Nov 16, 2017

Lại một sự xuyên tạc trắng trợn về tự do in-tơ-nét ở Việt Nam


Tre Việt - Ngày 15-11-2017, trên VOA Tiếng Việt có bài viết: Tự do in-tơ-nét 2017: Việt Nam “không có tự do”, với những “cứ liệu” được trích dẫn “Phúc trình Tự do in-tơ-nét 2017” của cái tổ chức gọi là Freedom House có trụ sở tại Mỹ. Bài viết này đã đưa ra những số liệu không thể kiểm chứng và nhận định hồ đồ, xuyên tạc trắng trợn về tự do in-tơ-nét ở Việt Nam.
Tại buổi Tọa đàm về Công tác dân số và hưởng ứng ngày sử dụng an toàn in-tơ-nét, ngày 22-02-2017, ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục An toàn thông tin đã thông báo: hiện nay, Việt Nam có hơn 50 triệu người sử dụng in-tơ-nét, đạt tỷ lệ 53% dân số, cao hơn mức trung bình của thế giới là 46,6%. In-tơ-nét đã phát triển mạnh mẽ, ứng dụng rộng rãi, len lỏi vào mọi khía cạnh của cuộc sống con người Việt Nam. Còn theo We Are Social (một công ty có trụ sở ở Anh, chuyên thực hiện các thống kê và đánh giá về thông tin kỹ thuật số, di động và các lĩnh vực liên quan), đánh giá rằng: “Tính đến tháng 01 năm 2017, Việt Nam có 50.05 triệu người dùng in-tơ-nét chiếm 53% dân số, tăng 6% so với năm 2016. Số người dùng in-tơ-nét được xem là ở mức cao trên thế giới, v.v. Việt Nam có đến trên 46 triệu người dùng mạng xã hội, chiếm 48% dân số, v.v. Số lượng thuê bao di động ở Việt Nam đạt 124.7 triệu, với hơn 41 triệu thuê bao thường xuyên sử dụng, v.v. Tỉ lệ phần trăm các thiết bị kết nối Internet phổ biến ở người dùng trưởng thành, như: điện thoại thông minh với 72%, Laptop (hoặc Desktop) với 44%, Tablet với 14%. Trung bình 01 ngày, người Việt Nam bỏ ra 06 giờ 53 phút để duyệt Web nếu dùng PC và Tablet, 02 giờ 33 phút nếu dùng điện thoại di động và dành 02 giờ 39 phút cho mạng xã hội. Về tốc độ in-tơ-nét: “xét về tốc độ kết nối, 6270 KBps là tốc độ kết nối bằng các kết nối cố định (fixed connections), 3419 KBps là tốc độ kết nối bằng điện thoại di động. Trong đó, có đến 55% số người dùng thường xuyên kết nối với Internet bằng điện thoại thông minh. Tốc độ in-tơ-nét ở Việt Nam nhỉnh hơn mức trung bình trên thế giới là 5600 KBps. Trong khi đó, Thái Lan có tốc độ kết nối là 11677 KBps và Hàn Quốc, quốc gia có tốc độ kết nối in-tơ-nét nhanh nhất với 26700 KBps”. Về các công việc thường làm trên mạng của người dùng: “là kiểm tra email, viếng thăm mạng xã hội, sử dụng cơ chế tìm kiếm (Google, Coccoc, …), tìm thông tin sản phẩm, và nghe nhạc, video. Các nền tảng mạng xã hội được nhiều người quan tâm là Facebook, YouTube, FB Messenger, Google+, Zalo, Instagram, Twitter, Skype, Viber, v.v. Đó là chưa tính đến “Zing”, một mạng xã hội nổi tiếng ở Việt Nam”. Cùng với đó, là lĩnh vực thương mại điện tử, thì “tỉ lệ người dùng thường xuyên tìm kiếm thông tin sản phẩm trước khi mua là 48%, truy cập các trang bán lẻ là 43%, giao dịch sản phẩm là 39% và cùng 29% người dùng giao dịch sản phẩm bằng laptop và mobile. Lợi nhuận thương mại điện tử ở Việt Nam chưa thật sự nhiều và vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Có 33.26 triệu người mua bán online với tổng giá trị thị trường khá khiêm tốn là 1.8 tỉ USD so với 1 đất nước có GDP 215 tỉ USD. Lợi nhuận thương mại điện tử ở Việt Nam chưa thật sự nhiều và vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Nhiều công ty, tổ chức nhà nước đã cấm sử dụng Facebook vì lý do làm giảm hiệu suất công việc được nhiều người cho rằng là hợp lý”.
Trên cơ sở đó, We Are Social đưa ra nhận định: “Việt Nam là quốc gia in-tơ-nét “năng động” với tỉ lệ người sử dụng liên tục tăng đều qua các năm và lọt vào top đầu các nước “tương tác với in-tơ-nét”. Mạng xã hội có nhiều vai trò quan trọng trong xã hội Việt Nam khi chiếm tỉ lệ rất lớn người dùng tham gia, đặc biệt là Facebook và hơn nữa chiếm rất nhiều thời gian trung bình 01 ngày của từng cá nhân. Cùng với xu hướng quốc tế, ở Việt Nam người dùng điện thoại di động cũng chiếm tỉ lệ lớn do tính gọn nhẹ, có thể mang đi (di động), và nhiều tính năng đáp ứng nhu cầu của phần lớn người dùng ở các tầng lớp khác nhau. Thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh,v.v.”. Thực tế đó đã bác bỏ sự xuyên tạc của Free House và sự tiếp tay với dụng ý xấu của VOA Tiếng Việt.

