Tre Việt - Ngày 30-4, VOA tiếng Việt với bài: “Việt Nam bị đề nghị trở lại danh sách
cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo” của Trà My. Bài viết cho biết: Ủy hội
Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới (USCIRF) trong phúc trình thường
niên 2015 công bố hôm 30-4 nêu rõ: “dù có một số tiến bộ, nhưng nhà cầm quyền
Việt Nam vẫn tiếp tục giới hạn chặt chẽ các sinh hoạt tôn giáo độc lập”. USCIRF đề nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ liệt kê
Việt Nam
trở lại danh sách cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo trên thế giới (CPC).
Đề nghị của USCIRF như trên hoàn toàn không có căn cứ. Thật vậy, Việt
Nam
là một quốc gia đa tín ngưỡng và tôn giáo với sự hiện diện của hầu hết các tôn
giáo lớn trên thế giới. Tôn giáo Việt Nam rất đa dạng, với sự hiện diện của cả
các tôn giáo được truyền từ ngoài vào, như: Phật giáo, Công giáo, Tin lành; có
tôn giáo hình thành trong nước, như: Cao đài, Phật giáo Hòa Hảo; nhiều tôn giáo
có bề dày lịch sử, như: Phật giáo, Hồi giáo cũng như có tôn giáo mới phát triển
tại Việt Nam, như: Cao Ðài, Baha'i, v.v. Người nước ngoài sinh sống tại Việt
Nam, khách du lịch khi đến Việt Nam đều rất ngạc nhiên và ấn tượng trước đời
sống tín ngưỡng, tôn giáo phong phú, sinh động tại đây với gần 9.000 lễ hội tín
ngưỡng dân gian mỗi năm, người dân Việt Nam đi lễ chùa, đi lễ tại nhà thờ
thường xuyên và các lễ hội tín ngưỡng đều có sự tham gia của đông đảo người
dân. Những tín ngưỡng truyền thống lâu đời của đại đa số người dân Việt Nam,
như: tôn thờ tổ tiên, tưởng niệm và tôn vinh các anh hùng trong lịch sử dựng
nước và giữ nước, thờ cúng thần thánh, các biểu tượng tâm linh,... đã phản ánh
đầy đủ sự phong phú và sinh động của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt
Nam. Thực tế hiện nay, Việt Nam
có 38 tổ chức tôn giáo và 01 pháp môn tu hành được Nhà nước công nhận. Khoảng
95% dân số trên tổng số 90 triệu dân Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo;
trong đó, đại đa số thực hành tín ngưỡng dân gian và trên 24 triệu tín đồ của
các tôn giáo khác nhau, gồm 11 triệu người theo đạo Phật; 6,5 triệu người theo
đạo Công giáo; 2,5 triệu người theo đạo Cao đài; 1,5 triệu người theo đạo Tin
lành; trên 1,3 triệu người theo Phật giáo Hòa hảo; khoảng 78.000 người theo đạo
Hồi; 7.000 người theo đạo Baha'i, v.v. Số lượng cơ sở thờ tự tại Việt Nam có
khoảng 25.000 và khoảng 83.000 chức sắc tôn giáo, 250.000 chức việc, 46 trường
đào tạo chức sắc tôn giáo. Số lượng các cơ sở đào tạo chức sắc các tôn giáo -
Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Ðài và những tôn giáo khác - tăng lên đáng
kể trong những thập kỷ vừa qua, v.v. Tại khu vực Tây Bắc, hiện nay có gần
200.000 tín đồ, trong đó hầu hết là người dân tộc thiểu số với 90% là người
Mông. Trong thời gian qua, chính quyền các cấp đã tạo điều kiện cho đồng bào
theo đạo Tin lành sinh hoạt tôn giáo tại gia đình hoặc tập thể theo điểm nhóm.
Ðến nay, đa số các điểm nhóm Tin lành tại các tỉnh Tây Bắc sinh hoạt bình
thường, trong đó có hơn 400 điểm nhóm đăng ký với chính quyền. Thực tế, quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo được bảo đảm tốt tại khu vực Tây Nguyên, được dư
luận quốc tế ghi nhận. Hiện tại, ở đây có khoảng 448.000 tín đồ, trong đó đại
bộ phận là người dân tộc thiểu số, đang sinh hoạt tại 201 chi hội và 1.331 điểm
nhóm đăng ký với chính quyền địa phương. Số tín đồ sinh hoạt tại các chi hội và
điểm nhóm nói trên chiếm khoảng 95% tổng số tín đồ. Ðể đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt tôn giáo của tín đồ dân tộc thiểu số, khoảng 30.000 quyển Kinh thánh song
ngữ (Việt - BaNa, Việt - Ê Ðê, Việt - Jrai) đã được phát hành. Vì thế, nhiều
đại diện các cộng đồng tôn giáo khác nhau thừa nhận rằng, hiện nay, có nhiều
không gian hơn cho việc thực hiện quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam . Ðời sống tôn giáo là một thực
tế rõ ràng, bằng chứng là những cơ sở thờ tự thuộc về nhiều tôn giáo hay hệ
phái khác nhau và sự tham gia hành đạo của người dân từ nhiều tôn giáo và tín
ngưỡng. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những cố gắng để bảo tồn
hoặc phục hồi những nghi lễ truyền thống của các nhóm dân tộc hoặc tôn giáo
thiểu số.
