May 22, 2021

Đừng tự đánh mất quyền công dân

          

          Tre Việt - Trong điều kiện dịch Covid-19 có những diễn biến hết sức phức tạp trên địa bàn của gần một nửa số tỉnh, thành phố của cả nước, khiến nhiều nơi phải thực hiện phong tỏa, cách ly, giãn cách xã hội; song các địa phương cả nước nỗ lực hoàn tất mọi công tác chuẩn bị để ngày mai (23/5/2021), bảo đảm cho mọi cử tri được tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Thế nhưng, đi ngược lại, một số “chủ chăn” cực đoan ở miền Trung lại ra sức kích động, xúi giục cử tri là giáo dân tẩy chay Cuộc bầu cử, không đi bầu cử.

Đây là hành động trái luật!

Bởi, Điều 16, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) khẳng định:“Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”. tại Điều 2, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (năm 2015) chỉ rõ: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp”, trừ những trường hợp nhất định không được bầu cử, như: mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị tước quyền bầu cử.

Như vậy, mọi giáo dân là công dân Việt Nam, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền bầu cử; đó là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi công dân, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng. Tham gia bầu cử, cử tri cả nước sẽ phát huy đầy đủ quyền và nghĩa vụ trong lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng cho ý chí và nguyện vọng của mình trong các cơ quan quyền lực nhà nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thử hỏi, công tác giáo dục, y tế cứu chữa bệnh nhân, nhất là những người bị mắc Covid-19, các nhà thờ, tu viện,… của công giáo có đảm đương được không? Hay đó là công việc của hệ thống chính quyền các cấp, của Nhà nước Việt Nam!

Vậy tại sao, đã là công dân Việt Nam lại không đi bầu cử để lựa chọn các đại biểu mà mình tin tưởng nhất, xứng đáng nhất, nói lên tiếng nói xây dựng cho đất nước, cho ngành, cho giới của mình.

Tre Việt, mong muốn cử tri, nhất là giáo dân cả nước hãy nhận thức rõ vai trò, vị trí làm chủ đất nước của mình; nhận thức đầy đủ quyền và nghĩa vụ, coi đây là nhiệm vụ chính trị của mỗi công dân đối với đất nước; phát huy dân chủ, trí tuệ, đề cao trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong bầu cử; không nghe người “xấu” lôi kéo, kích động, xúi giục để tự đánh mất quyền công dân của mình; không tham gia các hoạt động gây rối, phá hoại Cuộc bầu cử theo xúi giục của kẻ xấu. Đồng thời, tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch Covid-19, để ngày bầu cử thực sự là “Ngày hội non sông”, “Ngày hội của toàn dân” thành công tốt đẹp./.

 

 

Ngày mai đi bầu cử

           Ngày mai (23/5/2021), cử tri cả nước sẽ tiến hành Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, diễn ra sau thành công Đại hội XIII của Đảng, nhằm góp phần xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, với mưu đồ chính trị đen tối, thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, đối tượng cơ hội chính trị đã thực hiện hàng loạt thủ đoạn nhằm phá hoại Cuộc bầu cử. Bên cạnh việc xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với bầu cử; xuyên tạc công tác nhân sự trong chuẩn bị bầu cử; cho rằng, việc bầu cử ở nước ta chỉ là hình thức, không minh bạch, không dân chủ,... chúng còn phát động phong trào “không biết, không bầu”, ra sức rêu rao luận điệu kêu gọi cử tri “tẩy chay bầu cử”, “không đi bỏ phiếu”, “bỏ phiếu trắng”, v.v. Vì vậy, mỗi cử tri cần tham gia bầu cử một cách đầy đủ, đúng thời gian, địa điểm và đúng quy định để sáng suốt lựa chọn, bầu ra những người xứng đáng là đại biểu của nhân dân, góp phần xây dựng Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp thực sự vững mạnh, đưa đất nước phát triển phồn vinh, hạnh phúc như mục tiêu đã được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

          Nhân dịp này, Tre Việt xin trích giới thiệu với độc giả Lời kêu gọi toàn dân đi bầu cử của Bác Hồ, được đăng trên Báo Cứu quốc, số 134, ra ngày 05/01/1946, nội dung như sau:

“… Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ.

Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình.

Ngày mai, dân ta sẽ tỏ cho các chiến sĩ ở miền Nam rằng: Về mặt trận quân sự, thì các chiến sĩ dùng súng đạn mà chống quân thù. Về mặt chính trị, thì nhân dân dùng lá phiếu mà chống với quân địch. Một lá phiếu cũng có sức lực như một viên đạn.

Ngày mai, quốc dân ta sẽ tỏ cho thế giới biết rằng dân Việt Nam ta đã:

Kiên quyết đoàn kết chặt chẽ,

Kiên quyết chống bọn thực dân,

Kiên quyết tranh quyền độc lập.

Ngày mai, dân ta sẽ tự do lựa chọn và bầu ra những người xứng đáng thay mặt cho mình, và gánh vác việc nước.

Ngày mai, người ra ứng cử thì đông, nhưng số đại biểu thì ít, lẽ tất nhiên, có người được cử, có người không được cử.

Những người trúng cử, sẽ phải ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào. Phải luôn luôn nhớ và thực hành câu: Vì lợi nước, quên lợi nhà; vì lợi chung, quên lợi riêng.

Phải làm cho xứng đáng với đồng bào, cho xứng đáng với Tổ quốc.

Người không trúng cử, cũng không nên ngã lòng. Mình đã tỏ lòng hăng hái với nước, với dân, thì luôn luôn phải giữ lòng hăng hái đó. Ở trong Quốc hội hay ở ngoài Quốc hội, mình cũng cứ ra sức giúp ích nước nhà. Lần này không được cử, ta cứ gắng làm cho quốc dân nhận rõ tài đức của ta, thì lần sau quốc dân nhất định cử ta.

Ngày mai, tất cả các bạn cử tri, đều phải nhớ đi bầu cử. Ngày mai, mỗi người đều nên vui vẻ hưởng quyền lợi của một người dân độc lập, tự do”./.

 (Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 166)

May 21, 2021

Cớ sao lại phàn nàn?

           Tre Việt - Ngày 20/5 trang facebook Việt Tân đăng bài “Người Việt bị làm phiền vì hàng triệu tin nhắn kêu gọi đi bầu cử mỗi ngày”. Bài viết đã trích dẫn lại ý kiến trên trang Facebook cá nhân của một số người có nội dung: “Liên tục nhận tin nhắn yêu cầu sáng suốt trên mọi điện thoại, làm mình buộc phải tin là cái hội đồng này nghĩ dân ngu lắm,…” hay “một số ý kiến lại đặt câu hỏi vì sao cử tri phải sáng suốt lựa chọn trong khi số ứng cử viên đều được công bố rằng đã qua ba vòng hiệp thương và được Đảng xác nhận là đủ tài đức, được tín nhiệm cao”, v.v.

Trước hết, cần thấy rằng, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, Hội đồng nhân nhân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là đợt sinh hoạt chính trị lớn của cả nước, để bầu ra những đại biểu xứng đáng vào các cơ quan quyền lực ở Trung ương và địa phương. Do đó, nhiệm vụ này đã được chuẩn bị và triển khai thực hiện chặt chẽ ở tất cả các khâu, các bước từ Trung ương tới cơ sở. Song gần đến ngày bầu cử thì nước ta đã phải hứng chịu đợt bùng phát đợt dịch bệnh Covid-19 lần thứ tư với những diễn biến hết sức phức tạp, nguy hiểm, diễn ra trên diện rộng (đã có hơn nghìn ca nhiễm mới SARS-CoV-2 ở 30 tỉnh, thành phố). Trước tình hình đó, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, cách ly xã hội; nhiều khu dân cư phải thực hiện phong tỏa để phòng, chống dịch, v.v. Điều này đã tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các bước, các khâu tiếp theo trong quy trình bầu cử. Nhưng với sự đoàn kết, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đất nước ta quyết tâm vẫn thực hiện vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, Hội đồng nhân nhân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo đúng kế hoạch, bảo đảm chặt chẽ, dân chủ, đúng nguyên tắc. Vì thế, việc Hội đồng bầu cử Quốc gia thông qua các đơn vị viễn thông để nhắn tin đến các số thuê bao điện thoại cá nhân để tuyên truyền, vận động, nhắc nhở người dân đi bầu cử đúng thời gian, sáng suốt lựa chọn đại biểu để đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình là rất kịp thời, linh hoạt, hiệu quả.

