Nov 8, 2017

ÔNG DƯƠNG TRUNG QUỐC PHÁT NGÔN SAI SỰ THẬT - KHÔNG CÓ CHUYỆN CÔNG AN ĐÁNH GÃY CHÂN ÔNG KÌNH

Phó Giám đốc công an Hà Nội - Đại tá Đào Thanh Hải cho biết, không có chuyện công an đánh dân, mà cụ thể là đánh ông Lê Đình Kình. 
Cách đây không lâu, trong phiên thảo luận sáng 2/11/2017, đại biểu Dương Trung Quốc nhắc lại sự việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội, trong đó có nội dung khẳng định công an đánh dân và bắt dân sai luật.
Nguyên văn phát biểu của ông Dương Trung Quốc như sau: "Chúng tôi tán thành thượng tôn pháp luật, phải xử lý đến cùng. Chúng ta đã khởi tố người dân Đồng Tâm vi phạm nhưng cho đến nay những cán bộ công an đánh dân, bắt dân sai luật vẫn đứng ngoài pháp luật. Điều này gây bức xúc cho người dân".
Ở đây có 2 nội dung cần làm rõ: (1) có hay không chuyện công an đánh dân, và (2) có hay không chuyện Công an Hà Nội bắt dân sai luật?
Phát biểu của đại biểu Dương Trung Quốc đã ngay lập tức gây phản ứng. Các thế lực chống phá đất nước căn cứ vào lời ông Quốc để ra sức bêu riếu hình ảnh đất nước trên các phương tiện truyền thông, báo chí và mạng xã hội. 
Nhận thấy đây là sự việc nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin của người dân đối với chế độ, với ngành công an, nên blog Tre Làng đã có bài yêu cầu đại biểu Dương Trung Quốc cung cấp chứng cứ cho cử tri, chỉ rõ cán bộ công an nào "đánh dân, bắt dân sai luật" để điều ta xử lý trước pháp luật. Bên cạnh blog Tre Làng, một loạt các blog khác cũng lên tiếng yêu cầu ông Quốc cung cấp chứng cứ cụ thể, đồng thời nêu rõ, nếu ông Dương Trung Quốc phát ngôn bừa bãi, họ sẽ yêu cầu Quốc hội bãi miễn tư cách đại biểu của ông và sẽ kiện ông ra tòa về tội vu khống lực lượng công an. 
Hôm nay, 7/11/2017, tại phiên thảo luận tại hội trường, đại biểu Đào Thanh Hải, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội đã hồi đáp những băn khoăn của đại biểu Dương Trung Quốc liên quan đến vụ việc xảy ra trên địa bàn xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội vào tháng 4/2017, trong đó khẳng định không có chuyện công an đánh dân, không có việc công an đánh gãy chân ông Lê Đình Kình.
Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, sau khi xảy ra vụ việc Bộ Công an đã rất nghiêm túc thành lập đoàn thanh tra do Thứ trưởng Bộ Công an làm trưởng đoàn. Quá trình thanh tra cũng đã kiểm tra rất kỹ toàn bộ quy trình công tác, chấp hành pháp luật, thực thi pháp luật của Công an TP Hà Nội. Nội dung kết luận thanh tra nêu rõ, khi cơ quan điều tra tiến hành bắt ông Lê Đình Kình, gia đình ông Kình đã xông vào chống lại lực lượng thi hành nhiệm vụ. Quá trình giằng co giữa 2 bên đã dẫn đến việc ông Lê Đình Kình bị gãy chân. 
Ông Hải cũng cho biết, sau vụ việc này, ông Lê Đình Kình đã tố giác 1 cán bộ công an đã đánh ông gãy chân. Tuy nhiên, qua kiểm tra qua các video thì thấy cán bộ công an này không hề tham gia vào việc bắt giữ nói trên. 
Tin từ một người dân ẩn danh chứng kiến vụ việc nói rằng, quá trình thực hiện lệnh bắt, ông Kình đã bị đưa lên xe, nhưng con cháu nhà ông Kình đã xông vào tấn công lại lực lượng công an, đồng thời cố gắng lôi ông xuống. Việc cố gắng kéo, giật ông từ xe ô tô xuống đất của các con cháu đã vô tình làm ông Kình rơi xuống đất, dẫn đến gãy cổ xương đùi. Nếu công an cố tình đánh ông Kình, thì không thể có vết rạn cổ xương đùi tận trên bẹn của ông được.
Như vậy nội dung thứ (1) đã rõ, ông Dương Trung Quốc đã phát ngôn bừa bãi, sai sự thật gây ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh chính quyền và công an Hà Nội. 
Nội dung thứ (2) cần ông Dương Trung Quốc giải đáp, có hay không chuyện "công an bắt dân sai luật" như ông phát biểu tại nghị trường. 
Cử tri chúng tôi mong muốn rằng, hành vi "bắt dân sai luật" cũng cần phải bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Chúng tôi cũng hy vọng rằng, đại biểu Quốc đưa ra được chứng cứ để không mang tiếng là phát ngôn bừa bãi, sai sự thật.

