Sep 19, 2014

VỀ CÁI GỌI LÀ HỘI, ĐOÀN “ĐỘC LẬP”!

Tre Việt - Vừa qua trên internet, chủ yếu là các trang điện tử của BBC, RFI, VOA,… và các trang mạng chống cộng, xuất hiện nhiều bài viết “ca ngợi” về những sự ra đời của những cái gọi là Hội, Đoàn “độc lập”! Tác giả của các bài viết này là những người tư xưng là “nhà dân chủ”, “nhà đấu tranh cho nhân quyền”(!) Họ cho rằng, sự xuất hiện, ra đời của các Hội, Đoàn “độc lập” này là kết quả “đơm hoa kết trái của xã hội dân sự” và “Chính lúc này, giới dân chủ nhân quyền và cả những người quan tâm đến vận mạng chính trị nước nhà lại có thể cảm nhận về một giai đoạn mới có thể đang hình thành” để xóa bỏ chế độ “độc tài, độc đoán”, chuyển xã hội Việt Nam sang nền dân chủ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập theo kiểu phương Tây(!)
Vậy chúng ta hãy xem những Hội, Đoàn “độc lập” này là cái gì?
Trước hết, là về cái gọi là “Văn đoàn độc lập Việt Nam”. Trong tuyên bố của một số người tự xưng là “nhà dân chủ”, “nhà đấu tranh cho nhân quyền” của cái gọi là Ban vận động thành lập “Văn đoàn độc lập Việt Nam”, hồ đồ cho rằng: xã hội như chúng ta đang có, trong đó các quyền tự do cơ bản của con người thực tế “bị vi phạm trầm trọng”, “đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút,…!”. Vì thế cho nên họ muốn, “xây dựng một tổ chức độc lập”, nhằm “tích cực xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam đích thực, nhân bản, dân chủ, hiện đại, hội nhập với thế giới, … đóng vai trò tiền phong,… trong sự nghiệp phục hưng văn hóa, phục hưng dân tộc mà lịch sử đòi hỏi”(!) Như Tuyên bố này, thì phải chăng nền văn hóa Việt Nam, dân tộc Việt Nam đang lâm nguy, cần phải phục hưng và những người tham gia “Văn đoàn độc lập” sẽ là “chiến sĩ tiên phong” để thực hiện?
Cần thấy rõ, đây là một nhận định hàm hồ, phi lý, không có cơ sở lý luận và thực tiễn!
Về lý luận, chỉ sơ sơ vài dòng với các vị thế này: Văn hóa của dân tộc Việt Nam được hình thành trong quá trình “dựng nước và giữ nước” của dân tộc Việt. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người Việt đã hình thành nên nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Mà trong đó, sợi chỉ đỏ xuyên suốt là chủ nghĩa yêu nước chân chính, sống hòa thuận, tương thân, tương ái, đoàn kết, cần cù, sáng tạo, mưu trí, sáng tạo,… một lòng cùng nhau dựng xây và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, nền văn hóa Việt Nam luôn giao thoa, chắt lọc những tinh hoa của các nền văn hóa của các nước trong khu vực và thế giới để không ngừng phát triện bền vững, tạo nền tảng vững chắc cho đất nước Việt Nam vượt qua “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm” và mọi thảm họa thiên tai khắc nghiệt,… không ngừng phát triển bền vững. Thực tế lịch sử “dựng nước và giữ nước” của dân tộc Việt Nam đã chứng minh rõ điều đó. Các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa của Việt Nam đã có rất nhiều công trình khoa học chỉ rõ sự hình thành, hội nhập và phát triển của nền văn hóa Việt Nam, chả lẽ các vị bị “thiểu năng trí tuệ” hay sao mà không thấy?  
Về thực tiễn, dân tộc Việt Nam với nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng cho công cuộc dựng xây và bảo vệ Tổ quốc. Từ thủa “bọc trăm trứng” đến thời các Vua Hùng dựng nước, rồi đến thời đại Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã đứng lên đánh đổ các cuộc xâm lăng, nô dịch của các nền văn hóa ngoại lai. Sự thất bại của các triều đại phương Bắc, phát xít Nhật, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ,… là sự thất bại của nền “văn hóa, văn minh” ngoại lại, văn hóa xâm lược trước nền văn hóa của dân tộc Việt. Năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử - đó là bản tuyên ngôn về văn hóa Việt trong thời đại mới, thời đại văn hóa Hồ Chí Minh, thời đại độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Từ bản Tuyên ngôn đó, cả dân tộc Việt Nam đã đứng lên đánh Pháp, đuổi Nhật giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên văn hóa mới, thời đại dựng xây đất nước vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Ngày nay, từ thân phận mất nước, bị làm nô lệ, dân tộc ta đã dựng xây đất nước Việt Nam bước qua thời kỳ nghèo đói, kém phát triển, vươn lên một nước phát triển trung bình, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao cả về lượng và chất, đang đẩy mạnh CNH,HĐH, hội nhập quốc tế. Việt Nam từ một nước không có tên trên bản đồ thế giới, đã trở thành thành viên có uy tín của các tổ chức trong khu vực và trên trường quốc tế. Thành tựu này, là thành tựu của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là điều không thể phủ nhận! Tôi chẳng cần lấy ví dụ, nếu các vị có “óc”, có “tâm”, “có tầm”, có lòng tử tế và luôn tự hào về sức mạnh nền văn hóa Việt hãy tham khảo các tài liệu khoa học, các đánh giá của thế giới về đất nước, con người Việt Nam có rất nhiều trên các giá sách, internet.