Đúng là để có được danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân để cư tri bầu vào ngày 23/5 tới đây, Ủy ban Mặt  trận các cấp đã phải trải qua ba lần hiệp thương. Đó là những người đủ điều kiện, tiêu chí để tham gia cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước và địa phương. Nhưng để bảo đảm dân chủ, có sự lựa chọn, trong danh sách đó có số dư khoảng 40% (5 người bầu 3, 7 người bầu 4), cho nên cần sự sáng suốt của cư tri, để lựa chọn người xứng đáng hơn trong số những người xứng đáng tham gia Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ủy ban bầu cử Quốc gia gửi tin nhắn đến các số thuê bao điện thoại nhắc nhở như thế đâu có gì sai, mà chỉ có tận dụng tốt thành  tựu của khoa học kỹ thuật phục vụ cho công tác có hiệu quả hơn. Đó là cách làm sáng tạo chứ, cớ sao lại phàn nàn?

Trò “mượn gió bẻ măng”

Tre Việt - Ngày 20/5, trang facebook Tiếng Dân News đăng bài “Tự răn mình” của Nguyễn Ngọc Chu. Ông ta nói là tự răn mình, nhưng thực ra, là trò “mượn gió bẻ măng”. Viết tự răn, nhưng để phê phán con đường xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng.

Ông Chu viết: “Lịch sử Việt Nam từ cổ chí kim, chưa nhận thấy có người Việt nào là tác giả của các chủ nghĩa”. Đúng là như vậy. Nhưng cả dân tộc Việt Nam đã viết lên chủ nghĩa. Đó là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Vậy là, một người chưa làm được thì cả một dân tộc đã làm được. Ông ta viết tiếp: “Cụ Hồ chưa bao giờ cạnh tranh về vai trò người sáng tạo chủ nghĩa. Cụ Hồ chưa bao giờ tỏ ra có công đóng góp sáng tạo cho các chủ nghĩa. Cụ Hồ chưa bao giờ đề cập đến Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Xin thưa, không chỉ Cụ Hồ, mà những nhà hiền triết không ai khi sáng tạo khoa học, mục đích lại đặt ra là sản phẩm của họ phải trở thành chủ nghĩa này nọ cả. Từ sản phẩm sáng tạo khoa học, người đời nhận thấy giá trị của nó mà suy tôn là học thuyết hay chủ nghĩa mà thôi. Điều này, hẳn là không phải Ông không biết, phải không?

Ông viết, Việt Nam “không tiên phong trong thực tiễn”, trong hình thái kinh tế - xã hội thì có vẻ đúng, nhưng Việt Nam đã tiên phong trong chống xâm lược, chống những tên đế quốc sừng sỏ; tiên phong đánh rơi pháo đài bay (B.52) của đế quốc Mỹ. Hiện nay, tiên phong trong phòng, chống dịch Covid-19, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Chẳng nhẽ, ông “không biết” sao?

Nguyễn Ngọc Chu viết: Không phải là người sáng tạo ra, thì không nên mất thời gian bàn về nó. Bàn về điều mình không thể tự sáng tạo ra, là đặt mình ngang hàng với người sáng tạo (!). Đây là tư tưởng tự ti. Thực tiễn người sáng tác và người phê bình luôn đồng hành với nhau. Người sáng tác văn học, nghệ thuật cần lắm những người phê bình tác phẩm của mình. Có người phê bình giỏi là đã giúp người sáng tác sẽ có tác phẩm sáng tạo mới có chất lượng hơn đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ của độc giả.

Ông ta khuyên: Đi theo con đường đã nhiều người đi”. Đây là thói ăn sẵn. Như vậy, luôn là người đi sau. Trong khoa học, nếu không có sự sáng tạo, đi con đường nhiều người đã đi là “cùn”, “đường mòn lối cũ”, không có sự sáng tạo. Như vậy, làm gì có sự phát triển được. Vì chỉ là “ăn mót”, bắt trướ mà thôi. Nhiều loại động vật cũng biết làm thế, huống hồ là loài người – động vật cao cấp. Cứ theo cái lý của ông Chu thì loài người lại quay lại thời sơ khai sao? Ông Chu khuyên: Không đi con đường vừa đi vừa mở”. Nếu vậy, thì không có đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển thời chống Mỹ, cứu nước. Thế thì quân dân miền Nam có nhận được sự tiếp tế của hậu phương miền Bắc không? Điều đó có tạo nên sức mạnh tổng hợp giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến này không? Trong xã hội cũng vậy, thấy con đường của nước khác đã đi, kế thừa, phát huy cái hay, khắc phục hạn chế, thiếu sót con đường của họ để có con đường mới chẳng phải cần thiết lắm sao?

     

May 19, 2021

Tân không biết sao?

          Tre Việt - Bài viết: Nguyễn Phú Trọng và con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa, mới đây, đăng trên facebook Việt Tân cho rằng, bài viết của Tổng Bí thư vừa đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng “có quá nhiều “lỗ hổng”, “khập khiễng trong lý luận” (!).

Họ cho rằng, bài viết của Tổng Bí thư: “Chỉ trích nền kinh tế tư bản và đề cao xã hội chủ nghĩa mà không dám thú nhận là các xã hội cộng sản như Việt Nam, Trung Quốc, Liên Xô trước đây… đã bị phá sản kinh tế và phải xoay qua dựa vào các nền kinh tế tư bản giàu có để sống còn và phát triển. Nhiều thập niên qua, Việt Nam, Trung Quốc… đã và vẫn đang còn phải nhờ vào vốn kinh doanh, kỹ thuật và thị trường tiêu thụ của Mỹ cùng các quốc gia tự do, tân tiến khác”. Ai cũng biết, trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày nay, muốn phát triển, không quốc gia - dân tộc nào lại không phụ thuộc vào nước khác. Có thể nói các quốc gia dù giàu hay nghèo, ít nhiều đều phụ thuộc vào nhau; đều là thị trường nguyên liệu, thị trường nguồn nhân lực (sức lao động), thị trường vốn, thị trường tiêu thụ hàng hóa của nhau. Trong quan hệ có đi có lại ấy, các quốc gia đều thu được lợi ích đáp ứng nhu cầu của mình. Không quốc gia nào không thu được lợi ích gì mà vẫn quan hệ làm ăn với nhau cả. Vậy nên, các nước như Việt Nam, Trung Quốc... hay các nước tư bản kêu gọi vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật, công nghệ... đầu tư vào sản xuất thì các bên đều thu được lợi ích. Các nước kêu gọi vốn, công nghệ... giải quyết được việc làm, thu nhập của người lao động, thuế để thực hiện an sinh xã hội. Các nước đầu tư thu được lợi nhuận cao hơn đầu tư ở trong nước. Các nước đi theo chủ nghĩa xã hội kêu gọi vốn, kỹ thuật... của các nước tư bản là đã bắt giai cấp tư sản “cày” trên mảnh đất của mình. Như vậy, ai là chủ đã rõ.

Họ lại viết: “Khai thác những khó khăn của các nước tư bản phương Tây qua đại dịch Covid 19 hiện nay nhằm tô đậm hình ảnh “ổn định” và “phát triển” của các nước theo xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc và Việt Nam là thiển cận và lấp liếm”. Thực tế diễn ra trên thế giới thời gian qua, đã chứng minh tính ưu việt của các nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bằng chứng là, trong đại dịch Covid-19, có rất nhiều kiều bào từ nước ngoài muốn trở về đất mẹ. Vì nơi ấy an bình, họ được chữa trị nếu chẳng may bị nhiễm virus chết người này. Còn ở lại xứ người thì kiều bào không có được sự chăm sóc cần thiết ấy. Vì thế, Nhà nước ta đã có nhiều chuyến bay đến nhiều quốc gia, dang rộng cánh tay đón những người con, đồng bào máu đỏ da vàng của mình về Tổ quốc - đất mẹ thân yêu. Điều này không cần chứng minh. Vì tự nó đã rõ như ban ngày rồi. Chỉ những kẻ giả mù, giả điếc thì mới cố tình không thấy, không biết mà thôi!

Vấn đề trên cũng đã trả lời “lời khuyên” của họ rằng: “nên làm một cuộc thăm dò để xem người dân muốn sống trên quê hương mình hay sẵn sàng đi tới những vùng đất đầy cơ hội phát triển và tôn trọng con người như những xứ tư bản tự do?”. Không cần phải có cuộc thăm dò đã cho thấy, kiều bào bao giờ cũng mong muốn về cội nguồn của mình. Quy luật muôn thủa “Lá rụng về cội”; chẳng nhẽ, Tân không biết sao?

May 18, 2021

“Lượn đi cho nước nó trong”

           Tre Việt - Facebook Việt Tân cách đây ít giờ đăng bài: “Bầu cho cái gì và bầu để làm gì?” đã viết: “có thể nói 99% người Việt Nam không biết mình kỳ này đi bầu để làm gì”. Đó là thói: “Ăn ốc nói mò”. Chẳng có căn cứ nào mà viết bừa thế. Chỉ võ đoán! Họ phàn nàn: Quốc hội không “bàn thảo” “Những đối sách cần thiết để đối đầu với Trung Quốc”. Thật là xuẩn ngốc. Trong thời đại ngày nay - thời đại của hợp tác và đấu tranh, mà còn nói đến “đối đầu”. Khi đã “đối đầu” thì hậu quả sẽ khôn lường, không có người chiến thắng, mà tất cả đều thất bại. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia - dân tộc mà không phải sử dụng chiến tranh, bảo vệ bằng biện pháp hòa bình là không ngoan nhất và cũng khó khăn nhất. 