Việc phát ngôn sai sự thật có ảnh hưởng đến tư cách đại biểu Quốc hội của ông Dương Trung Quốc hay không, xin nhường lời cho bạn đọc.
Khoai@ 

Nút thắt ông Kình gãy chân, lỗi tại ai ?

Trong vụ "Khủng hoảng Đồng Tâm", việc ông Lê Đình Kình bị gãy chân khi lực lượng chức năng bắt giữ để phục vụ công tác điều tra, dưới cảm quan và đánh giá của Mõ là "giọt nước tràn ly". Và cũng kể từ đây "cuộc đấu tranh của nhân dân Đồng Tâm" chính thức dưới sự ảnh hưởng của ông Kình và nhóm Đồng Thuận do ông đứng đầu. Có lúc tôi đã nghĩ rằng hình như dân Đồng Tâm đang bắt giữ người chỉ vì ông Kình chứ không phải vì chuyện đất cát tại Đồng Sênh như chính họ vẫn nói ra với báo chí!
Đây cũng là cái cớ để rồi từ một người đàn ông già cả, lẽ ra phải vui vầy với con cháu và gia đình đã trở thành một người khởi xướng, lãnh xướng và lãnh đạo phong trào phản đối nội dung thanh tra của Thanh tra TP Hà Nội. Rằng, đất tại Đồng Sênh không phải là đất quốc phòng, là đất của nhân dân Đồng Tâm và đẩy sự việc đi xa hơn những gì vẫn tưởng!
Nhưng rồi cái âm mưu dùng người dân để gây sức ép của nhóm Đồng Thuận và cá nhân ông Kình (tất nhiên có sự giật giây và tiếp sức của một số cá nhân liên quan mà bà Nguyễn Thị Lan, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm là ví dụ, rồi trường hợp đại tá Công an nghỉ hưu Trần Đăng Quang.... ) đã bị chặn đứng trước sự quyết liệt của chính quyền Hà Nội. Và động thái mới đây nhất là cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Nội đã gửi giấy triệu tập tới dân Đồng Tâm để yêu cầu làm việc... Chính sự quyết liệt của Chính quyền, các cơ quan chức năng Hà Nội đã làm cho sự việc có dấu hiệu lắng xuống. Phong trào phản đối của dân Đồng Tâm (dưới sự lãnh đạo của ông Kình) cũng chỉ là vài ba buổi họp được Live stream trên Fb có vài chục người tham gia mà thôi!
Có chăng, mới đây họ nhận được sự đồng tình và ủng hộ từ Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc xung quanh những câu chuyện mà theo nhiều người "Ông Quốc mắc lừa cha con ông Kình và nhóm Đồng Thuận.
Và để nhìn rõ hơn chân tướng sự việc và cùng quay lại một chi tiết được xem là nút thắt của sự việc. Trong phiên thảo luận chính thức sáng nay (7.11), đại biểu Đào Thanh Hải - Phó Giám đốc Công an TP.Hà Nội - đã phát biểu làm rõ hơn nguyên nhân ông Lê Đình Kình bị gãy chân trong vụ ở Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội).
Đại biểu Đào Thanh Hải. (Ảnh: VPQH)
Theo Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội: “Sự việc xảy ra khi cơ quan điều tra tiến hành bắt ông Kình, gia đình ông Kình đã xông vào chống lại lực lượng thi hành nhiệm vụ, giằng co và xảy ra việc ông Kình bị gãy chân. Sau khi ông Kình bị gãy chân, ông có tố giác một cán bộ đã đánh ông bị gãy chân. Thực tế trong quá trình điều tra, kiểm tra lại thấy người cán bộ công an đó tuy có mặt tại hiện trường nhưng không hề tham gia vào việc bắt giữ. Căn cứ vào kết luận thanh tra thì không có việc lực lượng thi hành nhiệm vụ đánh gây thương tích cho ông Kình. Đây hoàn toàn là trong quá trình giằng co giữa lực lượng thực thi nhiệm vụ và người nhà ông Kình xông vào cản trở việc thực thi nhiệm vụ của cơ quan điều tra nên xảy ra việc đánh tiếc như vậy”.