Các vị nói những “người cầm bút” đang bị “đè nặng tâm lý,.. làm mờ nhạt và tắt lụi tài năng”(!) Ơ hay, nền văn học, nghệ thuật Việt Nam với những thành tựu rực rỡ trên mọi lĩnh vực (từ văn học, nghệ thuật truyền thống đến đương đại), đang hằng ngày, hằng giờ được cả thế giới ngưỡng mộ về sức sáng tạo, tính nhân văn, sự lan tỏa và hội nhập phát triển mà các vị không biết à? Thành tựu đó được xây dựng trên nền tảng sức sống của nền văn hóa Việt, trong đó đi đầu, có công rất lớn của những “người cầm bút”, những văn nghệ sĩ đấy chứ. Có cần lấy vị dụ không nhỉ? Thôi chẳng cần. Chỉ có những kẻ bị “mù”, hay tâm “tối” mới chẳng thấy! Còn về quyền con người ư? Ở Việt Nam các quyền con người luôn được đảm bảo theo đúng quy định của luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam. Hiện nay, những thành tựu về nhân quyền của Việt Nam được thế giới công nhận, Việt Nam là thành viên có trách nhiệm của Hội động Nhân quyền Liên hợp quốc. Vậy quyền con người ở Việt nam có được đảm bảo không nhỉ? Tự các vị biết.
Như vậy, cả về lý luận và thực tiễn đã bác bỏ cái nhận định sai trái của các vị. Chắc các vị cũng hiểu, nhận thức rõ thực tiễn tốt đẹp đang diễn ra trong đời sống xã hội Việt Nam. Vậy, vì sao các vị lại có cái nhận định phi lý trên? Nhân dân biết, các vị làm thế là bởi các vị muốn chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm đưa dân tộc Việt Nam đi theo con đường “xã hội dân chủ” kiểu phương Tây! Nhận thức rõ điều này, cho nên cái “Văn đoàn” của các vị muốn thành lập đã bị các tầng lớp nhân dân lên án, bác bỏ và chết ngay trong trứng nước!
Sau sự kiện vận động thành lập “Văn đoàn độc lập” bị thất bại, trên BBC, RFI, VOA,… lại ra rả về sự ra đời của cái gọi là “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”! Nhìn đi, nhìn lại thấy các hội viên cũng chỉ là những kẻ tự xưng là “nhà dân chủ”, “nhà đấu tranh cho nhân quyền”,… Họ tuyên bố thành lập “Hội”, là: “nhằm thực hiện quyền tự do biểu đạt và tự do báo chí”; “Hội” là “tổ chức xã hội dân sự nằm trong xã hội dân sự Việt Nam”, có tôn chỉ là “Vì một Việt Nam tiến bộ xã hội, dân chủ, đa nguyên, văn minh và giàu mạnh”(!) Trước hết cần khẳng định luôn: Đây là cái “Hội” bất hợp pháp! Vì sao? Theo quy định của pháp luật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thì chỉ những tổ chức nào được chính quyền thừa nhận mới là tổ chức hợp pháp! Mời các vị xem lại Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN, năm 2013; Nghị định 45/2010/NĐ-CP, ngày 21-4-2010 của Chính phủ “Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội”. Như vậy, cái gọi là “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” là tổ chức bất hợp pháp, không được pháp luật Việt Nam thừa nhận. Nó không có cơ sở tồn tại. Mọi hoạt động của cái “Hội” này đều là phi pháp và cần bị pháp luật trừng trị một cách nghiêm minh.
Đấy là nói về tư cách của “Hội” trước pháp luật. Còn về cái mục đích, tôn chỉ của “Hội” là muốn hướng tới cái xã hội “đa nguyên”, tức là một chế độ xã hội đối lập với chế độ dân chủ XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy, mục tiêu của các vị thành lập “Hội” là để tuyên truyền, quảng bá cho nền dân chủ phương Tây, chống lại Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, nhằm âm mưu lật đổ chính quyền. Đây là tội phản quốc, cần phải nghiêm trị. Điều 79, Bộ luật Hình sự có ghi rõ tội danh của tội “Âm mưu lật đổ chính quyền” và Điều 88, của Bộ luật trên cũng ghi rõ tội danh của tội “Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, cho nên cứ chiểu theo luật mà trừng trị nghiêm minh những kẻ thành lập, tham gia cái “Hội” này. Đau buồn thay cho những kẻ vong nô, ngày chúng tự tuyên bố thành lập cái “Hội” này là ngày 04-7, ngày Quốc khánh Hoa Kỳ, với những tưởng sẽ được Chính phủ Hoa Kỳ thí cho tý bơ thừa sữa cặn, hà hơi, tiếp sức để ráng sức “cõng rắn cắn gà nhà”! Điều này đã nói lên “đạo đức” của những kẻ tham gia “Hội”. Lịch sử Việt Nam luôn đối xử công bằng với những kẻ âm mưu “cõng rắn cắn gà nhà”!