Bài viết xuyên tạc trên facebook Việt Tân

       Ngày nay, bảo vệ Tổ quốc bằng biện pháp quân sự, bằng bạo lực là lạc hậu rồi. Tất nhiên, để bảo vệ Tổ quốc bằng biện pháp hòa bình thì phải có sức mạnh quân sự để răn đe, nhưng không phải sử dụng đến quân sự mới là thượng sách để giữ nước. Thế mà, họ khuyến khích “đối đầu” là sao? Trong thời đại ngày nay, tất cả các quốc gia muốn phát triển đều phụ thuộc vào nhau, đều là nơi cung cấp nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hóa của nhau. Vấn đề là giữ cho được không lệ thuộc vào bất cứ tổ chức hay nước nào. Cho nên, không thể “đối đầu” mà phải hợp tác. Tất nhiên, trong hợp tác có đấu tranh, trong đấu tranh có hợp tác, vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Hợp tác với những nét tương đồng, đấu tranh với sự khác biệt, với nhận thức còn khác nhau, nhưng không phải bằng biện pháp quân sự.

Họ viết: “nếu nói cái quốc hội này hoàn toàn là của đảng thì sao lại bắt buộc công dân Việt Nam đi bầu? Nó có phải là của công dân đâu!”. Ồ, sao lại “ngây thơ” thế nhỉ? Để có quyền công dân, được đi bầu cử là cả quá trình đấu tranh gian khổ, hy sinh biết bao tính mạng, người Việt Nam mới có được cái quyền quý giá đó. Thế mà giờ họ ngồi sẵn “ăn bát vàng”, nên không thấy giá trị của vàng, cứ ngây thơ nghĩ rằng quyền đó tự đến với mình chắc, nên giờ đây lại khước từ. Điều đó  cho thấy thái độ vô cảm, sự thiếu lương tâm đối với các bậc tiền nhân, thế hệ ông cha đã đánh đổi bằng xương máu, tính mạng mới có được, mà giờ họ lại thờ ơ, chối bỏ quyền công dân của mình. Thật là cạn lời với những kẻ “hình người óc ch*”. Họ nói Quốc hội không phải của công dân, tại sao luật pháp khi được Quốc hội xây dựng, chế tài đó mọi công dân đều được áp dụng và bình đẳng như nhau? Chưa hết, họ cho rằng, việc đi bầu cử đại biểu Quốc hội là “Nhục”, nếu kẻ nào cho là như thế thì mau mau “lượn đi cho nước nó trong”./.

May 14, 2021

Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2020 của Mỹ nhận định thiếu khách quan về Việt Nam

Ngày 13/5, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước Báo cáo Tự do tôn giáo Quốc tế của Mỹ năm 2020, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định:

Việt Nam ghi nhận việc Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2020 của Bộ Ngoại giao Mỹ đã đề cập đến những nỗ lực của Việt Nam trong trong việc đảm bảo và thúc đẩy đời sống tôn giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, Báo cáo vẫn đưa ra một số nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam.

Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và thực hiện
nhất quán chính sách bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,
 tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo
 của người dân
(Ảnh Minh họa)

Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và thực hiện nhất quán chính sách bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, đảm bảo sự bình đằng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật. Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi.

Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi thẳng thắn, cởi mở và trên tinh thần xây dựng với Mỹ về những vấn đề còn có sự khác biệt để tăng cường hiểu biết và đóng góp vào sự phát triển của quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước./.

                                                                                                      (Nguồn VOV.VN)

Chỉ là trò “đánh tráo khái niệm”

           Tre Việt - Trang facebook Chân Trời Mới Media mới đăng bài của Đỗ Ngà với tựa đề: “Một quy định ngu dốt hay gian manh?”. Trong đó, Đỗ Ngà đã lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng viết: “bầu cử là quyền và nghĩa vụ của cử tri” để cho rằng: không có hành động nào “vừa là quyền vừa là nghĩa vụ”. Mặc dù, khoản 1, Điều 15, Hiến pháp 2013 quy định: “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân”, nhưng ông ta cho rằng, “Câu này rất mơ hồ”. Đỗ Ngà dùng trò “đánh tráo khái niệm” hòng dẫn dắt người đọc theo ý xấu của mình.

          Thật vậy. Ai cũng biết, bầu cử của nhân dân ta, không phải tự nhiên mà có, mà phải trải qua quá trình đấu tranh gian khổ, lâu dài, đến ngày 06/01/1946 nhân dân ta mới lần đầu tiên được thực hiện quyền công dân của nước tự do, độc lập - đi bầu cử. Từ đó đến nay, nhân dân ta đã trải qua 14 kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội, ngày 23/5 tới đây đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đó không phải là quyền sao? Trong bầu cử, tất cả cử tri đều có quyền đi bầu cử; cư tri nào già yếu, ốm đau... không tự đến nơi bỏ phiếu được thì tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ đến tận nơi để cử tri thực hiện quyền công dân của mình. Đó là quyền của cử tri.

Khi bầu cử, cư tri phải có trách nhiệm với lá phiếu của mình, thực hiện đúng Luật Bầu cử, lựa chọn người xứng đáng hơn trong số những người xứng đáng để bầu vào cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước và ở địa phương. Đó là nghĩa vụ công dân. Vậy là, bầu cử là quyền và nghĩa vụ của cư tri như các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin là phù hợp.

          Thế mà Đỗ Ngà lại đánh tráo. Cứ theo cái lý của ông ta thì hoặc là chỉ có quyền, hoặc chỉ có nghĩa vụ chứ không có vừa quyền, vừa nghĩa vụ. Đó là suy nghĩ thiển cận của kẻ có lòng dạ hẹp hòi: chỉ đòi hỏi quyền mà không thấy nghĩa vụ, trách nhiệm của mình với người khác; hoặc của người tự ti: chỉ thấy nghĩa vụ, trách nhiệm mà không thấy quyền của mình. Trong từng gia đình, mỗi thành viên vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ, không thành viên nào chỉ đòi hòi quyền mà không thấy nghĩa vụ, trách nhiệm của mình; ngược lại, không thành viên nào chỉ chấp nhận nghĩa vụ, trách nhiệm mà không đòi hỏi quyền của mình cả. Từng thành viên vừa thực hiện quyền, vừa thực hiện nghĩa vụ một cách hài hòa thì gia đình mới êm ấm, hạnh phúc. Suy rộng ra trong xã hội cũng vậy, phải: mình vì mọi người (trách nhiệm, nghĩa vụ), mọi người vì mình (quyền). Thế mà, Đỗ Ngà lại viết không có hành động nào “vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ” là sao? Đó là trò “đánh tráo khái niệm” hòng dẫn dụ người đọc theo ý xấu của mình. Đó là thói xấu cần vạch mặt./.

Xử lý nghiêm những người lơ là để cả xã hội vất vả

         Tre Việt - Vậy là sau kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 01/5, đất nước ta đang phải đối mặt với làn sóng bùng phát dịch Covid-19 thứ tư do những biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 gây ra. Dịch bệnh đã lây lan nhanh ra nhiều tỉnh, thành phố, diễn biến rất phức tạp, nguy hiểm, xuất hiện ở nhiều nơi, như: bệnh viện, trường học, khu công nghiệp, khu dân cư. Chỉ tính từ ngày 29/4 đến ngày 13/5, đã có 26 tỉnh, thành phố trong cả nước ghi nhận có các ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. Đã có hơn 640 ca dương tính, hàng chục nghìn người đang phải cách ly tập trung và nhiều hơn thế số người đang phải thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội. Một lần nữa đội ngũ những người làm nhiệm vụ trên tuyến đầu chống dịch, như: nhân viên y tế, lực lượng vũ trang,… lại phải làm việc cật lực, không quản ngày đêm để phong tỏa, khoanh vùng, truy vết, tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, đưa đi cách ly, v.v. Nhiều địa phương đã phải kích hoạt trở lại các biện pháp phòng dịch ở mức độ cao nhất, kèm theo đó, các hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,… lại bị đình trệ. Có thể thấy rằng, mỗi lần dịch bùng phát là một lần toàn xã hội phải vất vả, lao đao!  

