Jun 9, 2018

Một lần nữa Bộ Ngoại giao Mỹ lại thiếu khách quan

Tre Việt - Ở Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân được bảo đảm bằng Hiến pháp và pháp luật. Điều 24, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “(1) Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng. (2) Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. (3) Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. 
Theo thống kê chưa đầy đủ, khoảng 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng. Hiện nay, nước ta có 13 tôn giáo với 36 tổ chức tôn giáo và 01 pháp môn tu hành đã được công nhận và cấp đăng ký hoạt động, với khoảng 30 triệu tín đồ, trên 100 nghìn chức sắc, chức việc, nhà tu hành, hàng chục cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo, hàng chục nghìn cơ sở thờ tự, v.v. Hằng năm, có khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng được tổ chức. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành được duy trì, mở rộng. Nhiều chức sắc và nhà tu hành Việt Nam được cử đi đào tạo ở Mỹ, Pháp, Ý, Ấn Ðộ, v.v. Đại diện chức sắc các tôn giáo Việt Nam đã tham gia đối thoại tôn giáo, tín ngưỡng, giao lưu học hỏi, trao đổi giáo lý và giáo luật tại các diễn đàn lớn, như: Diễn đàn hợp tác Á- Âu (ASEM), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),… và có quan hệ ngoại giao với Vatican kể từ năm 1989 và có Ðại diện không thường trú tại Việt Nam từ năm 2011 và đến nay. Các tổ chức nhân quyền và tôn giáo quốc tế đã nhiều lần đến thăm, làm việc, khảo sát thực tế và thừa nhận việc đảm bảo quyền con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ. Đoàn Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ, do Phó Chủ tịch Ủy ban Michael Lewis Cromartie nhận xét: “Tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam đã được mở rộng và có nhiều tiến bộ, nhiều điểm đáng khích lệ…”. Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb cũng đánh giá: “Cho dù vẫn còn những quan điểm cá nhân về một vài vụ việc cụ thể liên quan đến tự do tôn giáo tại Việt Nam, nhưng không thể phủ nhận những tiến bộ về tự do tôn giáo tại Việt Nam,…”. 
Cùng với đó, ở Việt Nam, những tổ chức, cá nhân có thiện chí nào đều thấy, các lễ hội tôn giáo và các hoạt động tín ngưỡng dân gian trở thành ngày hội chung của toàn dân, lôi cuốn hàng vạn người tham gia và không chỉ là nhu cầu tâm linh của các tín đồ, mà còn là nhu cầu sinh hoạt văn hóa của toàn dân. Nhu cầu chính đáng ấy được chính quyền các cấp tạo điều kiện thuận lợi, làm cho tín đồ, chức sắc các tôn giáo yên tâm, phấn khởi, ngày càng tin tưởng vào chính sách đối với tôn giáo của Nhà nước. Những cơ sở thờ tự của các tôn giáo luôn được Nhà nước quan tâm, cho phép tu bổ, sửa chữa và xây dựng mới,… đãtrở thành danh thắng nổi tiếng, đang thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng. Vì thế, ởViệt Nam, tín đồ và chức sắc các tôn giáo đã và đang yên tâm hành đạo, gắn bó với quốc gia, dân tộc theo đường hướng: “Ðạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, thực hiện “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”, “nước vinh, đạo sáng”, với tấm lòng “kính Chúa yêu nước”, vừa hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với Tổ quốc, vừa làm tròn bổn phận của một tín đồ đối với tôn giáo. Hàng chục triệu tín đồ các tôn giáo khác nhau đã, đang và tiếp tục cùng nhau và cùng toàn dân tìm thấy sự tương đồng, mẫu số chung ở mục tiêu phấn đấu cho: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là điềukhông thể phủ nhận. 