Những cái gọi là “Đoàn”, “Hội” nói trên là những tổ chức bất hợp pháp, không có cơ sở chính trị, pháp lý tồn tại; nhằm chống đối chế độ dân chủ XHCN của nhân dân ta, nhất định sẽ bị nhân dân lên án, pháp luật trừng trị đích đáng./.

Sep 15, 2014

ĐÔI ĐIỀU VỚI HOÀNG XUÂN PHÚ

        Tre Việt - Ngày 12-9-2014, trang Ba Sàm có đăng bài “Bắt mạch Hiến… nháp” của Hoàng Xuân Phú. Tre Việt không thực hiện được lời tác giả rằng “Bài này khá dài,… Mong bạn đọc dành thời gian và kiên trì đọc đến cuối,…”. Bởi, mới đọc được ý 1 của phần 1 Chứng “Tất định” đã có đôi điều muốn trao đổi cùng tác giả. Ở phần này, Hoàng Xuân Phú viết: “… nghiện đem  tất  cả mọi thứ ra để quy định hay định nghĩa, rồi coi đó là chuẩn mực, khuôn phép, và áp đặt lên toàn dân. Buồn thay, chuẩn mực mà thường phi lý, cứ sai hoài sai mãi…”. Có thực chuẩn mực “cứ sai hoài sai mãi…” như Hoàng Xuân Phú viết không?
          Mở đầu 1.1. Hoàng Xuân Phú viết: “Một biểu hiện của chứng hoang tưởng quyền lực, coi thường người dân, là không chịu thừa nhận quyền con người thuộc phạm trù đương nhiên, như sự tồn tại của con người, mà coi quyền con người là thứ do thế lực cầm quyền ban cho dân chúng”. Viết vậy, là Hoàng Xuân Phú có sự nhầm lẫn, không phải quyền con người là vô tận, mà trong các quyền con người có quyền bị hạn chế bởi pháp luật mỗi nước. Thật vậy, nghiên cứu “Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị” chúng ta thấy quyền con người có hai loại: Các quyền tuyệt đối các quyền bị hạn chế. Các quyền tuyệt đối, như: “Không ai bị tước đoạt mạng sống một cách vô cớ” (Điều 6); “Không một người nào có thể bị tra tấn” (Điều 7); “Không được phép bắt giữ làm nô lệ người nào” (Điều 8),… Các quyền bị hạn chế, như: “Quyền tự do đi lại và lựa chọn nơi cư trú” (Điều 12); “Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo” (Điều 18); “Mọi người có quyền giữ quan điểm của mình” (Điều 19); “Quyền hội họp hòa bình…” (Điều 21); “Quyền lập hội” (Điều 22),... Công ước cũng quy định: việc thực hiện những quyền trên “kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt và phải chịu một số hạn chế nhất định, vì sự tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng”[1]. Trong “Tuyên bố Viên và Chương trình hành động”, cộng đồng quốc tế cũng khẳng định: “Tất cả các quyền con người đều mang tính phổ cập, không thể chia cắt,… Trong khi phải luôn ghi nhớ ý nghĩa của tính đặc thù dân tộc và khu vực về lịch sử, văn hóa và tôn giáo,…”[2].
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như của nhiều quốc gia khác, quyền con người luôn được gắn liền với quyền và nghĩa vụ công dân. Công ước nhân quyền châu Âu (có hiệu lực từ ngày 03-9-1953) đã đưa ra các quy định về các quyền cơ bản của con người; trong đó có quyền bị hạn chế, như: quyền tự do ngôn luận được ghi ở Ðiều 10: “1. Tất cả mọi người đều có quyền tự do bày tỏ ý kiến. Quyền này bao gồm việc được tự do bày tỏ ý kiến và tự do trao đổi các thông tin mà không cần phải nhận được bất kỳ việc cho phép nào từ phía cơ quan công quyền và không phân biệt biên giới. 2. Việc thực hiện các quyền nói trên, bao gồm cả các nghĩa vụ và trách nhiệm, hình thức, điều kiện, các hạn chế hoặc các biện pháp trừng phạt cần phải được ghi rõ trong các văn bản pháp luật có cân nhắc đến việc cần thiết đối với một xã hội dân chủ, vì lợi ích đối với an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, duy trì trật tự công cộng và ngăn ngừa tội phạm, bảo vệ sức khỏe và đạo đức, nhân phẩm hoặc danh dự của con người, ngăn ngừa việc phát tán các thông tin mật hoặc để bảo đảm quyền lực và tính độc lập của các cơ quan