Cần loại bỏ những kẻ biến chất trong Công giáo

Tre Việt - Đức Giêsu là một giáo chủ vĩ đại trong lịch sử loài người. Ông chủ trương sống yêu thương hiền hòa, công bình, phục vụ chia sẻ cho nhau. Ông răn các con chiên rằng: phải thờ kính Thiên Chúa; không được lấy danh Thiên Chúa để làm những việc phàm tục, tầm thường; không được giết người; không được tham lam lấy của người khác; không được che dấu sự giả dối.
          Ở Việt Nam, cho dù là linh mục hay giáo dân, đều phải làm tròn nghĩa vụ kính Chúa - yêu nước. Linh mục là người trực tiếp dẫn dắt giáo dân nêu gương sáng trong lối sống, sinh hoạt, yêu thương, hòa hợp với mọi người, giữ vững đức tin của người con Thiên chúa và chu toàn bổn phận của người công dân. Họ là những người được học hành rất cơ bản, được thực tiễn thử thách và có nhiều thành tựu trên con đường tu đạo. Với tư cách thay mặt đức Chúa để dẫn dắt con chiên, họ phải quán triệt lời răn, thấm nhuần giáo lý và ý nghĩa của đạo pháp, là tấm gương sáng trong đời sống và trên đường đạo.



