Nov 16, 2023

Phản biện lẩm cẩm của Nguyễn Đình Cống

         Tre Việt - Ngày 12/11, trên Tiếng Dân News, Nguyễn Đình Cống có bài viết “Phản biện nhân ngày pháp luật Việt Nam 9-11”, với giọng điệu lẩm cẩm rằng: “Pháp luật không những có một ngày để tôn vinh mà việc cải cách tư pháp còn được đặc biệt chú trọng về mặt hình thức. Nhưng theo dõi thực tế thấy rằng, pháp luật của Việt Nam đã bị lỏng lẻo, bị vi phạm nguyên tắc”. Mục đích của Cống là nhằm xuyên tạc, làm mất đi giá trị, ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam, đồng thời, xỏ xiên, bôi nhem, hạ thấp hoạt động tư pháp và hệ thống pháp luật Việt Nam, cũng như chế độ xã hội ở Việt Nam.

Chúng ta đều biết, ngày 09/11 hằng năm được lấy là Ngày Pháp luật Việt Nam, bởi đây là Ngày bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) được thông qua (ngày 09/11/1946). Ngày Pháp luật Việt Nam có ý nghĩa giáo dục sâu sắc việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân  tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn. Đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân, công dân trong học tập, tìm hiểu  và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do vậy, đây không chỉ là sự kiện chính trị, pháp lý mà còn có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc. Điều 8, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định: “Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”. Cụ thể hóa Điều này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2013/NĐ-CP, ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó quy định cụ thể nội dung, hình thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong tổ chức triển khai thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam.

Ngày 09/11 hằng năm được coi là điểm mốc, là sợi chỉ đỏ kết nối xuyên suốt, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư; nhắc nhở, giáo dục mọi người đề cao ý thức “thượng tôn pháp luật” để phấn đấu từ một ngày sẽ lan tỏa trong cả một năm và thường xuyên, mọi tổ chức, cá nhân luôn tôn trọng và chấp hành nghiêm Hiến pháp, pháp luật

Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức nhằm tạo bước phát triển mới trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật - một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và là nhiệm vụ thường xuyên của toàn bộ hệ thống chính trị các cấp, các ngành với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ và tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức biết sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước và của xã hội.  Thông qua tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam giúp cho mọi tổ chức, cá nhân, công dân có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn, là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật. Qua đó, những người thực thi pháp luật cũng sẽ nhận được những thông tin phản hồi, những quan điểm đánh giá về tất cả các quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện, hiệu quả của hệ thống pháp luật đối với đời sống xã hội. Từ đó, hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, cũng như cải thiện, nâng cao hoạt động của hệ thống tư pháp. Vì vậy, hành động “phản biện” lẩm cẩm của Nguyễn Đình Cống nhằm xuyên tạc giá trị, mục đích, ý nghĩa sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc này cần phải lên án và đấu tranh, bác bỏ./.


Những “con rối” chính trị

           Tre Việt - Ngày 04/11 vừa qua, Đài RFA phát tán tài liệu “Người Thượng ở Mỹ biểu tình phản đối chính quyền Hà Nội đàn áp người sắc tộc ở Tây Nguyên” có nội dung khuếch trương việc hơn 100 người thuộc các sắc tộc Đề ga, Chăm và Khmer tập trung trước tòa nhà Quốc hội Mỹ để biểu tình, vu khống chính quyền Việt Nam “đàn áp” người dân bản địa tại Tây Nguyên. Thực chất đây là hành động của những “con rối” chính trị bị các thế lực xấu kích động, giật dây nhằm thu hút sự chú ý của dư luận, làm phức tạp tình hình; kích động, chia rẽ, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định an ninh chính trị mà thôi.

Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh Kon Tum
vui đón Tết cùng đồng bào

Bởi vì, Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam luôn xác định khối đại đoàn kết toàn dân tộc là cội nguồn sức mạnh, là động lực để xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, giàu mạnh. Theo đó, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, chính sách xây dựng, không ngừng củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đối với vùng Tây nguyên là vùng đất cao nguyên đa dạng về địa hình, vùng đất của nhiều dân tộc thiểu số (gồm 47 dân tộc cùng sinh sống). Những năm qua, vùng Tây Nguyên được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, đầu tư với nhiều chính sách nhằm tạo sự ổn định, phát triển bền vững và đạt được nhiều thành tựu quan trọng: kinh tế - xã hội nội vùng phát triển, việc liên kết vùng và hội nhập quốc tế có nhiều chuyển biến tích cực; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và đồng bào các dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện. Tiềm lực quốc phòng, an ninh từng bước được tăng cường; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và “thế trận lòng dân”, góp phần chủ động phòng ngừa các nguy cơ đe dọa từ bên ngoài, giải quyết căn bản những vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự, góp phần giữ vững ổn định chính trị, tạo nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, việc Đài RFA phát tán tài liệu cho rằng: chính quyền Hà Nội đàn áp người sắc tộc ở Tây Nguyên là hoàn toàn bịa đặt, vu khống, cần bác bỏ.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau từ đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết, lối sống, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số,… nên mặc dù đã được quan tâm đầu tư phát triển toàn diện song trình độ dân trí, đời sống của đồng bào các dân tộc nơi đây vẫn còn gặp khó khăn. Lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách lôi kéo các phần tử phản động lưu vong ở nước ngoài liên kết, móc nối với những phần tử phản động, bất mãn ở trong nước “đội lốt” đấu tranh cho các vấn đề: “dân tộc”, “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo”,… để tuyên truyền, kích động chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; lôi kéo, xúi giục đồng bào dân tộc thiểu số tụ tập đông người, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, v.v. Thực tế cho thấy, cùng với lôi kéo, xúi giục tổ chức biểu tình, hội họp, kêu gọi đấu tranh, vu khống Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền,… ở nước ngoài, các thế lực xấu còn móc nối, tổ chức nhiều hoạt động chống phá ở trong nước, như: đòi thành lập cái gọi là Nhà nước Đề ga tự trị; tổ chức sinh hoạt tôn giáo, truyền đạo trái pháp luật; kích động, tổ chức hoạt động khủng bố,… mà điển hình là vụ tấn công vào trụ sở Ủy ban nhân dân xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk ngày 11/6/2023.

Rồi đây, hành động của những “con rối” chính trị khi tiếp tay hoặc trực tiếp thực hiện những hành động chống phá Đảng, Nhà nước, chính quyền, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ phải trả giá, chịu sự trừng phạt nghiêm minh của pháp luật. Vì thế, những ai còn đang mơ hồ, ảo tưởng, trông chờ, hi vọng vào sự tài trợ, hà hơi, tiếp sức của các thế lực xấu để đổi đời cần sớm tỉnh ngộ, quay đầu là bờ khi chưa quá muộn./.