Nguyên nhân đợt dịch bùng phát lần này có cả chủ quan và khách quan. Song một nguyên nhân nổi lên đó là: một bộ phận nhân dân, trong đó có cả cán bộ, đảng viên đã chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch. Nhìn hình ảnh các bãi biển, chợ đêm, sân bay, tụ điểm vui chơi, giải trí,… trong kỳ nghỉ lễ đông nghịt người, nhiều người đã tự hỏi nếu không may trong đó có một người bị nhiễm bệnh thì không biết hậu quả sẽ ra sao? Lường trước sự việc có thể xảy ra, nhiều địa phương trong đó có Hà Nội đã yêu cầu tất cả các công dân trở về Thủ đô sau kỳ nghỉ lễ phải khai báo y tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ của địa phương chủ quan, đơn giản; có những công dân không trung thực, trốn tránh khai báo y tế,… dẫn đến để dịch bệnh lây lan cho cộng đồng. Chính vì thế, đã có không ít cán bộ, đảng viên bị xử lý, kiểm điểm, phê bình, thậm chí, có trường hợp bị xem xét khởi tố trách nhiệm hình sự do chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch.

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, chung tay của nhân dân, dịch bệnh rồi sẽ dần bị khống chế, đẩy lùi. Song vẫn cần lắm ý thức tự giác chấp hành quy định phòng, chống dịch của mỗi người dân và cả cộng đồng. Mỗi địa phương, cơ sở, gia đình phải trở thành một pháo đài chống dịch. Đặc biệt, cần xử thật nghiêm minh đối với những cá nhân, tổ chức chủ quan, lơ là làm cả xã hội phải vất vả, để làm bài học giáo dục, răn đe đối với những ai chỉ biết đề cao cái tôi, lợi ích cá nhân mà không nghĩ đến cộng đồng, xã hội./.

 

 

May 13, 2021

“Quay đầu là bờ”

        Tre Việt - Tạ Duy Anh vừa có bài “Nhạy cảm” đăng trên trang facebook Tiếng Dân News; trong đó, ông ta “chia sẻ” với “nhiều bạn ngỏ ý muốn biết để có thể làm nghề biên tập sách (ở Việt Nam) thì cần nhất năng lực gì?”. Tạ Duy Anh viết: “Hy vọng những gì tôi chia sẻ cũng là câu trả lời các bạn”. Đọc toàn bài viết, câu  trả lời toát lên là phải tránh sự “nhạy cảm”. Mà thế nào là “nhạy cảm”, ông ta liệt kê lô xích sông ví dụ mà theo ông ấy là không có trường lớp nào dạy cả.

Đọc những “chia sẻ” của Tạ Duy Anh, Tre Việt cứ phải ngoáy tai liên tục. Khi xã hội còn phân chia giai cấp, giai cấp nào cầm quyền thì toàn bộ bộ máy của nhà nước ấy đều phục vụ giai cấp cầm quyền. Đó là lẽ đương nhiên. Ở Việt Nam, giai cấp công nông và đội ngũ trí thức đang xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh dưới sự lãnh đạo của Đảng, nên những ai ủng hộ sự nghiệp đấy đều là đối tác; những kẻ nào chống lại sự nghiệp, mục tiêu đó đều là đối tượng phải đấu tranh. Điều này đã được Đảng ta công khai với bàn dân thiên hạ, không có gì úp mở cả. Chiều theo tuyên ngôn đó, thì bất kể kẻ nào chống lại sự nghiệp, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dưới bất cứ hình thức nào đều phải đấu tranh. Họ lợi dụng sáng tác văn học, nghệ thuật, báo chí, để cài cắm những tư tưởng, ý định chống lại con đường mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn là rất tinh vi, thâm độc, mà một trong những nhiệm vụ của các biên tập viên là phải phát hiện, kịp thời ngăn chặn thì Tạ Duy Anh cho đó là “nhạy cảm”. Toàn bộ sách, báo, văn học, nghệ thuật của Nhà nước ta đều phải có tính đảng, tính giai cấp, tính giáo dục, tính thẩm mỹ, nếu thiếu một trong những tính đó thì đều không đủ điều kiện để xuất bản. Lẽ nào, một người sáng tác như Tạ Duy Anh lại “quên” điều sơ đẳng đó sao? Không. Tạ Duy Anh không “quên” mà đang cổ súy cho khuynh hướng sáng tác đi ngược lại những điều đó. Một số sáng tác của Tạ Duy Anh thời gian vừa qua cho thấy rõ điều ấy. Vậy là Tạ Duy Anh đã tự mình không đi chung con đường của toàn thể nhân dân lao động Việt Nam, mà đi con đường riêng của những kẻ trở cờ.

Thật tiếc cho một người có khả năng sáng tác, nhưng không sáng tác vì quảng đại quần chúng nhân dân, mà chỉ nhằm phục vụ cho số ít, của thiểu số, của những kẻ không vì độc lập, tự do, hạnh phúc của đồng bào mình. Hãy tỉnh ngộ! Bởi “quay đầu là bờ” Tạ Duy Anh ạ!

 

 

 

Thói “ăn theo nói leo”

Tre Việt – Ngày 11/5/2021, Facebook Việt Tân có bài “Dân biểu lưỡng đảng Mỹ giới thiệu đạo luật nhân quyền trước ngày nhân quyền cho Việt Nam”. Trong đó loan tin, một nhóm các thành viên lưỡng đảng thuộc Hạ viện Mỹ gồm: Chris Smith, Zoe Lofgren, Alan Lowenthal vừa giới thiệu một đạo luật về nhân quyền (HR 3001), nhằm buộc các quan chức Việt Nam “phải chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đồng thời giúp ưu tiên bảo vệ các quyền tự do và phát triển nhà nước pháp quyền ở Việt Nam”. Trong 11 buổi điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam, Dân biểu Smith “nổ” to nhất với khẩu hiệu: “Tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do internet, các công đoàn độc lập, việc bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái khỏi bị buôn bán, và những tiến bộ trong nhà nước pháp quyền phải là những thành phần thiết yếu của bất kỳ nỗ lực nào do Hoa Kỳ dẫn đầu nhằm đảm bảo rằng Việt Nam và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.

Đạo luật này không xa lạ gì với nhiều người Việt Nam. Đây là “tối kiến chính trị” của một nhóm dân biểu Mỹ, nòng cốt là “03 ông đầu đen” nói trên. Các phiên bản của nó đã được Hạ viện Mỹ thông qua ba lần, vào các năm 2004, 2008 và 2013; tuy nhiên, với tầm nhìn rộng hơn, xác thực hơn, các nghị sĩ tại Thượng viện Mỹ đã vứt nó vào sọt rác. Đành rằng, trong hoạt động chính trị, ở mỗi cấp, mỗi tầm rất cần có những sáng kiến để mang lại lợi ích cho cộng đồng, nhân loại. Nhiều sáng kiến như: Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương do Chính phủ Ấn Độ khởi xướng; Sáng kiến quốc gia thông minh của Singapore; Sáng kiến SALPIE - vành đai mới của Mỹ; Sáng kiến vì một Châu Á già hóa Khỏe mạnh do Việt Nam đề xuất,… đang mang lại diện mạo mới cho bạn bè quốc tế, nhân dân các nước có cuộc sống thịnh vượng. Bên cạnh đó, cũng có nhiều “sản phẩm tồi”; trong đó, “sáng kiến” về Đạo luật nhân quyền cho Việt Nam nói trên là một sản phẩm như thế. Rõ ràng là chất lượng sản phẩm rất kém nên cả 03 lần đào lên đều bị chôn xuống, vứt vào sọt rác. Đến thời Tổng thống Donald Trump, với nhãn quan chính trị đa chiều, trung thực hơn, ông Trump đánh giá khách quan hơn rất nhiều về thực trạng nhân quyền ở Việt Nam và cũng bày tỏ rõ ràng quan điểm về những sản phẩm chính trị tồi tệ đó thì đừng có đưa vào chương trình nghị sự của lưỡng viện làm gì cho rác nhà. Do đó, hơn 8 năm qua, đạo luật nhân quyền này nằm chết trong tủ cho đến khi Tổng thống Joe Biden lên lãnh đạo nước Mỹ. Trong thông cáo báo chí phổ biến ngày 24/02/2021 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Antony Blinken tuyên bố vấn đề nhân quyền được đặt là trung tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ và Chính quyền Tổng thống Joe Biden cam kết thực hiện một chính sách đối ngoại hợp nhất với các giá trị dân chủ và chú trọng đến bảo vệ dân chủ và nhân quyền. Vậy là, đang “chết đuối vớ được cọc”, nhóm dân biểu nói trên lại thổi hồn cho “thây ma” đã chết rữa cách đây 8 năm một lần nữa; hòng làm cho cái thây ma đó “sống lại”. Thật là khôi hài!.

 Những slogan kiểu đó nhằm tạo sự chú ý và thổi thêm chút hy vọng cho giới “dân chủ” tăng thêm tinh thần đấu tranh trong bối cảnh thoái trào toàn diện. Nhưng kết cục rồi sẽ như những lần trước, đều vô vọng mà thôi. Đó là cái kết cho thói “ăn theo nói leo”./.