          Nhưng thật đáng tiếc, thời gian qua, một số linh mục thuộc Giáo phận Vinh lại làm ngược lại lời răn của Chúa. Điển hình là mới đây, Văn phòng Tòa Giám mục Giáo phận Vinh đã ra Thông báo về tình trạng vỡ hụi đang xảy ra tại một số giáo xứ trong Giáo phận gửi tới các linh mục, giáo dân: “thời gian qua, tại một số giáo xứ trong Giáo phận chúng ta đã xảy ra tình trạng vỡ phường hụi, có những nơi tổng số tiền của người dân trong giáo xứ đã bị mất vì tham gia phường hụi lên đến hàng chục tỷ đồng. Hậu quả là nhiều gia đình giáo dân đã rơi vào cảnh lao đao, thậm chí trắng tay, người thân chia rẽ, ly tán”. Văn bản này cũng yêu cầu “các linh mục đứng ra cảnh báo giáo dân, không tham gia vào các hoạt động làm ăn phi pháp để gây ra những hậu quả đáng tiếc”. Ngay sau khi Thông báo được phát đi, các giáo dân cho biết, đã có rất nhiều linh mục tham gia vào phường hụi, thậm chí đóng vai trò là chủ phường hụi và hiện đang mất khả năng thanh toán, như: Linh mục Hoàng Sỹ Phúc, hiện là quản xứ Cẩm Sơn (Đại Sơn, Đô Lương, Nghệ An); Linh mục Giuse Phan Sỹ Phương, quản hạt kiêm quản xứ Tân Lộc (phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, Nghệ An); Linh mục Trần Đình Văn (Quản xứ Vĩnh Hòa, xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An); Linh mục Hoàng Đức Nhân (Quản xứ Mỹ Dụ, Hưng Châu, Hưng Nguyên, Nghệ An), v.v.
          Thực tế trên cho thấy, là người đại diện cho quyền lợi của một bộ phận giáo dân, được giao nhiệm vụ săn sóc đời sống tinh thần của con dân, thế nhưng thử hỏi trong những năm qua số linh mục biến chất ở giáo phận Vinh đã làm được những gì, ngoài việc kích động dân biểu tình, gây rối an ninh trật tự, tiếp tay cho các thế lực thù địch (hình ảnh giáo dân cầm cờ ba que) và bây giờ thì quỵt những đồng tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân. Liệu các Giám mục có chịu đứng ra chịu trách nhiệm trước giáo dân khi đã xảy ra sự việc như vậy hay không? Lúc này mới thấy mấy ông giám mục chỉ chăm chăm tới lợi ích của bản thân chứ có bao giờ thực sự chăm lo cho giáo dân .
Giáo phận Vinh dưới sự dẫn dắt của linh mục đội lốt quỷ Nguyễn Thái Hợp ngày càng trở nên biến chất, sa đọa. Tình trạng vỡ phường hụi tại một số giáo xứ trong giáo phận càng chứng tỏ thái độ thiếu trách nhiệm của Tòa Giám mục, đồng thời phản ánh mức độ thoái hóa, biến chất từ trên xuống dưới của các chủ chăn và con chiên nơi đây. Xin hỏi, ông Giám mục Nguyễn Thái Hợp đã đi đâu, làm gì khi để các đệ tử, con chiên của mình chơi hụi dẫn tới táng gia bại sản? Tại sao lại có thể nhẫn tâm đến như vậy! Là một người được gọi cha, một vị linh mục đáng lẽ ra phải chăm sóc cho đàn con chiên, khuyến khích họ sống “tốt đời, đẹp đạo” chứ sao lại “hành hạ” họ đến thế?
Thật đau xót thay, những linh mục như vậy liệu có xứng đáng làm người che chở cho giáo dân? Hay cái vị trí linh mục chỉ là bức bình phong để thực hiện ý đồ xấu của bản thân, và chính quần chúng đang vô tình chịu khổ để giúp đỡ những con quỷ đội lốt linh mục.
Câu trả lời: nó xuất phát từ việc những kẻ nhân danh Thiên chúa, nhân danh người có đạo để làm những điều trái với đạo lý, pháp luật.
Điều này một mặt làm mất uy tín, hình ảnh của đạo Công giáo, một mặt làm phương hại đến sự ổn định và phát triển của đất nước. Chính vì thế, Công giáo thời gian tới cần có các biện pháp mạnh tay để đưa tôn giáo của mình về đúng với vị trí vốn có của mình. Bằng không, một khi nhân dân hành động thì uy tín, hình ảnh và thậm chí là sự tồn tại của Công giáo sẽ là khôn lường.

Thiết nghĩ các cơ quan chức năng nên sớm vào cuộc điều ra làm rõ, nếu đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân thì nên khởi tố để đòi lại cho người dân; đồng thời, loại bỏ những kẻ biến chất trong Công giáo, trả lại sự trong sạch từng có của đạo giáo này./.