Đi đôi với tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, pháp luật của Việt Nam cũng nghiêm cấm và ngăn chặn, xử lý nghiêm minh mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để phá hoại độc lập và đoàn kết dân tộc, chống phá đất nước, ngăn cản các tín đồ thực hiện nghĩa vụ công dân, làm tổn hại đến lợi ích của quốc gia, dân tộc và nhân dân. Cũng như mọi quốc gia trên thế giới, Nhà nước Việt Nam không cho phép bất kỳ tôn giáo nào được phép đứng ngoài luật pháp, đứng ngoài dân tộc, đứng trên lợi ích quốc gia. Một yêu cầu khách quan đặt ra trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam, là các tôn giáo muốn phát triển phải hòa đồng với dòng chảy văn hóa của dân tộc, chịu sự quản lý của Nhà nước bằng Hiến pháp và pháp luậtVà như thế, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không phải là quyền vô giới hạn, vì vượt qua phạm vi nào đó sẽ lại vi phạm vào quyền chính đáng của những người khác. Tự do theo nghĩa chân chính là tự do của người này, cộng đồng này không vi phạm đến tự do của người khác và cộng đồng khác. Chẳng có quốc gia nào mà cá nhân và tổ chức tôn giáo được hoạt động ngoài vòng pháp luật của quốc gia đó.
Trên thực tế,  hng năm, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đều công bố Báo cáo tình hình tự do tôn giáo thế giới; trong đó, có nội dung thiếu khách quan, thậm chí vu cáo, xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Và năm 2017 cũng vậy. Họ cho rằng, Việt Nam vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân; đòi trả tự do cho những đối tượng là chức sắc tôn giáo vi phạm pháp luật; đòi trả lại đất đai cho các tôn giáo mà chính quyền đã quốc hữu hóa, v.v. Họ xuyên tạc, kích động chức sắc, tín đồ tôn giáo trong nước chống đối, gửi “thỉnh nguyện thư” lên các tổ chức “dân chủ”, “nhân quyền” quốc tế đề nghị can thiệp, đòi Nhà nước Việt Nam trả tự do cho số đối tượng vi phạm pháp luật bị chính quyền xử lý mà họ gọi là “tù nhân lương tâm”, trong đó có một số chức sắc, chức việc, tín đ cực đoan trong các tôn giáo câu kết với các đối tượng phản động, cơ hội chính trị,… chống đối chính quyền, gây phức tạp an ninh, trật tự, an toàn xã hội, v.v. Ai cũng biết, luật pháp Hoa Kỳ và các bang nói riêng quy định rất rõ, xử lý rất nghiêm khắc đối với bất kể cá nhân nào có hành vi danh xưng tôn giáo để tập hợp lực lượng, chống chính quyền. Vậy thì hà cớ gì, những hành vi lợi dụng tự do tôn giáo để vi phạm pháp luật, chống chính quyền của một số đối tượng ở Việt Nam, khi bị cơ quan tiến hành tố tụng bắt, xử lý, lại bị Bộ Ngoại giao Mỹ đánh lận thành “đàn áp tôn giáo”? Việc Báo cáo tự do tôn giáo năm 2017 của Bộ ngoại giao Mỹ (năm 2017), phần nói về Việt Nam, có nhiều thông tin thiếu khách quan, cho rằng, Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách kỳ thị tôn giáo, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là thiếu khách quan, cố tình xuyên tạc thực tế, có mục đích xấu./.

Báo cáo tự do tôn giáo của Mỹ đánh giá không khách quan về Việt Nam


 
TTXVN Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng chủ trì họp báo. (Nguồn: TTXVN)
Ngày 8/6, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra Báo cáo tình hình tự do tôn giáo quốc tế năm 2017, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:

“Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp 2013, hệ thống pháp luật của Việt Nam và được bảo đảm, tôn trọng trên thực tế.

Thời gian qua, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt là việc thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người dân được bảo đảm với hàng nghìn lễ hội, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo hàng năm.
Việt Nam ghi nhận Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nêu một số tiến triển trong công tác bảo đảm và thúc đẩy đời sống tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam trong Báo cáo tình hình tự do tôn giáo quốc tế năm 2017, tuy nhiên đáng tiếc Báo cáo vẫn tiếp tục đưa ra một số đánh giá không khách quan, trích dẫn những thông tin sai lệch về Việt Nam”./.