Tre Việt - Ngày 19/10, trên facebook Việt Tân đăng status “Bài học nhãn tiền của Sri Lanka liệu Võ Văn Thưởng có biết. Hay biết mà vẫn nhắm mắt để đi theo Tập Cận Bình?”. Đây là luận điệu thể hiện thái độ vừa “xấc xược”, vừa “lo bò trắng răng” của Việt Tân nhằm xuyên tạc chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, cũng như hoạt động đối ngoại đa phương đầu tiên của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trên cương vị mới. Qua đó, kích động, chia rẽ mối quan hệ truyền thống láng giềng hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng (hàng đầu, thứ ba từ phải
sang) |
Chúng ta đều biết, sáng kiến “Vành đai
và Con đường” là chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu do Chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình đưa ra cách đây một thập kỷ nhằm kết nối châu Á với châu Phi
và châu Âu thông qua các tuyến đường bộ và hàng hải. Diễn đàn cấp cao hợp tác
quốc tế “Vành đai và Con đường” (BRF) lần thứ 3 khai mạc tại Trung Quốc với sự
tham dự của đại diện hơn 140 quốc gia và hơn 30 tổ chức quốc tế. Sự kiện lần
này sẽ đánh giá những thành tựu mà sáng kiến đã đạt được đối với sự phát triển
kinh tế toàn cầu thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ sáng kiến với chất lượng cao,
đáp ứng yêu cầu của bối cảnh kinh tế thế giới hiện tại. Đến nay, sáng kiến này
đã thu hút sự tham gia của hơn 150 nước, tức hơn 3/4 quốc gia trên thế giới và
hơn 30 tổ chức quốc tế. Các lĩnh vực hợp tác trải dài từ cơ sở hạ tầng đến công
nghệ và thậm chí cả hợp tác trong lĩnh vực hàng hải và không gian vũ trụ. Tính
đến cuối năm 2021, GDP của hơn 150 quốc gia ký thỏa thuận BRI với Trung Quốc là
20,03 nghìn tỉ USD, chiếm 23% GDP toàn cầu. Tổng dân số 3,68 tỉ người, chiếm
47% tổng dân số thế giới.
Đây là chuyến công tác Trung Quốc và
cũng là hoạt động đối ngoại đa phương đầu tiên của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng
trên cương vị mới. Đây cũng là BRF lần đầu tiên sau một giai đoạn dài gián đoạn
do dịch bệnh nên được Trung Quốc và các nước hết sức coi trọng và quan tâm.
Chính vì thế nên sự tham dự của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại Diễn đàn lần
này có ý nghĩa hết sức quan trọng trên cả bình diện song phương và đa phương.
Trên
bình diện đa phương, trong
bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm chạp, các nước mong muốn tăng cường các
liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu để thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế, sự
tham dự của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối
với chủ nghĩa đa phương và sự chủ động tích cực trong việc tăng cường hợp tác
và liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng các
nhà lãnh đạo và đại diện của hơn 140 quốc gia và các tổ chức quốc tế trao đổi về
những nội dung và chủ đề quan trọng được coi là động lực mới của quá trình phục
hồi kinh tế mỗi nước cũng như của nền kinh tế toàn cầu, như: chuyền đổi xanh,
chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo số, nông nghiệp hiện đại, phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa, khởi nghiệp, v.v.
Trên
bình diện song phương, chuyến công tác lần này của Chủ tịch nước Võ
Văn Thưởng được lãnh đạo hai nước hết sức coi trọng. Đây là hoạt động đối ngoại
cấp cao trong năm kỷ niệm 15 năm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện
Việt Nam và Trung Quốc. Các cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với lãnh
đạo chủ chốt của Trung Quốc sẽ góp phần tăng cường tin cậy chính trị, duy trì
đà quan hệ cũng như tạo ra những cơ hội hợp tác mới, đặc biệt sau rất nhiều các
hoạt động cấp cao giữa hai nước nhất là chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 10/2022). Qua đó góp phần đưa quan hệ Đối tác hợp
tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển lành mạnh, ổn định và
bền vững hơn trong thời gian tới.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm,
chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và toàn cầu hóa có biểu hiện chững lại, sự tham dự của
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại BRF lần thứ 3 sẽ góp phần củng cố xu thế tăng
cường liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu, đặc biệt khi Việt Nam là một quốc
gia có độ mở kinh tế lớn. Việc Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng các nhà lãnh đạo
Trung Quốc và các nước trao đổi và thảo luận những nội dung phù hợp với định hướng
phát triển của Việt Nam, như: tăng trưởng xanh, kinh tế số, đổi mới sáng tạo,
phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, chống tham nhũng và bảo đảm liêm chính
trong quá trình hợp tác kinh tế,… qua đó tranh thủ những nguồn lực và mở rộng hợp
tác kinh tế. Các cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với lãnh đạo chủ chốt
của Trung Quốc cũng như các lãnh đạo quốc tế khác tham dự hội nghị sẽ mở ra nhiều
cơ hội hợp tác mới cho Việt Nam.
Đặc biệt là với Trung Quốc, hai bên sẽ
trao đổi tiếp tục các biện pháp tăng cường giao lưu cấp cao và các cấp; thúc đẩy
quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư bền vững, cân bằng hơn trong thời gian tới;
tăng cường hợp tác liên kết về hạ tầng, đặc biệt trong khuôn khổ các kết nối
“Hai Hành lang, một Vành đai” và “Một Vành đai, một Con đường”, cũng sẽ tạo ra
những định hướng hợp tác hết sức quan trọng cho các bộ, ngành, địa phương Việt
Nam cùng phối hợp với các đối tác Trung Quốc để tiếp tục đưa quan hệ hai nước
vào một giai đoạn mới với độ tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác thực chất hơn,
nền tảng xã hội củng cố hơn và bất đồng được giải quyết tốt hơn.
Đây là động lực quan trọng, là niềm tin
để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp
tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ, phát triển nhanh và bền
vững đất nước. Vì thế, những luận điệu của Việt Tân chỉ là “lo bò trắng răng”./.