Oct 17, 2018

Sớm đưa Luật An ninh mạng vào cuộc sống



Tre Việt – Vừa qua trước việc Bộ Công an họp Ban Soạn Thảo, Tổ Biên Tập để xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng, trên VOA, RFA vào các ngày 15, 16-10-2018 đồng loạt có bài phản đối, thậm chí kêu gọi ký tên kiến nghị hoãn việc thực hiện Luật An ninh mạng. RFA đã trích dẫn lời của tên Luật sư vô danh tiểu tốt Đặng Đình Mạnh và Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một ông trạng giấy về công nghệ thông tin, do dốt nát về kỹ thuật nên đã phải từ bỏ khoa học công nghệ để đi kiếm sống bằng việc bồi bút, lu loa cho mấy bọn “rân chủ”, để rồi cho rằng: việc ban hành nghị định là “điều luật độc tài trị”, như “tròng thêm 1 sợi dây vào cổ người sử dụng ở Việt Nam”, “Tất cả những gì anh nói, anh viết, tất cả những thông tin cá nhân, quyền riêng tư đang bị xâm phạm 1 cách nghiêm trọng”, v.v. Đây hoàn toàn là sự bịa đặt, xuyên tạc, nhằm thực hiện mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam của các thế lực thù địch và được sự tiếp tay của những kẻ bất mãn, tài hèn sức mọn, tự xưng là “dân chủ”, “xã hội dân sự” gì đó!
          Việc ban hành luật cũng như nghị định thực hiện Luật An ninh mạng là cần thiết, nhằm bảo đảm an ninh, an toàn thông tin của người sử dụng mạng cũng như đối với các tổ chức và quốc gia. Đáng chú ý là, các bài viết, ý kiến cá nhân này chỉ trích dẫn một vài điều nghiêm cấm đối với cá nhân, tổ chức có hành vi sử dụng mạng tuyên truyền, chống phá, làm ảnh hưởng đến anh ninh quốc gia, mà không thấy được vai trò quan trọng của Luật đối với việc đảm bảo an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng, v.v. Đúng là họ chỉ cây mà không thấy rừng. Nếu mọi người tham gia các hoạt động trên mạng quang minh chính đại thì có gì phải lo lắng? chỉ có những kẻ khuất tất mới thấy động đã nhảy cẫng cả lên như thế!
          Không chỉ ở Việt Nam, mà nhiều quốc gia đã nhận thức rõ về những mối đe dọa đối với an ninh mạng, coi đây là thách thức mới, mối đe dọa mới có tầm quan trọng và nguy hiểm cao nên đã cụ thể hóa thành các văn bản chính sách, văn bản pháp luật như luật hoặc văn bản dưới luật tại hơn 80 quốc gia, tổ chức, liên minh quốc tế như Mỹ, Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Canada, Hàn Quốc, NATO,... nhằm tạo ra các thiết chế, cơ sở pháp lý chống lại các nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia từ không gian mạng; thành lập các lực lượng chuyên trách về an ninh mạng, tình báo mạng, chiến tranh mạng, phòng chống khủng bố mạng và tội phạm mạng, v.v. Ví dụ: để giải quyết nạn tin giả, các chuyên gia của Ủy ban châu Âu kêu gọi các nhóm công nghệ và doanh nghiệp truyền thông xã hội chấp nhận bộ quy tắc mang tính tự nguyện nhằm chấm dứt tình trạng này. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo nước này sẽ sớm ban hành một văn bản luật để chống lại các thông tin giả mạo trên internet. Ở Đông Nam Á, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã ký ban hành đạo luật mới, theo đó việc truyền bá các thông tin giả mạo tại nước này bị coi là phạm tội hình sự, v.v.
          Qua đó, thấy rằng, việc Việt Nam ban hành luật và nghị định thực hiện Luật An ninh mạng là cần thiết, phù hợp với xu thế chung của thế giới và tình hình thực tiễn hiện nay của Việt Nam. Điều đó, không thể gọi là “độc trị”, ngăn cản dân chủ và sự tiến bộ của xã hội./.