Tre Việt - Ngày
25-8-2019, trên trang Danlambao, Nguyễn Thạch có bài viết cho thấy tay này đang
thở ngắn than dài, đầy sốt ruột, nhưng không chịu sắn tay vào sự nghiệp chung
cùng toàn dân tộc mà lại cản trở công việc chung đó.
Hắn ta cho rằng, việc Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh
xác định mục tiêu xây dựng xã hội ta thành xã hội chủ nghĩa, giống như: “Khởi hành cho chuyến xe cuộc đời
mà không biết điểm đến, vậy thì ta đi đâu?”.
Đây là câu hỏi ngớ ngẩn. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã chỉ rõ: Xã
hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội:
Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền
kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất
tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân
tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng
phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các
nước trên thế giới. Thế mà Nguyễn Thạch lại nói “không biết điểm đến” là sao?
Nguyễn Thạch còn cho rằng: “Người dân Việt Nam không nên kéo dài tình trạng
này mà phải dẹp bỏ cái thứ chủ nghĩa hoang tưởng”. Dẫn lời của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng “không biết đến hết thế kỷ này, xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hoàn
chỉnh chưa?” để hắn biện minh
cho “ní nuận” của mình. Tay này không hiểu hay cố tình không hiểu, ý của Tổng
Bí thư muốn đề cập đến việc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa là
một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và
cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát
triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen. Cho nên, sự nghiệp này
có nhiều khó khăn, phức tạp và đòi hỏi phải lâu dài là vì thế.
Với những điều Thạch nói trên, xin mượn chính những
dòng của y để nói về y: “Cuộc sống chẳng hy vọng, cũng không có niềm tin thì đó
là một cuộc sống của loài cỏ cây và dã thú. Loài thú chỉ biết chăm sóc cho bộ
lông riêng mình và cấu xé lẫn nhau để tranh miếng mồi chứ không hề có bất cứ một
quan niệm nào về chia cơm xẻ áo. Cây cỏ chỉ đâm chồi, nở hoa kết trái rồi tàn lụi
chứ không bao giờ có suy nghĩ”. Như vậy, Thạch chỉ là một loài thú mà thôi./.