tư pháp”[3]. Rõ ràng, trong khi Khoản 1 của Ðiều luật này quy định: ai cũng có quyền được bày tỏ, trao đổi quan điểm của mình mà không phân biệt địa vị xã hội, giới tính, biên giới, thì Khoản 2 lại quy định: việc thực thi các quyền đó gắn với các hạn chế được cụ thể hóa trong pháp luật của mỗi quốc gia. Trên thực tế, mỗi quốc gia đều cân nhắc tình hình thực tế của mình để đưa ra các đạo luật nhằm cụ thể hóa việc thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân. Không có thứ tự do “tuyệt đối” mà không bị hạn chế vì những lợi ích nhiều mặt của quốc gia, dân tộc, ở sự ổn định xã hội, mà thiếu nó thì mọi nỗ lực cố gắng của con người đều trở nên vô nghĩa. Bởi vậy, Liên minh châu Âu (gồm 28 quốc gia) cho phép các nước thành viên cân nhắc lợi ích của mỗi quốc gia để đưa ra các quy định cụ thể, nhằm hướng dẫn công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận theo tinh thần Công ước nhân quyền châu Âu nói trên.
Chúng ta còn nhớ sự kiện họa sĩ Kút vẽ tranh châm biếm nhà Tiên tri Hồi giáo Mohammed dẫn đến bạo động ở Đan Mạch và vụ việc Mục sư Giôn ở bang Phlo-ri-đa (nước Mỹ) có ý định đốt kinh Cô-ran đã để lại hậu quả nặng nề đối với xã hội, khi người ta quan niệm hành vi đó là “quyền tự do của cá nhân được pháp luật bảo vệ”. Chúng ta cũng chưa quên việc Hoa Kỳ và nhiều quốc gia phương Tây đòi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông chủ mạng WikiLeaks cũng chỉ với lý do thông tin của mạng này “có thể” gây nguy hiểm cho Quân đội Hoa Kỳ. Và gần đây là vụ Edward Snowden tiết lộ bí mật hoạt động của cơ quan tình báo Mỹ, dẫn đến cựu nhân viên tình báo này phải tỵ nạn tạm thời ở Nga trước sự truy bắt gắt gao của Chính phủ Mỹ, cũng chỉ vì tội tiết lộ bí mật quốc gia. Tại sao lại có tình trạng đó? Vì những người này đã tuyệt đối hóa quyền con người mà không thấy nghĩa vụ, trách nhiệm công dân. Điều đó cho thấy, trong khi thực hiện quyền của mình, mỗi người là công dân nước nào cũng có bổn phận phải thực hiện nghĩa vụ công dân và luật pháp của nước đó; bất kỳ ai khi cư trú ở một nước nào đó, cũng phải chấp hành luật pháp của nước sở tại, nghĩa là phải thực hiện một phần nghĩa vụ công dân của nước này. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Ông cha ta nói: “Nhập gia tùy tục” cũng là vì thế.
          Điều 19, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, đã ghi: “1: Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không ai được can thiệp; 2: Mọi người có quyền tự do ngôn luận…; 3. Việc thực hiện những quy định tại mục 2 của điều này (Điều 19) kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể phải chịu một số hạn chế nhất định… để: Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng”. Vậy thì, Khoản 1, Điều 14 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 ghi: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” thì có gì là sai, mà Phú viết: “Vậy là cả những quyền con người hiển nhiên cũng không được thừa nhận, nếu không vượt qua “cửa ải hiến định”. Điều đó cho thấy chứng “tất định” giống như một thứ bệnh ung thư đã di căn, tác động xấu tới cuộc sống của mọi người dân”. Phải chăng, Hoàng Xuân Phú có sự nhầm lẫn? Không. Với một Giáo sư toán học thì không thể có sự nhầm lẫn ngô nghê ấy được. Điều đó khiến người ta đưa ra kết luận về động cơ và mục đích của ông ta là không trong sáng./.



[1] - Viện nghiên cứu quyền con người - Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người, H. 2002, tr. 258.
2 - Viện nghiên cứu quyền con người - Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người, H. 2002,  tr 44.
3 - Báo Nhân Dân, ngày 17-9-2013.

