Tre Việt - Sáng nay, 13/4 trên facebook Việt Tân có đăng hai bài: “Sự hào phóng của Đảng trong mùa đại dịch Vũ
Hán” và “Cộng đồng hải ngoại có nên
đáp ứng lời kêu gọi của ông Phúc giúp đỡ phòng chống dịch Vũ Hán?” đều của
Lê Ánh. Đọc hai bài viết ngắn của Lê Ánh thấy toát lên một vấn đề là hắn ta kêu
gọi người dân không hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tuy cả
hai bài không viết như thế, nhưng người đọc sẽ hiểu như vậy. Người ta gọi đó là
ý ở ngoài lời. Tại sao nói vậy?
Bài
thứ nhất: “Sự hào phóng của Đảng trong
mùa đại dịch Vũ Hán”, Lê Ánh cho rằng: “Đảng thu tiền của dân xong đem tặng
cho nước bạn để nâng cao uy tín của Đảng”. Rồi y đặt vấn đề: Biết bao nhiêu người
dân đang gặp khó khăn trong mùa Đại dịch, Chẳng lẽ người dân Việt Nam không bằng
người dân nước ngoài? Điều đó cho thấy lòng dạ hẹp hòi của Lê Ánh. Truyền thống
của dân tộc Việt Nam là “Lá lành đùm lá rách”, trong lúc khó khăn, hoạn nạn phải
có nhau. Không thể thấy “Cháy nhà hàng xóm mà bình chân như vại”. Hiện nay, cả
thế giới đều đang căng mình chống đại dịch Covid-19, nên nước nào cũng gặp phải
khó khăn. Chính trong lúc khó khăn như thế mà chúng ta thực hiện nghĩa cử cao đẹp:
“Nhường cơm sẻ áo”, để những nước nhận được sự giúp đỡ thấy rõ tấm lòng thơm thảo
của Việt Nam chúng ta. Không phải giúp bạn khi chúng ta thừa thãi, mà ngay cả
khi khó khăn chúng ta cũng sẵn lòng giúp bạn. Trong kháng chiến chúng ta đã thực
hiện: Hạt muối căn đôi, bát cơm sẻ nửa. Điều đó tạo nên sức mạnh của liên minh
chiến đấu, giành thắng lợi. Ngày nay, cũng vậy ngay cả khi khó khăn, nhưng
chúng ta sẵn sàng giúp đỡ nước khác, mới là điều đáng quý. Ông cha ta có câu:
“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập
quốc tế sâu rộng ngày nay, Việt Nam muốn phát triển thì phải có bạn bè. Thấy bạn
bè khó khăn, ta cũng khó khăn, nhưng vẫn thể hiện tấm lòng tình nghĩa với bạn
bè, giúp bạn trong lúc bạn khó khăn. Người Việt Nam ta là thế, không vì thấy
Chính phủ giúp nước khác chút ít mà đặt vấn đề: người dân Việt Nam không bằng
người nước ngoài? Điều đó làm mất hết ý nghĩa, việc làm cao đẹp thể hiện tấm
lòng nhân ái, vì bạn của dân tộc ta phải không Lê Ánh?
Bài
thứ hai: “Cộng đồng hải ngoại có nên đáp ứng
lời kêu gọi của ông Phúc giúp đỡ phòng chống dịch Vũ Hán?”, Lê Ánh lại hoài
nghi: “liệu số tiền đóng góp của Cộng đồng Hải ngoại có được sử dụng những việc
đúng hay không? Giúp đỡ có đúng người hay không? Cơ quan, tổ chức nào sẽ kiểm
soát số tiền đóng góp và chi tiêu?”. Cảm ơn Lê Ánh đã nhắc nhở. Nhưng hãy yên
tâm và tin tưởng rằng, có cả hệ thống kiểm tra, giám sát lẫn nhau nên không có
chuyện tiền nhân dân nói chung, cộng đồng hải ngoại nói riêng quyên góp để chống
dịch Covid-19 lại “đi lạc đường”! Chưa đóng góp mà đã sợ này sợ nọ thì chẳng thể
mở hầu bao được. Những ai có nghĩa cử cao đẹp thì người ta chẳng “tính toán kỹ”
đến mức đấy đâu, thấy việc cần phải giúp, phải làm, phải hành động là thực hiện
thôi.
Từ
đó, Lê Ánh nói tẹt ra rằng: “nếu góp tiền, góp của qua ngõ của Nhà nước thì chẳng
khác nào “giao trứng cho ác”. Vậy là đã rõ lòng dạ hẹp hòi, chỉ biết đến mình,
mà không vì mọi người của Lê Ánh. Tay này, đặt vấn đề: “Theo các bạn, người Việt
hải ngoại có nên đáp ứng lời kêu gọi của ông Phúc không?”. Vòng vo mãi rồi cũng
đến cái đích của y là: có đóng góp không? Đặt câu hỏi, xin ý kiến, nhưng thực
ra câu trả lời đã có ngay trong bài viết của Lê Ánh là: không đóng góp. Nói
lòng dạ hẹp hòi, chỉ biết đến mình là ở chỗ đó./.