May 21, 2021

Trò “mượn gió bẻ măng”

Tre Việt - Ngày 20/5, trang facebook Tiếng Dân News đăng bài “Tự răn mình” của Nguyễn Ngọc Chu. Ông ta nói là tự răn mình, nhưng thực ra, là trò “mượn gió bẻ măng”. Viết tự răn, nhưng để phê phán con đường xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng.

Ông Chu viết: “Lịch sử Việt Nam từ cổ chí kim, chưa nhận thấy có người Việt nào là tác giả của các chủ nghĩa”. Đúng là như vậy. Nhưng cả dân tộc Việt Nam đã viết lên chủ nghĩa. Đó là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Vậy là, một người chưa làm được thì cả một dân tộc đã làm được. Ông ta viết tiếp: “Cụ Hồ chưa bao giờ cạnh tranh về vai trò người sáng tạo chủ nghĩa. Cụ Hồ chưa bao giờ tỏ ra có công đóng góp sáng tạo cho các chủ nghĩa. Cụ Hồ chưa bao giờ đề cập đến Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Xin thưa, không chỉ Cụ Hồ, mà những nhà hiền triết không ai khi sáng tạo khoa học, mục đích lại đặt ra là sản phẩm của họ phải trở thành chủ nghĩa này nọ cả. Từ sản phẩm sáng tạo khoa học, người đời nhận thấy giá trị của nó mà suy tôn là học thuyết hay chủ nghĩa mà thôi. Điều này, hẳn là không phải Ông không biết, phải không?

Ông viết, Việt Nam “không tiên phong trong thực tiễn”, trong hình thái kinh tế - xã hội thì có vẻ đúng, nhưng Việt Nam đã tiên phong trong chống xâm lược, chống những tên đế quốc sừng sỏ; tiên phong đánh rơi pháo đài bay (B.52) của đế quốc Mỹ. Hiện nay, tiên phong trong phòng, chống dịch Covid-19, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Chẳng nhẽ, ông “không biết” sao?

Nguyễn Ngọc Chu viết: Không phải là người sáng tạo ra, thì không nên mất thời gian bàn về nó. Bàn về điều mình không thể tự sáng tạo ra, là đặt mình ngang hàng với người sáng tạo (!). Đây là tư tưởng tự ti. Thực tiễn người sáng tác và người phê bình luôn đồng hành với nhau. Người sáng tác văn học, nghệ thuật cần lắm những người phê bình tác phẩm của mình. Có người phê bình giỏi là đã giúp người sáng tác sẽ có tác phẩm sáng tạo mới có chất lượng hơn đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ của độc giả.

Ông ta khuyên: Đi theo con đường đã nhiều người đi”. Đây là thói ăn sẵn. Như vậy, luôn là người đi sau. Trong khoa học, nếu không có sự sáng tạo, đi con đường nhiều người đã đi là “cùn”, “đường mòn lối cũ”, không có sự sáng tạo. Như vậy, làm gì có sự phát triển được. Vì chỉ là “ăn mót”, bắt trướ mà thôi. Nhiều loại động vật cũng biết làm thế, huống hồ là loài người – động vật cao cấp. Cứ theo cái lý của ông Chu thì loài người lại quay lại thời sơ khai sao? Ông Chu khuyên: Không đi con đường vừa đi vừa mở”. Nếu vậy, thì không có đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển thời chống Mỹ, cứu nước. Thế thì quân dân miền Nam có nhận được sự tiếp tế của hậu phương miền Bắc không? Điều đó có tạo nên sức mạnh tổng hợp giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến này không? Trong xã hội cũng vậy, thấy con đường của nước khác đã đi, kế thừa, phát huy cái hay, khắc phục hạn chế, thiếu sót con đường của họ để có con đường mới chẳng phải cần thiết lắm sao?

     

2 comments:

Lắp đặt hội thảo said...

Chúng ta phải nhận biết và đấu tranh mạnh mẽ chống lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam của bọn phản động và các thế lực thù địch

Amply karaoke giá rẻ said...

Các thế lực thù địch rất điên cuồng chống phá Việt Nam; chúng dùng mọi thủ đoạn để chống phá; chúng ta phải hết sức tỉnh táo trước luận điệu sai trái của kẻ thù để không bị mắc bẫy của chúng.

Post a Comment