Sep 7, 2014

SỰ CỔ SÚY MÙ QUÁNG

         Tre Việt - Trên các trang mạng lề trái đang tán dương cuốn sách được xuất bản ở hải ngoại với tên “Đèn Cù” của Trần Đĩnh. Cuốn sách dày 599 trang, Trần Đĩnh cho rằng, mình có thời gian làm việc với lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước ta nên biết nhiều chuyện ngoài chính sử. Tai hại hơn, điều này đã huyễn hoặc một số người nhẹ dạ cả tin mà không thấy đó là sự xuyên tạc lịch sử. Những ai có nhận thức, tỉnh táo một chút sẽ nhận ra sự xuyên tạc đến trơ trẽn của Trần Đĩnh. Bài viết: “Đọc Đèn Cù, thấy quyền con người là quý giá” của Nguyễn Văn Thạch, đăng trên trang Ba Sàm, ngày 07-9-2014 là một trong những bài cổ súy cho sự xuyên tạc lịch sử của Trần Đĩnh.

            Nguyễn Văn Thạch viết: “Đèn Cù cuốn hút không chỉ lối trình bày của một cây bút lão luyện mà còn cuốn hút vì nhiều thông tin mới mẻ”. Hãy xem thông tin “mới mẻ” ấy là gì?

          Đèn Cù đã xuyên tạc bằng cách mượn hình ảnh voi giấy, ngựa giấy chạy vòng quanh đèn kéo quân - đèn cù để cho rằng, giai đoạn 1946 - 1976, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng chạy quanh dưới sức ép của hai nước lớn trong phe XHCN - Liên Xô và Trung Quốc”. Từ đó, họ phê phán chủ nghĩa Mác – Lê-nin, bởi theo họ: “các giáo chủ của một chủ nghĩa thần bí - hứa hẹn đưa con người đến thiên đường trên mặt đất - chủ nghĩa Mác – Lê-nin - đã độc quyền trong việc giải thích chủ nghĩa này như thế nào là trong sáng: để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin thì phải không sợ Mỹ, phải đánh Mỹ”. Vậy là, cả dân tộc ta không sợ Mỹ, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” là do sức ép của Liên Xô - Trung Quốc (!) Đảng Cộng sản Việt Nam - Đèn cù - theo họ là vậy đấy! Và thật nực cười họ cho đấy cũng là tội lỗi của chủ nghĩa Mác – Lê-nin.

        Không gì còn xuẩn ngốc hơn khi Thạch nói lấy được rằng: “Qua Đèn Cù, ta thấy câu nói của Tổng Bí thư Lê Duẩn “ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc” rõ nghĩa hơn, sinh động hơn. Cuộc chiến mà mà sách giáo khoa hay nói là chiến tranh thần thánh chống Mỹ, cứu nước chẳng qua là một cuộc chiến được thúc đẩy bởi Mao Trạch Đông để phục vụ ý đồ của ông ta “Thiên hạ đại loạn, Trung Quốc được nhờ”. Ông ta muốn đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. Tại sao họ không thấy hay cố tình không thấy khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước thì không chỉ nhân dân ta, dân tộc ta mà cả loài người tiến bộ và các dân tộc bị áp bức đang đấu tranh cho độc lập dân tộc vui mừng đến khôn tả. Và các dân tộc bị áp bức trên thế giới đều tự hào cho rằng, đó cũng là chiến thắng của chính mình. Liên Xô và Trung Quốc là hai nước lớn có chung kẻ thù với dân tộc Việt Nam là đế quốc Mỹ, vậy thì câu nói của Tổng Bí thư Lê Duẩn lại sai sao? Ta đánh Mỹ là do sự xúi giục của Liên Xô, Trung Quốc à? Nhân đây, xin nhắc lại câu nói: “kẻ thù của bạn cũng là kẻ thù của ta, bạn của bạn cũng là bạn ta” để hiểu hơn câu nói trên của Tổng Bí thư Lê Duẩn.  

        Nguyễn Văn Thạch ngớ ngẩn viết rằng: “Tôi thật sự giật mình khi biết rằng Mao đã xui Việt Nam đánh Mỹ để giải phóng miền Nam mà Trung Quốc thì không đánh nhau để giải phóng Đài Loan hay họ kiên nhẫn để thống nhất Hồng Kông, Macao trong hòa bình. Ít nhất điều này đã thể hiện tâm và tầm lãnh đạo”. Tại sao Thạch không phân biệt được Mỹ chiếm miền Nam Việt Nam khác thế nào với trường hợp Hồng Kông, Macao (Trung Quốc)? Tại sao trước ta đánh Mỹ, nay lại mời gọi các doanh nghiệp Mỹ vào làm ăn ở Việt Nam? Những kiến thức sơ đẳng này mà Thạch không biết, không phân biệt được thì trả trách hắn ta khen lấy khen để cuốn “Đèn Cù”. Vậy nên hắn ta nhai lại lời nói của kẻ nào đó rằng là “Như ai đó đã nói “Đèn Cù đã giải thiêng cho cuộc cách mạng Việt Nam”, sự giải thiêng này sẽ giảm đi tính thần thánh, đỉnh cao trí tuệ nhân loại mà Đảng Cộng sản Việt Nam thường tự nhận về mình và nó góp phần thúc đẩy nền dân chủ cho Việt Nam”. Những kẻ “Ăn cháo đá bát” thì làm gì có lương tâm, nên làm sao có phần “người” trong chữ “con người” nữa mà thấy được điều thiêng liêng - sự hy sinh của hàng triệu người con ưu tú vì nền độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc mãi mãi của lớp cháu con đất Việt. Thế mà Thạch ra sức cổ súy cho cuốn Đèn Cù - cuốn sách in lậu, xuyên tạc lịch sử dân tộc ta của Trần Đĩnh một cách mù quáng. 