 

May 12, 2021

Hãy chung tay bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam

         Tre Việt - Xung quanh việc hãng xe hơi VinFast yêu cầu làm rõ hành vi thông tin sai sự thật của chủ kênh YouTube Gogo TV đang thu hút sự chú ý của dư luận mấy ngày gần đây, trang Facebook Việt Tân liền “chộp” lấy sự kiện này,  từ ngày 6/5/2021 đến nay,  họ đã đăng hàng loạt bài nói xấu hãng xe VinsFast, như: Vingroup kinh doanh bằng tư duy khủng bố; sự khác biệt của xứ người và xứ ta; chuyện VinFast sai bảo công an là một định chế mang tính hệ thống tại Việt Nam; cách ứng xử khác nhau của 2 nền văn hóa,… và mới đây nhất là bài “Vụ xe Vinfast: một xã hội bất ổn, một đất nước cai trị bởi tư bản đỏ” đăng ngày 11/5/2021. Trong đó, bằng việc so sánh với các hãng ô tô nổi tiến trên thế giới, Việt Tân cho rằng, đối với khách hàng Vinfast có cách hành xử lưu manh, sặc mùi khủng bố của búa liềm; đã sao chép cách cai trị xã hội của người cộng sản vào trong công việc kinh doanh do mình điều hành; tìm cách bịt miệng khách hàng; dùng kiểu “gắp lửa bỏ tay người”, dùng quyền lực của mình để uy hiếp người dùng theo kiểu “cả vú lấp miệng em”,… cùng nhiều bình luận tiêu cực, chụp mũ, cố tình hạ uy tín, làm cho dư luận hoang mang, xói mòn lòng tin đối với hãng xe Việt. 

        Câu chuyện, ông Trần Văn Hoàng phàn nàn về chất lượng cái xe mà ông mua của hãng Vinfast (đăng tải kênh Youtube Gogo) và những phản ứng của hãng sau khi đoạn video này đăng tải đã được nhiều báo, đài phản ánh. Nhưng qua theo dõi, Tre Việt cho rằng:

Một là, hãng sản xuất và người tiêu dùng cần xây dựng lòng tin để cùng phát triển. Thực tế, hãng VinFast vừa mới gia nhập thị trường ô tô, chủ yếu bán cho khách hàng trong nước. Trong thời gian ngắn, nhưng Vinfast đã tập trung nguồn lực tạo ra sự thần kỳ về xây dựng nhà máy, sản xuất, bán hàng và xây dựng hệ sinh thái, hậu mãi phục vụ người tiêu dùng trong nước; giới thiệu được nhiều mẫu xe phù hợp với người dân, nhất là mẫu Fadil đã liên tục đạt doanh số đứng top đầu phân khúc ô tô hạng A tại thị trường Việt Nam. Đặc thù của sản xuất ô tô yêu cầu vốn lớn, kỹ thuật cao, nhân lực mạnh, hậu mãi tốt. Mặc dù, có thể khắc phục được vốn và kỹ thuật, nhưng tân binh Vinfast tất yếu thiếu kinh nghiệm sản xuất ô tô; việc đào tạo nhân lực tốt cho chuỗi hoạt động từ sản xuất đến bảo hành là điều rất khó khăn, không tránh khỏi thiếu sót. Dẫn tới phát sinh một số lỗi nhỏ trên sản phẩm; đồng thời, năng lực bảo hành, bảo trì, xử lý sự cố của hệ thống showroom chưa cao, thiếu kinh nghiệm khắc phục sự cố và ứng xử với khách hàng sẽ dễ dàng phát sinh xung đột về lợi ích. Vì yêu hãng xe Việt, khách hàng bỏ ra món tiền lớn trên 01 tỷ đồng để mua xe mà không đạt được như kỳ vọng sẽ dẫn tới bức xúc; có cách hành xử thiếu kiên nhẫn (đăng tải các lỗi trên) gây hiểu nhầm cho người khác, làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu. Việc hãng nhờ công an xác minh chỉ là để “trả lại tên cho em” – đâu phải khủng bố khách hàng, cả vú lấp miệng em, chèn ép người tiêu dùng. Do đó, các bên cần kiên trì, kiên nhẫn, xây dựng lòng tin để mang lại lợi ích cao nhất cho người tiêu dùng.

Hai là, hãy thận trọng khi đăng tải tin tức trên mạng xã hội. Liên quan đến lợi ích của các bên, của tổ chức, cá nhân là vấn đề rất nhạy cảm. Mọi thông tin cần phải kiểm chứng thật chính xác, nhất là những bình phẩm bằng lời và hình ảnh rất dễ sai xót, gây hiểu nhầm. Nhiều tấm gương đã bị phạt tiền lớn do đăng tải, bình luận thông tin bịa đặt. Bên cạnh đó, mỗi việc làm của chúng ta có thể bị thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc gây mấy đoàn kết, thiệt hại cho tất cả các bên, chúng đứng giữa – “ngư ông đắc lợi”.

Ba là, mỗi người dân cần có trách nhiệm bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh không thể xuất phát từ việc từng gia đình trồng lúa mà phải xuất phát từ các doanh nghiệp. Doanh nghiệp tạo ra công ăn, việc làm cho nhân dân; làm ra của cải, vật chất quy mô lớn; đưa tên tuổi nước nhà ra trường quốc tế thông qua hàng hóa, sản phẩm,… góp phần bảo đảm an sinh xã hội, nâng tầm vị thế đất nước. Khát vọng xây dựng doanh nghiệp lớn, thương hiệu mạnh để nâng tầm Việt Nam của các doanh nhân, như: Phạm Nhật Vượng, Trần Đình Long, Nguyễn Thị Phương Thảo, Hồ Hùng Anh, Trần Bá Dương,… cần được nhân dân tôn vinh, ủng hộ. Thành lập doanh nghiệp đã khó, sống được còn khó hơn, hàng năm có hàng trăm nghìn doanh ghiệp thành lập mới, nhưng cũng có hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản; mục tiêu đạt 01 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020 của Việt Nam đã không thành công. Vì vậy, hãy chung tay bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam./.

 

May 11, 2021

Cảm ơn “lời khuyên”

      Tre Việt – Linh mục Lê Quốc Thăng (Thư ký Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam) cách đây ít giờ viết cái gọi là “tâm thư” gửi người cộng sản đăng trên trang faceboock Việt Tân; trong đó ông ta viết: “Tôi kêu gọi những anh chị em đồng bào của tôi đang theo chủ nghĩa vô thần, những người là đảng viên cộng sản, những người nhờ đó mà nắm giữ mọi quyền bính trên Tổ quốc Việt Nam này từ Tổng Bí thư đến cán bộ xã, những anh em dân phòng. Hãy ngừng và từ bỏ ngay chủ thuyết vô luân này”(!). 

Có thể hiểu lời “kêu gọi” này là một “lời khuyên”. Nhưng ông ta đã “quên” tôn trọng sự khác biệt, khác biệt ấy không làm tổn hại đến cá nhân, tổ chức khác, đến lợi ích chung của cộng đồng. Chính vì có sự tôn trọng khác biệt ấy, trên đất nước ta mới cùng lúc tồn tại nhiều tôn giáo, người nào theo tôn giáo nào thì có niềm tin vào triết lý của tôn giáo ấy. Công giáo tin vào Chúa, Phật giáo tin vào Phật,... người không theo tôn giáo nào thì được gọi là vô thần. Vậy thôi. Trong sự khác biệt ấy, không ai có quyền vì niềm tin tôn giáo của mình, hay vô thần mà xúc phạm, phỉ báng đến niềm tin hay không có niềm tin vào thần linh nào đó của người khác. Thế mà nhân danh là linh mục Công giáo, đảm nhiệm chức Thư ký Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam mà Lê Quốc Thăng lại “quên” điều sơ đẳng đó là sao? Đó chắc chắn không phải là nhận thức. Vì đã là linh mục, đảm nhiệm chức vụ Thư ký “o đùng” thì không thể nào không hiểu kiến thức i, t như thế. Đấy chỉ có thể là “tâm tối” nên mới thốt lên những lời “tiên tri” mang tính nguyền rủa của kẻ văn hóa lùn như thế này: “Trả cho dân quyền làm người, quyền sở hữu và quyền công dân. Nếu không chạy không kịp đâu. Quý vị biết rõ sự bấp bênh của thể chế chính trị này mà” (!). Vì thế, cảm ơn “lời khuyên” của ngài Linh mục./.

May 10, 2021

Tại sao không?

