đối tượng chính sách như Người có công,
người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn, trẻ em
dưới 6 tuổi, người trên 80 tuổi ,… được ngân sách nhà nước hỗ trợ mua bảo hiểm
y tế. Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Chính phủ cũng
đã ban hành các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp
khó khăn do đại dịch Covid-19; trong đó, có các chính sách hỗ trợ tiền mặt trực
tiếp cho người lao động bị mất việc, ngừng việc, phải tạm hoãn hợp đồng lao động
và tự do, cụ thể là đã ban hành các gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng (năm 2020) và
26.000 tỉ đồng (cho đến tháng 7/2021) dành cho người khó khăn vì dịch Covid-19.
Việt Nam cũng đã triển khai nhiều biện pháp bảo đảm quyền tiếp cận, các điều kiện
sống cơ bản, tạo thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong xã hội
cùng chung tay hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn.
Đảng, Nhà nước Việt Nam đã tiến hành nhiều chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua khó khăn; qua đó, tạo ra
hiệu ứng lan tỏa giúp hỗ trợ người lao động, cũng như đời sống và sự phát triển
kinh tế - xã hội ở các địa phương và cả nước, như: cắt giảm 30% thuế thu nhập
doanh nghiệp cho các doanh nghiệp chủ yếu thuộc quy mô vừa và nhỏ; kéo dài thời
gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp từ 01/01/2021 tới năm 2025 (miễn khoảng
7.500 tỉ đồng/năm); giãn, hoãn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,
tiền thuê đất và các chính sách nới lỏng về tín dụng của các ngân hàng, v.v.
Cùng với đó, Chính phủ Việt Nam chủ
trương bảo đảm tiêm vắc-xin phòng Covid-19 miễn phí cho người dân theo các đối
tượng ưu tiên như khuyến nghị của WHO. Đến nay, cả nước đã tiêm chủng trên 223
triệu liều; nhờ đó, số ca mắc mới, chuyển nặng, tử vong giảm sâu từ cuối tháng
3/2022. Việc dịch bệnh cơ bản được kiểm soát đã củng cố niềm tin, sự an toàn của
người dân, doanh nghiệp, góp phần quan trọng cho phục hồi và phát triển kinh tế
- xã hội.
Những thành tựu về bảo đảm chính sách an sinh xã hội trong
thời gian qua thể hiện sự nỗ lực vượt bậc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.
Góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phản ánh truyền thống
nhân văn của dân tộc và bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Đó là tiền đề rất
quan trọng để tạo sự đồng thuận trong xã hội, đưa nước ta ngày càng phát triển,
tiến nhanh, tiến vững chắc trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Sự thật đó
được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, chứ không phải là “Bánh vẽ”, hay sự “Bố thí” như Lê Ánh và Việt Tân xuyên tạc. Vì vậy, luận điệu
sai trái, xuyên tạc đó, cần kiến quyết đấu tranh, bác bỏ./.
0 comments:
Post a Comment