Điều đặc biệt, sau phát biểu của ông Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội về một chi tiết được cho là đối nghịch, phủ nhận hoàn toàn một ý trong phát biểu trước đó của ông Dương Trung Quốc: "Chúng tôi tán thành thượng tôn pháp luật, phải xử lý đến cùng. Chúng ta đã khởi tố người dân Đồng Tâm vi phạm nhưng cho đến nay những cán bộ công an đánh dân, bắt dân sai luật vẫn đứng ngoài pháp luật. Điều này gây bức xúc cho người dân".
Phải chăng trong chuyện này, ông Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội Đào Thanh Hải đọc được ý nghĩ của ông Quốc trong ý trên là về trường hợp Công an Hà Nội bắt giữ ông Kình?
Trước những thông tin có tính phủ định sát thực như thế, dường như hiểu được sự thất sủng và yếm thế của mình, Đại biểu Dương Trung Quốc tiếp tục nói rằng: "Tại sao cho đến bây giờ thông tin về trường hợp cụ Lê Đình Kình mới được thông tin đến Quốc hội?". Đồng thời lái sự việc sang một hướng khác: "Sự việc diễn ra nửa năm rồi, phải chăng đó là cách làm của Công an TP.Hà Nội, cách làm vậy làm chúng ta nhớ lại sự việc xảy ra ở trên cầu Thăng Long "vung tay vào má" (vụ phóng viên Báo Tuổi Trẻ bị một cán bộ công an hành hung - PV). Tôi thấy điều đó là không nên, mà phải công khai minh bạch. Tốt nhất là các đồng chí phải công khai nói sự việc ấy để người dân bình luận xem ông già 82 tuổi có thể tự gãy chân không? Ở đây ngay cả quy định về người cao tuổi chúng ta cũng không tuân thủ".
Riêng câu hỏi và cũng là băn khoăn của Đại biểu Dương Trung Quốc, với tư cách là người ngoại cuộc, xin được thưa rằng: Trách nhiệm đưa những thông tin chuẩn xác đến với Quốc hội không phải là trách nhiệm chính của Công an Hà Nội, Chính quyền các cấp tại Hà Nội mà hơn ai hết là trách nhiệm của đại biểu Quốc hội.
Mặt khác, có một thực tế là ngay sau khi sự việc xảy ra, để đảm bảo sự giám sát toàn diện của Quốc hội và bảo vệ quyền lợi của người dân, Chính quyền Hà Nội đã đề xuất 02 đại biểu Quốc hội cùng vào để đối thoại với dân Đồng Tâm góp phần tháo gỡ bế tắc của sự việc. 1 trong 2 người cùng đi không ai khác là ông Dương Trung Quốc (cùng với Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng). Vậy thì trách nhiệm của ông Quốc (cùng với ông Nhưỡng) là lớn nhất. Với câu hỏi nói trên thì không khác gì ông Quốc đang tự vả vào miệng mình và tự phơi bày cái thói tắc trách, không gần dân của mình! Và xin thưa với điểm này thì ông đã không xứng đáng là Đại biểu Quốc hội, không xứng đáng đứng đó để chất vấn này nọ ông Phó Giám đốc Công an Hà Nội!
Còn những lời khuyên sau đó suy cho cùng chỉ là lời nói sau kiểu ăn leo nói theo hết sức kệch cỡm mà thôi!
Hy vọng là sau sự thất sủng lần này, Đại biểu Dương Trung Quốc sẽ thận trọng hơn trong chuyện lời ăn tiếng nói. Thật may là Công an Hà Nội đã lên tiếng kịp thời, kẻo lại có không ít kẻ đưa phát biểu của ông Quốc ra để tự sướng, để đồng thuận với dân Đồng Tâm!