          Cuối bài viết, Thạch kết luận: “Nếu ngày đó có tự do ngôn luận, hay có internet chắc chắn người dân miền Bắc sẽ không yêu nước đến cuồng nhiệt: lớp sống đói khổ, lớp chịu bom đạn, lớp đưa hàng triệu con em mình vào Nam chịu cảnh bi thảm: sinh Bắc tử Nam”. Viết vậy, là Thạch đã hạ thấp, coi thường sự hy sinh của lớp cha anh vì nền độc lập dân tộc. Những ai là con dân nước Việt, thế hệ cháu con của Nguyễn Trãi với “Bình ngô đại cáo”, của Lý Thường Kiệt với “Nam quốc sơn hà” mới thấy ý chí quyết tâm vì nền độc lập dân tộc. Còn với Thạch hẳn không phải dòng máu đỏ da vàng nên không thấy hết sự hy sinh xương máu của hàng triệu con dân nước Việt vì nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của thế hệ cha anh. Thế mà giờ đây, được hưởng nền tự do độc lập, Thạch lại không đánh giá đúng sự hy sinh của thế hệ cha anh, để mà đền đáp, mà lại viết nói một cách vô ơn như vậy! Nhưng cái tâm thật của Thạch là ở chỗ, qua bài viết y muốn đẩy mạnh tự do ngôn luận theo kiểu vô chính phủ: “Tuyệt đối, không cho nhà cầm quyền lũng đoạn tất cả các kênh thông tin” - Thạch viết. Vậy là vòng vo tam quốc thì Thạch cũng lòi cái đuôi ra: hô hào tự do ngôn luận. Nhưng tiếc thay y không biết được luật pháp quốc tế quy định tự do ngôn luận là quyền bị hạn chế bởi pháp luật của từng nước./.

Sep 6, 2014

TRUNG THỰC KẺO “CHẾT KHÔNG NHẮM ĐƯỢC MẮT”

        Tre Việt - Trên BBC tiếng Việt, ngày 05-9-2014 có bài “Lúc đầu tôi cũng mến ông Hồ” đề cập đến cuộc Trao đổi giữa Trần Đĩnh - tác giả cuốn tự truyện “Đèn Cù” với BBC. Đọc bài viết cho thấy, Trần Đĩnh nói, viết những điều không có trong sử sách, ông ta cho rằng, mình có thời gian gần gũi với lãnh đạo cấp cấp cao của Đảng, Nhà nước nên biết những chuyện ngoài chính sử, giờ ông ta mới nói ra. Điều đó cho thấy, không chỉ Trần Đĩnh mà còn nhiều và rất nhiều người khác cũng được sống và làm việc gần các thế hệ khai quốc công thần của dân tộc ta, nhưng có ai nói viết những điều ngoài chính sử đâu mà chỉ có Trần Đĩnh nói viết thôi. Phải chăng những điều Trần Đĩnh nói và viết là Đúng? Và tại sao giờ đây Trần Đĩnh mới nói viết những điều ấy?
          Qua bài trao đổi giữa Trần Đĩnh với BBC tiếng Việt nói trên cho thấy, ông ta trước đây có nhiều thời gian công tác ở Báo Nhân dân và chắc là nằm trong số những người có “máu mặt” của Báo Nhân dân trong những năm đầu cuộc cách mạng của dân tộc ta. Ông được gần gũi lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước lúc đó cũng là vì thế. Nhưng sau đó, như Vũ Thư Hiên - tác giả cuốn “Đêm giữa ban ngày” - viết: “Chúng tôi quen nhau cũng khá lâu và sau khi có vụ Xét lại chống Đảng nảy ra thì ông Trần Đĩnh, lúc đó đang làm ở Báo Nhân dân, cũng bị trấn áp, nhưng không bị đi tù như chúng tôi mà người ta chỉ bắt đi lao động, bắt đi làm những công việc khác thôi” thì rõ ràng, đây là những người không có thiện cảm với xã hội ta, thậm chí họ còn căm thù là đằng khác. Vậy nên, trước sự tấn công quyết liệt của các thế lực thù địch vào Đảng và Nhà nước ta hòng làm thay đổi thể chế chính trị nước ta thì giờ đây họ như “diều gặp gió” cố tình “té nước theo mưa”. Điều đó thể hiện rõ lòng dạ “trong trắng” của họ đối với Đảng, Nhà nước ta. Thế nên, trong bài trao đổi họ nhắc đi nhắc lại rằng, giờ đây đòi hỏi phải có văn bản thì chẳng có đâu, chỉ những người cùng làm, cùng sống thời đó mới biết. Song, họ kể ra chỉ một vài người, còn rất nhiều rất nhiều những người khác cùng gần gũi và làm việc với lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta đều tỏ lòng thành kính với các thế hệ khai quốc, có mấy ai nói viết như họ đâu. Xem ra ý đồ chính trị của họ quá rõ ràng. Đừng có kiểu “cà cuống chết đến đít còn cay”. Bởi “quay lại là bờ” và phải trung thực mới chính mình kẻo rồi “chết không nhắm được mắt” Trần Đĩnh ạ!