          Tre Việt – Ngày 6/5/2021, trong bài “Chuyện gì Bác cũng có mặt”, trang Facebook Việt Tân sử dụng câu khẩu hiệu chộp được trong một bệnh viện là “Khoa nội – Khoa làm theo lời Bác” để dẫn dắt dư luận, bêu xấu cách làm của y, bác sĩ, như: “vào bệnh viện mà thấy họ chữa bệnh theo lời Bác thì chẳng thà về nhà uống... Xuyên Tâm Liên!”; “Làm theo lời Bác??? Thà chết còn hơn!!!!”; “Ừ! Cứ làm theo Bác đi rồi xuống lỗ cả đám”,… và rất nhiều bình luận tiêu cực, xuyên tạc.

Việc học tập và làm theo Bác là chủ trương lớn của Đảng được triển khai từ nhiệm kỳ Ðại hội X đến nay thông qua các chỉ thị của Bộ Chính trị: Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 07/11/2006 về tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với những nội dung cụ thể, rõ ràng để cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân học tập nhằm hạn chế biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên và thúc đẩy khả năng sáng tạo, tinh thần tự lực, tự cường, vì cộng đồng của cán bộ và nhân dân. Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh không phải là cái có thể “bịa” ra được; đó là sự kết tinh cả một đời hoạt động, phấn đấu không mệt mỏi của một thiên tài vì dân, vì nước, không gợn chút riêng tư. Với mỗi ngành, mỗi giới, mỗi tầng lớp Nhân dân Việt Nam luôn được Bác dành nhiều thời gian, tâm huyết, trí tuệ và tình cảm quan tâm, hướng dẫn hoạt động và phát triển. Mặc dù rất bận rộn, nhưng Bác đã dành rất nhiều thời gian để thăm và làm việc với Ngành Y tế, như: năm 1954, thăm các bác sĩ Ngành Quân y; năm 1955, nói chuyện với giảng viên, sinh viên Trường Đại học Y Dược Hà Nội; năm 1964, nói chuyện thân mật với giáo sư, bác sĩ Trần Hữu Tước và các trí thức Ngành Y tế, v.v. Bác thăm các cơ sở khám chữa bệnh, như: Viện Quân y Hải Phòng (tháng 5/1957); Viện Mắt Trung ương; Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện Thành phố Nam Định (ngày 22/5/1963); Bệnh xá Vân Đình (Hà Tây cũ) (ngày 20/4/1963), v.v. Đặc biệt, Bác nhiều lần căn dặn cán bộ công tác trong Ngành Y tế: “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu” (Thư gửi Hội nghị Quân y, tháng 3/1948); đặc biệt, trong thư gửi cán bộ y tế toàn quốc năm 1955, Bác viết: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe của đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ phải thương yêu, phải săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn như mình đau đớn. “Lương y phải như từ mẫu”, câu nói đó rất đúng”. Nghề Y là một nghề rất đặc biệt và cao quý trong xã hội. Người thầy thuốc phải luôn đặt đạo đức nghề nghiệp lên trên hết. Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác từng dạy: “Không có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người. Không có nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức”. Trước tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường vấn đề y đức lại càng được nhắc đến nhiều hơn; vì đây là giá trị cốt lõi của những người làm công tác y tế. Y đức được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, sự tận tụy phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh như chăm lo cho những người thân yêu trong gia đình của mình - làm theo lời Bác là như vậy.

Để xây dựng một nền y tế độc lập, tự cường, Bác dặn:1) Phải nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân vô điều kiện; 2) Cần trau dồi tư tưởng và đạo đức của người cán bộ trong chế độ dân chủ, yêu nước, yêu dân, yêu nghề, đoàn kết nội bộ, thi đua học tập, thi đua công tác; 3) Phải nâng cao trình đội chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ của thầy thuốc thông qua việc tích cực, chủ động tự học tập, tự nghiên cứu trau dồi kiến thức y học, y sinh, làm chủ phương tiện khám, chữa bệnh; 4) Xây dựng các cơ sở, trung tâm và toàn Ngành Y tế vững mạnh. 

Vài dòng không thể kể hết tư tưởng, tình cảm của Bác đối với Ngành Y tế. Bác không chỉ chăm lo cho y tế nước nhà trong giai đoạn khó khăn, mà lo đến tương lai, sự phát triển; chăm lo cho vun trồng cái gốc của nghề nghiệp – y đức; tất cả vì hạnh phúc của Nhân dân. Học và làm theo lời Bác để qua đó, mỗi cán bộ, nhân viên Ngành Y tế tự đánh giá bản thân, để cố gắng hơn nữa với trọng trách quan trọng của người làm công việc trị bệnh cứu người, không ngừng phát huy nhiều hơn nữa về đạo đức, y đức, phẩm chất của người thầy thuốc. Học Bác đâu phải học cầm dao mổ, bơm tiêm, bó bột,… mà học cái y đức, học cách xây dựng Ngành Y tế ngày càng vững mạnh. Như thế thì tại sao không học theo Bác?./.

 

May 8, 2021

Suy diễn thiển cận

 

Tre Việt – Ngày 07/5, trang facebook Việt Nam Thời báo đăng bài “Khát vọng giải quyết bằng máu” của Hoàng Lan Mộc Châu. Nội dung bài viết đã trích dẫn câu “đường vinh quang xây xác quân thù” trong bài Quốc ca và liên hệ với lịch sử cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước rồi suy diễn, xuyên tạc, bôi nhọ uy tín, thanh danh của Đảng, của dân tộc. Đơn cử như đoạn viết: “khát vọng giải phóng miền Nam được thỏa mãn bằng xương máu của hàng triệu thanh niên sinh Bắc, tử Nam và hàng trăm ngàn chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa”.

Trước hết, cần thấy rằng, độc lập dân tộc là khát vọng từ ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam. Để đất nước ta hoàn toàn được độc lập, tự do như ngày nay chưa bao giờ là đơn giản, dễ dàng với dân tộc ta. Bởi, lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước cho thấy, đất nước ta đã phải gánh chịu không biết bao nhiêu cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc, của quân Nguyên - Mông, của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, v.v. Và mỗi lần bị xâm lược thì không có con đường nào khác là nhân dân ta phải đồng lòng, quyết tâm đứng lên kháng chiến, “lấy sức ta để tự giải phóng cho ta”, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Nhưng cái giá phải trả để có hòa bình, độc lập, tự do không hề rẻ chút nào! Bởi, có biết bao những người con kiên trung của dân tộc đã anh dũng chiến đấu, hy sinh hoặc bỏ lại một phần máu, thịt trên chiến trường. Và sự hy sinh, xương máu đó hoàn toàn vinh quang, được Đảng, Nhà nước, nhân dân ghi nhận, tôn vinh. Ngày nay, khi đất nước hòa bình, Đảng, Nhà nước, Quân đội ta đã đặc biệt quan tâm, có các chính sách động viên, khích lệ nhằm bù đắp phần nào những mất mát hy sinh ấy. Cũng chính vì hiểu được giá trị của hòa bình, nên trong suốt những năm qua, Việt Nam luôn trân trọng hòa bình, tích cực đóng góp để duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực cũng như trên thế giới.

Các thế hệ người Việt Nam luôn tự hào về truyền thống yêu nước, đoàn kết, đồng lòng, không bị khuất phục trước bất kỳ thế lực xâm lăng nào của dân tộc. Vậy nhưng Hoàng Lan Mộc Châu đã cố tình phớt lờ, không chịu thừa nhận những giá trị nhân văn, cao cả đó mà lại đi suy diễn lịch sử một cách thiển cận, bộc lộ bản chất của một kẻ hèn nhát, đáng xấu hổ./.

May 6, 2021

Có đúng là mò kim đáy biển


Tre Việt – Sau khi Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại Cổ phần quân đội tổ chức buổi gặp mặt báo chí giới thiệu và phát động cuộc thi báo chí với chủ đề “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”, ngày 02/5, trang facebook Việt Tân có bài “cuộc thi mò kim đáy biển?” của Phạm Nhật Bình; cho rằng, tìm được những bài viết có sức thuyết phục sẽ như mò kim đáy biển, không có ai dự thi, mang tính chất hoạt động phong trào trong những lúc vô công rỗi nghề.

Lịch sử chính trị của các chính đảng trong thế giới cận, hiện đại đã chứng minh, bất kỳ chính đảng nào ra đời cũng có chủ nghĩa của nó; chính đảng muốn mạnh và phát triển bao giờ cũng phải bảo vệ chủ nghĩa “làm cốt” và xây dựng nền tảng lý luận khoa học dẫn đường. Nếu không, chính đảng ấy sẽ mất phương hướng, “lúng túng như nhắm mắt mà đi” và tất yếu, cách mạng sẽ khó thành công, thậm chí thất bại. Trong quá trình phát triển, Đảng lãnh đạo đất nước không tránh khỏi những bất cập, mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn (nhất là đi trên con đường chưa có trong tiền lệ) khiến các thế lực thù địch dựa vào đó để phủ nhận đường lối lãnh đạo của Đảng, phủ nhận những thành tựu của đất nước ta trong hơn 90 năm qua, từ đó phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, đòi đa nguyên, đa đảng, lật đổ chế độ, v.v.