 Tác giả: Bien Che 

TIẾP BÀN VỚI ÔNG DƯƠNG TRUNG QUỐC VỀ CHUYỆN ĐẦU THÚ


Vẫn là câu chuyện bài phát biểu của ông Dương Trung Quốc tại Quốc hội liên quan tới vấn đề Đồng Tâm, xin tiếp tục thưa chuyện với ông về tình tiết mà ông gọi là “đầu thú”.
Trong bài phát biểu ông nói:
“Tôi nghĩ rằng dùng từ ‘đầu thú’ là không ổn. Chúng ta đã mất đi ngôn ngữ để đối thoại với dân rồi sao?”
Tôi hoàn toàn không đồng tình với quan điểm của ông. Tại sao ông lại cho rằng dùng từ “đầu thú” là không ổn? Có những người ở thôn Hoàng đã gây rối trật tự công cộng, đã chống người thi hành công vụ, đã bắt và giữ người trái pháp luật… Những hành vi vi phạm pháp luật hình sự của họ là rất rõ ràng, những đến nay nhiều người vẫn chưa tự giác ra trình diện, làm việc với cơ quan điều tra, nhiều người vẫn cố tình trốn tránh, che giấu phủ nhận hành vi phạm tội của mình, vậy thì dùng từ “dầu thú”, kêu gọi những người đó ra “đầu thú” là đúng quá chứ còn gì nữa mà ông Dương Trung Quốc cho là không ổn.
Pháp luật quy định rất rõ “Đầu thú là khi hành vi vi phạm đã bị phát hiện, người pham tội biết không thể trốn tránh được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện”.
Vấn đề quan trọng nhất trong câu chuyện này là, có hành vi vi phạm pháp luật hình sự diễn ra chưa? Xin thưa so với những hành vi mà những người ở thôn Hoành nhất là những kẻ trong tổ Đồng Thuận gây ra thì hành vi vi phạm pháp luật quá rõ rồi, mà pháp luật thì phải thượng tôn như lời ông Dương Trung Quốc nói, nên người phạm tội biết không thể trốn tránh được nên ra đầu thú là quá chuẩn rồi còn gì.
Ông Dương Trung Quốc kêu gọi thượng tôn pháp luật nhưng ông lại mâu thuẫn với chính mình khi phản đối kêu gọi đầu thú với những người vi phạm pháp luật ở Đồng Tâm.
Chưa hết, ông nói “Chúng ta đã mất đi ngôn ngữ để đối thoại với dân rồi sao?”. Tôi công nhận với nhân dân chúng ta luôn phải coi trọng đối thoại, coi trọng công tác vận động. Nhưng với những người phạm tội, tội phạm hình sự nhất là những kẻ ngoan cố thì liệu đối thoại có giải quyết được vấn đề.
Ở đây có câu chuyện dường như ông Dương Trung Quốc đang nhầm lẫn hoặc cố tình đánh đồng giữa người dân đơn thuần với tội phạm, người vi phạm pháp luật. Đánh đồng giữa hai loại này sẽ dẫn tới sai lầm nghiêm trọng về nhận thức và cách thức ứng xử.
Thiết nghĩ là một đại biểu Quốc hội ông Dương Trung Quốc cần có những kiến thức tối thiểu về luật và nhãn quan chính trị chính xác đúng đắn hơn.
-Viễn-