Sep 4, 2014

CÂU TRẢ LỜI ĐÃ RÕ RÀNG, ĐỪNG QUÁ LO LẮNG CÁC BÁC Ạ!

      Tre Việt - Ngày 04-9-2014 trên trang Ba Sàm có đăng “Kiến nghị của một số cựu sĩ quan Lực lượng vũ trang nhân dân gửi Lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ CHXHCN Việt Nam”. Đọc kiến nghị thấy rõ trách nhiệm cao của các bác đối với hình ảnh của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân trong con mắt của nhân dân và trách nhiệm với độc lập, chủ quyền của quốc gia, dân tộc. Là người Việt Nam có trách nhiệm với đất nước, dân tộc chắc rằng ai cũng có trách nhiệm như các bác. Nhưng có lẽ do nghỉ công tác đã lâu, các bác thiếu thông tin nên tỏ tâm trạng lo lắng, băn khoăn.

          Kiến nghị thứ nhất, các bác viết: “để bảo vệ uy tín của Quân đội là lực lượng có nhiệm vụ hiến định “quốc phòng”, tức là bảo vệ Tổ quốc trước ngoại xâm, cần chấm dứt ngay việc huy động Quân đội vào những sự vụ mang tính đối kháng với Nhân dân, như giải tỏa đất đai, ngăn chặn các cuộc biểu tình yêu nước ôn hòa…”. Viết vậy, là các bác mới thấy chức năng đội quân chiến đấu của Quân đội, mà chưa thấy các chức năng khác, như: đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất. Trong trường hợp này, sự hiện diện của cán bộ, chiến sĩ quân đội là thực hiện chức năng đội quân công tác, tức thực hiện công tác dân vận. Theo đó, cán bộ, chiến sĩ quân đội sẽ giúp đỡ nhân dân nhận thấy đúng sai, phải trái để chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chứ không phải để trấn áp nhân dân như các bác lầm tưởng. Sự hiện diện của cán bộ, chiến sĩ quân đội trong những trường hợp này cần thiết là vì thế.

          Kiến nghị thứ hai, các bác viết: “phải nhanh chóng giải quyết những cách cư xử không đúng đối với thương binh và gia đình liệt sĩ. Đặc biệt, phải sớm khôi phục danh dự và quyền lợi đã bị lãng quên của các liệt sĩ và thương binh đã hy sinh xương máu trong chiến tranh biên giới phía Bắc và ngoài biển đảo,…”. Về vấn đề này, có thể ở nơi này nơi khác, lúc này lúc khác có những trường hợp cư xử không đúng, không thỏa đáng đối với thương binh, gia đình liệt sĩ. Đó cũng là điều khó tránh khỏi các bác ạ. Nhưng nhìn tổng thể, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến thương binh và gia đình liệt sĩ. Tất nhiên, sự quan tâm, giúp đỡ ấy cũng tùy thuộc vào khả năng của nền kinh tế đất nước, nhưng tư tưởng chỉ đạo chung là không để thương binh và gia đình liệt sĩ (gia đình chính sách) có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của địa phương. Đảng, Nhà nước, Quân đội đang tích cực tìm kiếm, cất bốc, quy tập hài cốt liệt sĩ ở trong nước và các liệt sĩ hy sinh ở nước bạn Lào, Cam-pu-chia về Nghĩa trang Liệt sĩ trong nước. Nhưng do cuộc chiến tranh ác liệt, kéo dài nên còn nhiều hài cốt liệt sĩ chưa được tìm thấy, chưa được quy tập; lại có không ít hài cốt liệt sĩ đã tìm thấy và quy tập về Nghĩa trang Liệt sĩ nhưng còn thiếu thông tin. Đây là nỗi đau không chỉ của thân nhân các liệt sĩ mà là nỗi đau của cả dân tộc ta. Nỗi đau này nhắc nhở chúng ta hiện nay là bảo vệ vững chắc Tổ quốc, nhưng phải bằng mọi cố gắng để không xảy ra chiến tranh. Mặt khác, hiện nay, thân nhân liệt sĩ hằng năm được trợ cấp một khoản tiền để cúng giỗ liệt sĩ. Đối với thương binh, liệt sĩ trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 cũng được Đảng, Nhà nước quan tâm chung như thương binh, liệt sĩ trong các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc. Mới đây, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gặp mặt các cựu chiến binh của Sư đoàn 456 (hiện nay Sư đoàn đã giải tán) chiến đấu ở Hà Tuyên năm 1979, để Chủ tịch nước lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các cựu chiến binh và chỉ đạo các cơ quan chức năng có chính sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để công nhận thương binh, liệt sĩ đối với các trường hợp không còn đủ giấy tờ; đồng thời, tìm kiếm, cất bốc, quy tập hài cốt liệt sĩ về Nghĩa trang Liệt sĩ.