Bên cạnh đó, thực tế cuộc sống sinh động, luôn biến động của xã hội Việt Nam được trên 800 cơ quan báo chí của Việt Nam, chưa kể các cơ quan báo chí nước ngoài đang hàng ngày, hàng giờ phản ảnh trung thực, kịp thời tạo ra một lượng bài viết khổng lồ trên báo in, báo hình và báo điện tử. Cùng với đó là các tương tác với người đọc, lượng bài viết, thông tin trên mạng xã hội cực kỳ lớn làm cho các bài viết liên quan đến nền tảng tư tưởng của Đảng chiếm một tỷ trọng nhỏ nếu xét về số lượng, nhưng ở tầm quan trọng và chất lượng thì đây chính là vàng, là kim cương trong biển thông tin, mang đến cho người đọc sự quý giá vô vàn, có sức mạnh định hướng dư luận, định hướng nhiều hoạt động xã hội, được ví như cánh buồm và bánh lái của con thuyền thông tin vậy.

Do đó, tổ chức cuộc thi lần này là đòi hỏi tất yếu, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để tìm ra những điểm mới, nét mới trong lý luận xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; định hướng vững chắc thông tin, dư luận; kiên quyết đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch; góp phần củng cố, phát triển nền tảng lý luận của Đảng ta; không phải vô công, rỗi nghề nhé.

Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Trong bối cảnh thế giới không ngừng có những diễn biến phức tạp và biến động khó đoán định, luôn đặt ra nhiều tình hình mới, vấn đề mới cần phải trả lời cả về lý luận lẫn thực tiễn; rất cần phải làm rõ những luận điểm nào của Mác và Lênin là đúng, bây giờ vẫn đúng và lâu dài về sau vẫn đúng; những luận điểm nào trước kia đúng, hiện nay đã thay đổi, không còn phù hợp cần phải bổ sung, phát triển,… là những đề tài rất khó, mang tính chuyên sâu; mới nghe thì có vẻ chỉ các chuyên gia, nhà nghiên cứu mới viết được. Nhưng không, trong hoạt động thực tiễn, rất nhiều nhà quản trị, lãnh đạo ở các ngành, lĩnh vực đã và đang nhìn thấy những bất cập, lạc hậu giữa lý luận và thực tiễn, nên đã có rất nhiều giải pháp để giải quyết hài hòa các mâu thuẫn đó và đạt được hiệu quả rất cao. Họ mong muốn khái quát thành lý luận, đóng góp kinh nghiệm, trí tuệ của bản thân vào kho tàng lý luận của Đảng góp phần hoạch định tốt các đường lối chính sách phát triển đất nước. Qua đó, sẽ có rất nhiều cây viết nghiệp dư say mê, tâm huyết với đề tài này có tư duy mới, khám phá mới, có góc nhìn sinh động sẽ đẩy mạnh tổng kết, đánh giá đầy đủ, chính xác thực tiễn, giải đáp kịp thời những vấn đề lý luận do thực tiễn đặt ra – tạo nên số lượng người tham gia đông đảo; tìm thấy bài viết chất lượng cao dễ như lấy đồ trong túi vậy./.

 

May 5, 2021

Khi nào hết cãi

Tre Việt - Ngày 04/5, trang facebook Việt Tân đăng bài: “ngày 5 tháng năm, phiên tòa sơ thẩm xử người vô tội: Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư”, cho rằng, phiên tòa sắp tới đây là một phiên tòa của những kẻ có tội xét xử người vô tội. Tại sao lại như vậy, có phải là án oan? Cần phải xem lại từ gốc vấn đề.

Bài viết xuyên tạc của Việt Tân

Ai cũng biết, gia đình Thêu có “bề dầy truyền thống” - hai đời chống phá, với 04 thành viên, gồm: bản thân Thêu, chồng Trịnh Bá Khiêm, hai con trai Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư. Do Khiêm và Thêu thường xuyên giả dạng và cầm đầu đoàn “dân oan” huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội đi khiếu kiện gây rối an ninh, trật tự an toàn xã hội, nên cả hai vợ chồng đã “được” thụ hưởng án tù vào tháng 9/2014 (Khiêm 18 tháng, Thêu 15 tháng) về tội “chống người thi hành công vụ”. Hạn tù lần thứ nhất có vẻ chưa đủ liều nên thị không ăn năn hối cải làm lại cuộc đời, tiếp tục hoạt động chống đối quyết liệt hơn, trở thành “trùm dân oan” cùng “đám dân chủ”, “dân oan” lê la khắp phố phường để biểu tình gây mất trật tự ở nhiều địa điểm của Hà Nội. Do đó, đến ngày 12/6/2016, Thêu lại bị bắt và thụ hưởng thêm 20 tháng tù giam về tội gây rối trật tự công cộng. Nối nghiệp cha, mẹ, Phương và Tư tiếp tục thực hiện các hành vi chống đối chính quyền; chúng cũng thường xuyên tổ chức đám “dân oan” đi khiếu kiện, hăng hái tham gia, thậm chí cầm đầu các cuộc biểu tình gây rối cùng với nhiều phát ngôn ngông cuồng. Trong đó, Phương đăng tải nhiều “thông điệp” chống phá Nhà nước, vu cáo và bôi nhọ Đảng, chính quyền, xúc phạm lãnh đạo trên các trang mạng xã hội. Thường xuyên gặp mặt các nhà “dân chủ” trong nước bàn cách chống phá chế độ; trả lời phỏng vấn các báo và đài nước ngoài các nội dung xuyên tạc, vu cáo chính quyền; tìm mọi cách gặp đại diện “cấp cao” của các nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam để “thỉnh cầu” ngoại bang,...  nhằm tìm sự hỗ trợ, can thiệp của nước ngoài cho các hành động chống phá đất nước của những kẻ chống đối chính quyền. Tư “non tay nghề” hơn nên hoạt động cơ bản là biểu tình gây rối; hỗ trợ Phương làm, tàng trữ, tuyên truyền, phát tán tài liệu xấu độc có nội dung chống phá Nhà nước. Do đó, ngày 24/6/2020, Công an Thành phố Hà Nội, Công an tỉnh Hòa Bình cùng khởi tố bị can, bắt tạm giam cả 03 mẹ con. Thông tin điều tra ban đầu xác định các bị can có hoạt động soạn thảo, đăng tải, phát tán các video clip, bài viết có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân nhằm chống Nhà nước. Khám xét nơi ở của Thêu và Tư, lực lượng chức năng đã thu giữ được một số đồ vật, tài liệu có nội dung liên quan đến hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước như: “Cẩm nang nuôi tù”, “Phản kháng phi bạo lực”, “Đặt bàn tay lên Việt Nam”, “Chính trị bình dân”, v.v.

Để chạy tội cho những đối tượng trên, “hội đồng dân chủ” trong nước kết nối với các tổ chức truyền thông nước ngoài, như: BBC, RFA, VOA,…  tuyên truyền phản biện, viện dẫn các điều khoản, thông lệ quốc tế để đánh lạc hướng dư luận. Thông qua đó, thỉnh cầu nhiều tổ chức thiếu thiện cảm với tình hình nhân quyền trong nước, như: Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch - HRW), Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, Tổ chức The Project 88,… lên tiếng buộc tội  Việt Nam vi phạm nhân quyền, vi phạm tự do báo chí; từng bước kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Mới đây, ngày 04/5/2021, John Sifton, Giám đốc vận động Châu Á của HRW đưa ra thông cáo “Cấn Thị Thêu và gia đình bà là những người bảo vệ nhân quyền trực ngôn ở Việt Nam”, “Chính quyền Việt Nam cần lắng nghe người dân như những người trong gia đình can đảm này, thay vì tống giam họ”(!). Trong thời gian tạm giam, các thông tin của bị can thường được giữ kín để tạo thuận lợi cho quá trình điều tra; đây là thời gian tạo nên nhiều trường phái dư luận từ sự kêu cứu của bị can, và sự can thiệp của các thế lực thù địch, nhất là để chạy tội cho những đối tượng cộm cán như mẹ con Thêu. Thực, hư thế nào sẽ được phơi bày trong phiên tòa ngày 05/5/2021, khi mọi nhân chứng, vật chứng, những tranh luận của luật sư và công tố viên được thể hiện rõ ràng dưới con mắt của công chúng, công luận./.

