Mar 15, 2023

Những giá trị căn cốt của Đề cương văn hóa Việt Nam 1943

 

Mới đây, trên trang “Doithoaionline”, “Phạm Trần” đã phát tán tài liệu “80 năm sau đề cương văn hóa 1943”. Trong tài liệu này Y đã bộc lộ rõ bản chất của những phần tử phản động, khi cho rằng: Đảng“vẽ rắn thêm chân, vẽ rồng thêm cánh” để tô son, điểm phấn cho kỷ niệm 80 năm ngày ra đời “Đề cương văn hóa”; “đàn áp trí thức”; “triệt tiêu nền văn hóa nhân bản”.... Hơn nữa, còn ra sức kích động đội ngũ trí thức, nhà khoa học và văn nghệ sĩ chống phá Đảng, Nhà nước. Mục đích cuối cùng của “Phạm Trần” là vu khống ở Việt Nam “Không có tự do báo chí và sáng tác văn học”. Nhằm cổ súy các phần tử cơ hội, bất mãn, các đối tượng chống đối chế độ lợi dụng quyền tự do báo chí để tăng cường các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Vì vậy, cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân phải hết sức tỉnh táo, đề cao cảnh giác cách mạng, để không bị mắc mưu của bọn phản động.

Trái với các quan điểm sai trái, cáo buộc trên; cách mạng Việt Nam đã khẳng định: Đề cương là kiểu mẫu về phân tích, đánh giá thực trạng đời sống văn hóa của nhân dân ta dưới ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật, chỉ ra nguy cơ “bị tha hóa, biến chất” bởi “sự xâm lăng của văn hoá ngoại lai” đối với dân tộc Việt Nam bởi ách thống trị của quân xâm lược và bè lũ tay sai.

Nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế đều hiểu rằng, dưới ách thống trị của quân xâm lược, các giá trị nhân văn, nhân đạo và bản sắc của nền văn hóa dân tộc “đã bị bào mòn, nhiều giá trị văn hóa dân tộc đã bị tước bỏ” vì quân xâm lược và bè lũ tay sai cùng vào hùa với nhau để “trói buộc và giết chết nền vǎn hóa dân tộc”. Đề cương đã chỉ ra quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ và đề xuất các biện pháp đấu tranh chống lại “chính sách ngu dân”, chống lại sự xâm nhập, ảnh hưởng của các sản phẩm văn hóa phản động, gây họa cho dân tộc, nhất là tác hại của trào lưu lãng mạn có khuynh hướng cải lương, bi quan, bế tắc, làm thui chột và suy giảm ý chí, nhuệ khí, tinh thần tham gia kháng chiến, kiến quốc của quần chúng nhân dân… Điều này đã được nhiều văn nghệ sĩ, nhà báo cách mạng lên tiếng khẳng định; bác bỏ các quan điểm sai trái, vu khống, cáo buộc bởi cái nhìn đầy định kiến hẹp hòi, lệch lạc đối với bản Đề cương.

“Đề cương văn hoá Việt Nam” đã: (1) Xác định rõ phạm vi, vị trí, nội dung và vai trò của văn hóa trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa; (2) Cách mạng văn hóa muốn thành công nhất thiết phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo; (3) Để thực hiện cuộc cách mạng văn hóa ở nước ta phải nắm vững “ba nguyên tắc vận động”: “dân tộc, đại chúng và khoa học”; (4) Xây dựng một nền văn hóa mới cần nhiều hình thức, đồng thời, phải kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ “xây” và “chống”, “xây” là chính, “chống” là quan trọng.

Dấu ấn đặc sắc của “Đề Cương hóa Việt Nam” là chỉ rõ tính chất phản động của “chính sách văn hóa ngu dân”, “đầu độc dân” và “sự tàn bạo của thực dân Pháp và phát xít Nhật”. Đề Cương khẳng định: Văn hóa là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Thực tế này đã được sử sách và thực tiễn cách mạng Việt Nam khẳng định tầm vóc, giá trị, ý nghĩa của bản Đề cương. Những người bất mãn, bất đồng chính kiến với Đảng, Nhà nước ta dù có dùng các chiêu trò, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt khác nhau để xuyên tạc, phủ nhận giá trị, ý nghĩa của Đề cương thì cũng không thể lừa gạt được nhân dân ta; không ai tin chúng. Bởi lẽ, nội dung của bản Đề cương đọng lại vô cùng sâu sắc ở tính toàn diện, tầm tư tưởng lớn, nhất là 3 nguyên tắc chỉ đạo xây dựng nền văn hóa mới: dân tộc - đại chúng - khoa học, xuyên suốt các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nó luôn được cập nhật, bổ sung một số điểm mới, mang tính bộ phận, còn mặt đường lối, phương hướng trong nội dung cốt lõi thì nhất quán và được giữ nguyên bản cho tới ngày nay; nó rất cần cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thành tựu của văn hóa cách mạng thật to lớn, được Đảng ta khẳng định tại Hội nghị văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021. Đảng ta đã đánh giá thực trạng, kết quả xây dựng văn hóa, con người Việt Nam sau 35 năm đổi mới, khái quát những bài học kinh nghiệm về sự đoàn kết, thống nhất trong nhận thức và hoạt động xây dựng, phát triển nền văn hóa cách mạng với những phẩm chất tốt đẹp, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; thực hiện hiệu quả các chính sách xã hội, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.

“Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” đến bến bờ vinh quang, hạnh phúc, sự thật là như vậy; không thể đảo ngược. Trước đây và hiện nay, mãi mãi không bao giờ có chuyện những người thiếu văn hóa lại đứng ra phán xét bản Đề cương văn hóa Việt Nam và đường lối văn hóa của Đảng. “Phạm Trần” là một trong những kẻ luôn có định kiến sai lầm và cái nhìn lệch lạc, sai trái về Đề cương văn hóa Việt Nam 1943 cần phải vạch mặt, xử lý đúng với đạo lý và pháp lý Việt Nam./.

                                                                                            (Nguồn Nhân văn Việt)