Cộng đồng quốc tế cũng ghi nhận trong quá trình Rà soát UPR chu kỳ
II rằng, Việt Nam đã đạt được những bước
tiến đáng kể trong việc củng cố khuôn khổ pháp luật nhằm bảo đảm quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo. Hiến pháp Việt Nam , dược Quốc hội thông qua ngày 28-11-2013
có một chương về “quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Ðiều
24 của Hiến pháp 2013 liên quan đến tự do tôn giáo và tín ngưỡng là tất cả mọi
người, không như Hiến pháp 1992 chỉ giới hạn đối với công dân Việt Nam .
Ðiều này cũng được cho là thể hiện một thái độ tích cực hơn đối với tự do tín
ngưỡng, tôn giáo. Việc Quốc hội Việt Nam thông qua Pháp lệnh Tín ngưỡng,
tôn giáo thể hiện một bước tiến trong việc xây dựng cơ sở pháp lý cho các cộng
đồng tôn giáo, tín ngưỡng. Ðiều 38 của Pháp lệnh cũng quy định các quy định của
các điều ước quốc tế mà Việt Nam
đã tham gia sẽ có giá trị cao hơn các quy định của Pháp lệnh trong trường hợp
mâu thuẫn. Nghị định cụ thể hóa việc thực hiện Pháp lệnh (Nghị định 92) được
thông qua ngày 8-11-2012, tiếp tục quy định chi tiết hơn các biện pháp thực
hiện Pháp lệnh. Một số đại diện các cơ quan Chính phủ cũng thể hiện sẵn sàng
xem xét một số sửa đổi thực chất đối với Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo hiện
nay trong tiến trình chuẩn bị xây dựng dự án luật tôn giáo. Việt Nam
đang xây dựng và dự kiến sẽ thông qua Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo vào năm 2016.
Xuất phát từ quan điểm tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần chính
đáng của con người, nên Nhà nước Việt Nam
chủ trương nhất quán là tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân
thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà nước Việt Nam cũng coi trọng chính sách đoàn
kết và hòa hợp giữa các tôn giáo, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử
vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng. Ðiều này được thể hiện trong Hiến pháp đầu tiên
của Việt Nam
(1946 - trước cả khi Tuyên ngôn Nhân quyền 1948 đề cập), được phản ánh xuyên
suốt đến Hiến pháp 2013, cũng như các văn bản pháp luật liên quan khác, v.v.
Ở Việt Nam không có tù nhân lương tâm. Thế mà, Báo cáo của USCIRF nói: hiện có ít nhất từ 100 - 200 tù
nhân lương tâm đang bị giam cầm tại Việt Nam , trong số này có những người bị
tù tội chỉ vì hoạt động tôn giáo hoặc cổ súy cho tự do tôn giáo (!) Cần khẳng
định, các trường hợp truy tố, xét xử và kết án là do vi phạm pháp luật, không
phải vì lý do chính kiến hay tôn giáo và được thực hiện theo đúng các quy
trình, thủ tục như quy định của pháp luật. Tại Việt Nam , Tòa án hoạt động độc lập và
chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử. Hoạt động tố tụng được tiến hành trên
nguyên tắc bảo đảm cho những người tham gia tố tụng được thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ, công bằng và dân chủ; đồng thời, bảo đảm cho
việc xét xử được công khai, minh bạch, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Ðiều này đã được quy định rõ trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật liên
quan, v.v.
Phúc trình của USCIRF nhận xét hồ đồ rằng, nhà cầm quyền Việt Nam
vẫn dùng luật và các nghị định hành chính kiểm soát hoạt động tôn giáo và đàn
áp các cá nhân hay tổ chức tôn giáo nào bị họ xem là mối đe dọa, trong đó có
các tổ chức tôn giáo độc lập của Phật giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, Thiên Chúa giáo,
và Tin lành. Trên thực tế, các cộng đồng tôn giáo đăng ký hoạt động tại các cấp
chính quyền khác nhau tùy vào phạm vi, quy mô hoạt động của mình, thí dụ các
điểm, nhóm (không phải là một cấp hành chính đạo của tổ chức tôn giáo, chỉ là
tập hợp một nhóm người có niềm tin theo tôn giáo) chỉ phải đăng ký hoạt động
với UBND cấp xã, v.v. Các cộng đồng tôn giáo có thể bổ nhiệm, sắc phong chức
sắc tôn giáo theo quy định, giáo luật của họ. Nhìn chung, họ không cần sự chấp
thuận của nhà chức trách đối với các quyết định của mình. Việc bãi nhiệm các
chức sắc, tăng ni (vốn rất hiếm), các quyết định nhìn chung cũng thuộc về các
cộng đồng tôn giáo, theo giáo luật của họ. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tăng cường
làm phận sự trong trại giam, bao gồm thuyết giảng khai trí đạo đức và xã hội
của tù nhân. Các linh mục Công giáo cũng làm phép cho tù nhân theo đạo.
Với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đa dạng, phong phú đáp ứng ngày càng
tốt hơn nhu cầu tinh thần của nhân dân thì rõ ràng bản phúc trình của USCIRF
hoàn toàn chủ quan, áp đặt, không có căn cứ./.