 

 

May 4, 2021

Luận điệu đã cũ


Tre Việt - Trang facebook Việt Tân ngày 03/5 đăng thông tin “Ngày 3 tháng Năm hàng năm là ngày được Liên hiệp quốc chọn để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tự do báo chí và nhắc nhở các chính phủ về bổn phận phải tôn trọng và duy trì quyền tự do ngôn luận theo Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Việt Nam là quốc gia đã ký kết vào bản Tuyên ngôn này nhưng đã vi phạm trầm trọng quyền tự do báo chí nặng nề”. Đây là thông tin hồ đồ, lộng ngôn, không chính xác của Việt Tân. Bởi vì:

Việt Nam là quốc gia luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí cho công dân. Điều đó được thể hiện rõ trong các quy định của pháp luật. Hiến pháp 2013 đã ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25). Hay trong Luật Báo chí 2016 đã ghi: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí,…”. Trong suốt sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn xác định và nỗ lực bảo đảm, thực thi tốt nhất quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân. Xác định đây là giải pháp quan trọng để khơi dậy, phát huy ý chí, nguyện vọng, trí tuệ, sức mạnh tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Bằng chứng là, ở Việt Nam hiện nay có hàng nghìn cơ quan báo chí, hàng chục nghìn nhà báo được cấp thẻ hoạt động. Đội ngũ các cơ quan báo chí, nhà báo đã, đang có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Không những thế, Việt Nam còn là thành viên tích cực, có trách nhiệm của các tổ chức, diễn đàn quốc tế về nhân quyền. Gần đây nhất, Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (tháng 4/2021). Trong đó, đã đề xuất và chủ trì tổ chức 04 sự kiện ưu tiên. Đi cùng với các sự kiện này, Việt Nam đã chủ trì xây dựng và thúc đẩy thông qua 03 văn kiện của Hội đồng Bảo an, có 02 tuyên bố chủ tịch và 01 nghị quyết. Trong tháng Chủ tịch của Việt Nam, Hội đồng Bảo an cũng đã phản ứng rất kịp thời trước những vấn đề nảy sinh, đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế như tại Syria, Palestine hay Myanmar,… góp phần duy trì hòa bình, bảo đảm quyền con người, phát triển bình đẳng, tiến bộ. Thực tế này đã được nhân dân Việt Nam, cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Mặc dù được sống, công tác, làm việc trong xã hội tiến bộ như vậy, song  một bộ phận công dân đã không biết trân trọng điều đó, mà còn lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có những hành động vi phạm pháp luật nghiêm trọng, như: làm, tàng trữ, phát tán tài liệu chống phá, lật đổ Nhà nước; xâm hại lợi ích quốc gia, dân tộc, làm phương hại danh dự, nhân phẩm người khác và ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức cộng đồng, trật tự, an toàn xã hội. Chính những cá nhân được Việt Tân nêu ra, như: Phạm Đoan Trang, Phạm Thành, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Văn Hóa,… là những con người như thế. Tội lỗi của họ đã quá rõ ràng, được cơ quan thực thi pháp luật điều tra, xét xử với những bản án khách quan, nghiêm minh. Nhưng Việt Tân và các thế lực thù địch, phản động, bất mãn chính trị vẫn lợi dụng những luận điệu đã cũ mèm này để công kích, chống phá chế độ một cách vô liêm sỉ./.

 

 

May 3, 2021

Giá trị lịch sử của Chiến thắng 30/4 tồn tại mãi với thời gian

          Tre Việt - Đã thành thông lệ, cứ đến dịp 30/4  hằng năm, một số đài, báo và các trang mạng nước ngoài, vốn không có thiện cảm với chế độ chính trị hiện nay ở Việt Nam lại đăng các bài viết, bài phỏng vấn những kẻ chống cộng cực đoan ở hải ngoại, hoặc một vài kẻ “trở cờ” ở trong nước, tìm mọi cách khuấy đảo, thổi phồng lên sự thù hận với các lý lẽ, luận điệu phi lý, ngụy biện, sống sượng để phủ nhận giá trị Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (ngày 30/4/1975), cũng như xuyên tạc bản chất, tính chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta.

Bài viết xuyên tạc trên face Việt Tân

          Cách đây ít giờ đồng hồ, trang facebook Việt Tân đăng bài: “30 tháng Tư không phải là ngày giải phóng” của GS, BS Nguyễn Văn Tuấn (Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan - Sydney), xuyên tạc rằng: 30/4 là một ngày lịch sử. Bốn mươi sáu năm trước đúng vào ngày này, chánh thể Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, và thay vào đó là một thể chế mới mà hậu quả còn kéo dài cho đến ngày hôm nay… Không phải là ngày giải phóng. Có thể nói rằng chế độ mới đã kéo lùi sự tiến bộ của Việt Nam (hay nói đúng hơn là miền Nam Việt Nam) cả nửa thế kỷ. Phải đi vòng quanh các nước như Singapore, Thái Lan và Mã Lai mới thấy Việt Nam mình nghèo và lạc hậu ra sao.

          Đây là sự bôi nhọ lịch sử trắng trợn và rất tùy tiện. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã ghi nhận nhiều chiến công hiển hách, đã từng đánh bại nhiều đội quân xâm lược hùng mạnh. Nhưng chưa bao giờ dân tộc ta lại phải đương đầu với đội quân xâm lược mạnh hơn hẳn ta về nhiều phương diện như đế quốc Mỹ. Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai là cuộc đối đầu về ý chí, bản lĩnh và trí tuệ của một dân tộc khát vọng yêu chuộng hòa bình với lực lượng cường quyền, bạo lực thế giới. Đây là một trong những chiến công lớn nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, là bản thiên anh hùng ca vĩ đại của chiến tranh nhân dân trong thời đại Hồ Chí Minh. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta đã được bè bạn quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, xem đó như một biểu tượng của tinh thần quả cảm, không chịu khuất phục. Chiến thắng 30/4/1975 không chỉ là một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc ta mà còn là dấu ấn mang tầm vóc lịch sử và có ý nghĩa thời đại sâu sắc - nó chứng minh một dân tộc nhỏ bé, nghèo nàn và lạc hậu nếu có một Đảng cách mạng chân chính, đại biểu cho toàn dân tộc, có đường lối cách mạng đúng đắn, biết tập hợp sức mạnh của toàn dân thì có thể đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược dù chúng có hùng mạnh, hiếu chiến bậc nhất trên thế giới. Và dân tộc ta đã giành được thắng lợi vẻ vang, mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đưa đất nước ta vững bước phát triển cho đến ngày nay. Chiến thắng 30/4 đã qua đi 46 năm, nhưng ý nghĩa, giá trị to lớn của sự kiện lịch sử này vẫn tồn tại mãi với thời gian, nhất là đối với các dân tộc đã và đang nỗ lực đấu tranh vì sự tiến bộ, dân chủ, công bằng, văn minh. Ca ngợi, đánh giá tích cực đối với sự kiện này, luôn là chiều hướng chủ đạo, là điều được thế giới quan tâm, thừa nhận trong suốt những năm qua.

Những năm tháng gian khổ, khó khăn, ác liệt của chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, đất nước đã hồi sinh và thay da đổi thịt, uy tín, vị thế của đất nước trên trường quốc tế ngày càng cao, từ một nước kinh tế kém phát triển, chúng ta đã thoát nghèo vươn lên trở thành nước phát triển trung bình, GDP bình quân đầu người đã tăng gấp 50 lần, GDP cả nước tăng trên 100 lần so với trước ngày giải phóng. Theo báo cáo “Triển vọng Kinh tế Thế giới” vừa được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố, GDP của Việt Nam trong năm 2020 ước tính ở mức 340 tỷ USD, vượt qua Malaysia và Singapore và dự đoán trong thời gian tới sẽ vượt qua cả Philippines (hiện có GDP 367 tỷ USD) để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba trong khu vực, sau Indonesia và Thái Lan. Điều đó làm cho vị thế, cơ đồ và uy tín quốc tế của đất nước ta hiện nay cao hơn trước đây.

Tre Việt mượn cảm nghĩ của Cố giáo sư Trần Chung Ngọc - cựu sĩ quan Việt Nam Cộng hòa (người định cư ở Mỹ sau sự kiện 30/4/1975) để khẳng định giá trị lịch sử của Chiến thắng 30/4 tồn tại mãi với thời gian và thực tiễn là thước đo chân lý, bác bỏ mọi sự xuyên tạc sai sự thật: “Ngày 30/4/1975 không chỉ có nghĩa là ngày đất nước thống nhất, chủ quyền trở lại tay người Việt Nam, mà còn là ngày người dân Việt Nam, trừ những kẻ có tâm cảnh phi dân tộc hay tiếp tục nuôi dưỡng thù hận, bất kể thuộc chính kiến hay phe phái nào, đều có thể hãnh diện ngẩng mặt nhìn thẳng vào mắt kẻ đối thoại, bất kể họ thuộc lớp người nào, ở địa vị nào, thuộc quốc gia nào”“Có đi du lịch nhiều nơi trên thế giới mới thấy chiến thắng của Việt Nam đã được ngưỡng mộ như thế nào”./.