          Kiến nghị thứ ba, đúng như các bác viết: “Lực lượng vũ trang cần được xác định rõ ràng và chính xác đối thủ, không thể mơ hồ biến thù thành bạn hoặc coi bạn là thù”. Vấn đề là cần có đầy đủ thông tin để xác định đúng đối tác, đối tượng. Nhắc lại lời C. Mác, thiết nghĩ rất đúng trong trường hợp này. Đó là: nếu mọi hiện tượng thống nhất với bản chất thì khoa học đều trở nên thừa. Đồng thời, phải thống nhất nhận thức biện chứng của Đảng rằng, trong mỗi đối tượng cũng có những mặt cần hợp tác, trong mỗi đối tác có mặt cần đấu tranh. Trong thế giới mở cửa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiên nay, vấn đề đặt ra là làm sao tạo lập và giữ được môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước theo tinh thần Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Vì vậy, trước các hành động Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam cũng không nên ngộ nhận đó là đối tượng, mà cần phải đấu tranh với hành động đó để bảo vệ chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, tránh “để cái sảy nảy cái ung”, không giữ được môi trường hòa bình để xây dựng đất nước. Còn với Hoa Kỳ, mặc dù đã bình thường hóa quan hệ với Việt Nam sắp được 20 năm rồi, nhưng mục đích của họ  như tuyên bố công khai của phía Hoa Kỳ đại ý rằng: bình thường hóa để đẩy mạnh dân chủ hóa hơn, đưa Việt Nam đi theo quỹ đạo của Hoa Kỳ. Như vậy, dù Hoa Kỳ có bình thường hóa với Việt Nam cũng là một biện pháp để lái Việt Nam theo quỹ đạo của họ. Tất nhiên, như trên đã nói, không có ai hoàn toàn là đối tượng và cũng không có ai hoàn toàn là đối tác, mà trong từng trường hợp vẫn có mặt hợp tác đồng thời có mặt phải đấu tranh và ngược lại.

          Về vấn đề xác định bạn và không phải bạn thiết nghĩ trong các bài trả lời phóng vấn báo chí của Chủ tịch nước và Thủ tướng đã thể hiện rõ. Trong bài trả lời phóng viên TTXVN của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trước tình hình dư luận trong nước, quốc tế, nhiều đại biểu Quốc hội bức xúc về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (hồi tháng 5 vừa qua), khi trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN, Chủ tịch nước đã nhắc lại lời của vua Lê Thánh Tông từng nói với triều thần: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước núi, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di!”.

          Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Philippines và dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) khu vực Đông Á tại thủ đô Manila vào tháng 5-2014 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời phỏng vấn hai hãng thông tấn AP (Mỹ) và Reuters (Anh) về các diễn biến tại Biển Đông. Trong đó, nhấn mạnh rằng: “Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó. Có lẽ như tất cả các nước, Việt Nam chúng tôi đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế”.

          Trả lời TTXVN của Chủ tịch nước và trả lời AP (Mỹ), Reuters (Anh) của Thủ tướng đã rõ ràng quan điểm và lập trường bảo vệ toàn vẹn, thống nhất chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Và đó là điều thiêng liêng đối với mỗi người Việt Nam dù sinh sống ở trong nước hay ở nước ngoài. Vậy nên, các tin đồn đoán này khác ở đâu đó, như các bác nhắc đến Hội nghị Thành Đô nào đấy là không đúng sự thật. Các bác cần cảnh giác trước các tin thất thiệt. Chúng ta vừa kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng; trong đó, câu nói: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” của Tổng Bí thư Trần Phú giờ đây còn được hiểu thêm là “Hãy giữ vững niềm tin vào Đảng” các bác ạ!