Nov 13, 2019

Trò “cõng rắn cắn gà nhà”


Tre Việt – Thời gian qua, một số phần tử bất mãn, phản động đang sống lưu vong ở nước ngoài đã tìm mọi cách liên hệ, móc nối với các cá nhân, tổ chức quốc tế để vận động, kêu gọi sự ủng hộ cho cái gọi là đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, bảo vệ quyền tự do biểu đạt, tự do internet của họ, từ đó, can thiệp, tác động, gây sức ép đòi Chính phủ Việt Nam thực hiện theo những yêu sách hết sức phi lý. Gần đây nhất là trường hợp của Bloger Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) và ca sĩ Mai Khôi (Đỗ Nguyễn Mai Khôi) được đăng tải trên kênh VOA tiếng Việt. 
Có thể thấy rằng, hành động này giống như việc “cõng rắn cn gà nhà, hòng xuyên tạc tình hình thực tế, gây mất ổn định chính trịchia rẽ quan hệ ngoại giaogiữa nước ta với các nước và tổ chức quốc tếtạo dư luận, hình ảnh xấu trong mắt bạn bè quốc tế về con người, đất nước Việt Nam, do đó cần phải bị vạch mặt, lên án.
Thứ nhấtĐảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm đầy đủ quyền, lợi ích hợp pháp của con người theo công ước quốc tế. Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam cũng đã quy định rõ về quyền tự do đi lại, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tôn giáo,… của công dân. Đồng thời, xác định rõ những hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ lợi ích, an ninh quốc gia. Trên thực tế vấn đề này đã và đang được thực thi ở Việt Nam và được các tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao về những nỗ lực, thành tựu trên nhiều lĩnh vực.
Thứ hai, những người này vốn là công dân Việt Nam, song tự cho mình quyền muốn làm gì thì làm, tự do vô chính phủ, không tuân thủ pháp luật, bị xử lý, nảy sinh tư tưởng tiêu cực, bất mãn với chế độ, được các tổ chức khủng bố dung dưỡng, hậu thuẫn, tài trợ nên điên cuồng tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước, nói xấu chế độ. Mặt khác, trong thời buổi bùng nổ mạng xã hội hiện nay, họ lợi dụng chiêu trò đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, tạo scandal để nổi tiếng, đánh bóng tên tuổi.
Thứ baViệt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thông qua ban hành những quy định của pháp luật để quản lý, duy trì xã hộikhông cá nhân, tổ chức nào có thể can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Không riêng gì Việt Nam, mà bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng đều làm vậy. Trong khi đó, các cá nhân, tổ chức kia chắc gì đã thực thi tốt, bảo đảmđầy đủ về nhân quyền. Hay họ chỉ nhân danh, lấy danh nghĩa đấu tranh, bảo vệ dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ, tác động thể chế chính trịcủa các quốc gia khác.
Chính vì thế, hành động “cõng rắn cắn gà nhà” của những kẻ như Mẹ Nấm hay Mai Khôi sẽ không đạt được mục đích, chỉ tổn công, phí sức mà thôi./.

Freedom House lại gâu gâu

Tre Việt - Ngày 05-11-2019 vừa qua, như thường lệ, tổ chức Freedom House (FH) có trụ sở chính ở Mỹ, lại có cái gọi là “Báo cáo về tự do Internet năm 2019”; trong đó, có nội dung cho rằng Nhà nước Việt Nam “hạn chế quyền của người sử dụng Internet, kiểm soát nội dung trên mạng xã hội”; xếp Việt Nam vào nhóm quốc gia “không có tự do Internet”(!). Cần khẳng định ngay rằng, đây là luận điệu cũ ch nhằm vu cáo, xuyên tạc tình hình tự do Internet ở Việt Nam mà FH thường xuyên tru lên.
Trả lời báo chí về vấn đề này, ngày 07-11, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Ngô Toàn Thắng nêu rõ: “Tôi hoàn toàn bác bỏ những đánh giá thiếu khách quan, không đúng sự thật về Việt Nam trong báo cáo ngày 05-11-2019 của Freedom House. Việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam, được quy định trong Hiến pháp, pháp luật và được thực hiện đầy đủ trên thực tế. Nhà nước Việt Nam luôn chủ trương thúc đẩy sự phát triển của Internet nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, cũng như đáp ứng những nhu cầu trao đổi thông tin, học tập, làm việc của người dân”. 
Đó là hiện thực khách quan sống động không thể bác bỏ.
Theo Tổ chức quản lý tên và địa chỉ mạng quốc tế(ICANN) và Công ty DAMMIO-We Are Social (Anh), tính đến 7-2019, có 64 triệu người Việt Nam đang dùng Internet chiếm 66% dân số (tăng 28% so với cùng kỳ năm 2017); có 62 triệu người sử dụng mạng xã hội (Facebook, Twitter, Zalo,…), mỗi người sử dụng Internet ở Việt Nam dành trung bình hơn 06h/ngày để tham gia các hoạt động liên quan tới mạng Internet; 94% người dùng Internet ở Việt Nam sử dụng Internet hàng ngày. Báo Nikkei (Nhật Bản), khẳng định: “tốc độ internet của Ấn Độ và Việt Nam vượt xa các nước phát triển. Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có tỷ lệ người dùng Internet cao nhất châu Á và từ năm 2010 đến nay, liên tục đứng trong nhóm 20 quốc gia có số người sử dụng Internet lớn nhất thế giới
Nhận xét về vấn đề tự do Internet ở Việt Nam, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam P.Hogberg khẳng định:Việt Nam đang tận dụng tốt cơ hội từ Internet, là một trong những nước đi đầu ở Đông Nam Á về kết nối và phát triển Internet. Điều đó thể hiện nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc tận dụng thế mạnh của Internet trong xây dựng và phát triển đất nước. Ông Denis Brunetti, Tổng Giám đốc Công ty Ericsson Việt Nam, Myanmar, Lào và Campuchia cũng khẳng định:hiện nay, việc tiếp cận Internet ở Việt Nam rất dễ dàng và giá cả phù hợp, Chính phủ và các doanh nghiệp viễn thông đang có những hướng đi đúng đắn và bền vững. Có thể khẳng định rằng, Internet, mạng xã hội đã góp phần quan trọng trong xây dựng, phát triển đất nước; đã trở thành công cụ rất quen thuộc và là một phần tất yếu của các tầng lớp xã hội ở Việt Nam”, v.v.
Đó là những con số, đánh giá, nhận xét khách quan, công tâm, đúng sự thật về tự do internet ở Việt Nam.
Thực tế cho thấy, việc thực hiện quyền tự do Internet ở các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam phải được đặt trong khuôn khổ pháp luật. Ở Mỹ, Quốc hội nước này đã ban hành nhiều văn bản luật nhằm xử lý, ngăn chặn việc lợi dụng internet, mạng xã hội để khủng bố, kích động bạo lực, khiêu dâm trẻ em hay là vi phạm sở hữu trí tuệ, v.v. Ở châu Âu, Ủy ban châu Âu (EU) đã ban hành luật về bảo vệ sự riêng tư toàn cầu nhằm hạn chế hoạt động của Internet, mạng xã hội vi phạm quyền riêng tư của công dân của các nước thành viên, v.v. Năm 2017, EU cũng đã yêu cầu Facebook, Google, Twitter phải điều chỉnh ngay các điều khoản sử dụng dịch vụ, truy quét thông tin xấu, gồm cả tin xuyên tạc, sai sự thật, nếu không sẽ phải chịu chế tài xử lý nghiêm khắc. Chính phủ Hàn Quốc tuyên bố chặn các trang web có nội dung vi phạm luật an ninh, hoặc có nội dung khiêu dâm, v.v. Ở Thái Lan, các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải kiểm duyệt, ngăn chặn các tài khoản, clip có “nội dung không phù hợp” trên các mạng xã hội. 
Ở Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã ban hành:Luật An ninh mạng, Luật Công nghệ thông tin, Luật an toàn thông tin mạng,... với những quy định đảm bảo cho môi trường internet phát triển lành mạnh, bảo vệ quyền tự do của mỗi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên lĩnh vực này. Điều này, không chỉ phù hợp với luật pháp quốc tế, mà còn góp phần tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển của Internet và nền kinh tế số tại Việt Nam; xây dựng một môi trường mạng lành mạnh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và của công dân. Thời gian vừa qua, cơ quan chức năng Việt Nam đã bắt giữ, điều tra, truy tố một số đối tượng sử dụng Internet, mạng xã hội để thực hiện các hành vi xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở trong nước,… là việc làm tất yếu, nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong hoạt động trên internet, chứ không hề có chuyện như FH thường xuyên xuyên gâu gâu xuyên tạc./.