Tháng 4-2015, Nhà
nước và nhân dân Việt Nam
tưng bừng kỷ niệm Ngày Chiến thắng. Gọi là ngày Chiến thắng, bởi đây là sự
chiến thắng của chính nghĩa trước sự phi nghĩa, bạo tàn.
Ngày này cách đây
40 năm (30-4-1975/30-4-2015), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân
đội nhân dân Việt Nam cùng với các tầng lớp nhân dân đã đập tan bộ máy ngụy
quân, ngụy quyền tay sai của đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước. Từ đây dân tộc Việt Nam đã thoát khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, bất công;
quyền con người được đảm bảo ngày càng tốt hơn; người dân được sống trong độc
lập, tự do hướng tới xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, văn minh. Ngày Chiến
thắng 30-4 đã viết tiếp trang sử vàng trong tiến trình dựng nước và giữ nước
như một mốc son chói lọi nhất. Việt Nam đã trở thành biểu tượng cho
khát vọng độc lập, tự do, thống nhất, tiến bộ và phát triển của loài người tiến
bộ trên thế giới. Đó là sự thật lịch sử, không một thế lực nào có thể bác bỏ
được.
Thế mà, có những
thế lực, có một số ít kẻ đang tâm xuyên tạc thực tế lịch sử đó. Với nhiều thủ
đoạn khác nhau, chúng ra sức xuyên tạc bản chất cuộc chiên tranh. Chúng cho
rằng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam
(1954 - 1975) chỉ là cuộc chiến tranh ủy nhiệm; là cuộc nội chiến giữa những
người Việt Nam ;
là cuộc đối đầu ý thức hệ,…(!) Chúng tuyên truyền rằng, ngày 30-4-1975 sẽ có
cuộc “tắm máu” ở Sài Gòn và toàn miền Nam do cộng sản gây ra,… Đặc biệt,
có những kẻ tự nhận mình là “nhà lịch sử”, “nhà dân chủ”, “nhà đấu tranh cho
nhân quyền”,… lại cho rằng, chỉ khi nào chế độ cộng sản ở Việt Nam bị lật đổ
thì nhân dân Việt Nam mới được giải thoát khỏi mọi sự khổ đau, dân tộc mới có
thể hòa hợp(!) Hay, chiến thắng của dân
tộc ta trước cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ là nguyên nhân hiện nay đất nước đứng
trước “họa ngoại bang thống trị”, của sự chia ly dân tộc, của đói nghèo, v.v. Thực ra, chúng ta đều biết đó là luận điệu của những thế lực, những kẻ
chống cộng điên cuồng, chúng tìm mọi cách để hạ thấp giá trị lịch sử của Ngày
Chiến thắng 30-4, lung lạc ý chí tự lực tự cường, độc lập, tự do, thống nhất
của dân tộc Việt Nam, tiến tới âm mưu hạ bệ “thần tượng”, lái con thuyền Việt
Nam đi theo con đường của chúng. Thật hoang đường. Nhân dân Việt Nam và nhân
yêu chuộng hòa bình trên thế giới chẳng ai tin vào những luận điệu xuyên tạc ấy
và kiên quyết đấu tranh bác bỏ.
40 năm qua, nhiều nhà lịch sử, văn hóa, nhà khoa học,
chính trị gia, nhà quân sự ở cả Việt Nam, Mỹ và trên thế giới đã đi tìm nguyên
nhân thất bại của Mỹ ở Việt Nam. Dẫu đứng trên lập trường nào, họ đều thống nhất ở một
điểm: Mỹ thua, bởi Mỹ không hiểu Việt Nam . Chính quyền Mỹ gây ra cuộc
chiến tranh ở Việt Nam
- một hành động phi lý, đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân Mỹ và xu thế phát
triển của thế giới. Đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa. Cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam là chính nghĩa. Chính nghĩa tất
thắng phi nghĩa. Hơn nữa, nhân dân Việt Nam anh hùng, có Quân đội nhân dân anh
hùng, được lãnh đạo bởi một đảng mác-xít chân chính, có đường lối, phương pháp
đấu tranh chính trị, quân sự đúng đắn, khoa học, tập hợp được sức mạnh tổng hợp
của dân tộc và thời đại.
Năm 1954, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, Quân đội và nhân dân Việt Nam đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ,
đánh tan ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc chính phủ Pháp phải ký vào Hiệp
định Giơ-ne-vơ. Hiệp định đã quyết định nhiều vấn đề về Việt Nam; trong đó, quy
định rõ, thực dân Pháp phải rút khỏi Việt Nam, năm 1956, sẽ tổ chức tổng tuyển
cử thống nhất trên cả nước, bầu ra chính phủ thống nhất dưới sự chứng kiến của
các tổ chức quốc tế, Việt Nam là nước độc lập, tự do, thống nhất. Nhưng, với âm
mưu thế chân thực dân Pháp, nhằm độ hộ Việt Nam, chính quyền Mỹ đã dựng lên
chính phủ tay sai Ngô Đình Diệm, đẩy mạnh phá hoại mọi nỗ lực tổng tuyển cử.
Dưới cái ô của đồng Đô la, bằng sự tàn bạo họng súng và máy chém của chế độ Ngô
Đình Diệm, tổng tuyển cử đã bị phá hoại, đất nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt
làm hai miền Nam - Bắc. Nhân dân miền Nam Việt Nam sống dưới ách đô hộ của bọn
đế quốc và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. Mọi quyền con người của nhân dân
miền Nam
bị chà đạp. Nhân dân Việt Nam
quyết không chịu. Với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập, tự do” và khát
vọng “đất nước Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý
đó không bao giờ thay đổi”, cả dân tộc Việt nam đã nhất tề đứng lên, xẻ dọc Trường
Sơn đi cứu nước, quyết giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Và dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh quân và dân hai
miền Nam - Bắc đã đoàn kết, vượt mọi khó khăn thử thách quyết đánh và đánh thắng
các kiểu chiến tranh của đế quốc Mỹ. Lịch sự đã ghi nhận, Mỹ đã tiến hành các
chiến lược, như: Chiến lược chiến tranh đặc biệt; Chiến lược chiến tranh cục
bộ; Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, v.v. Biết bao tỷ Đô la được giới cầm
quyền nước Mỹ bơm vào miền Nam Việt Nam để hà hơi, tiếp sức cho ngụy quân, ngụy
quyền; để biến thành bom đạn dội vào đầu người dân Việt Nam; để chống lại cuộc
chiến “trong lòng nước Mỹ”, v.v. Đau thương, nối tiếp đau thương. Hằng triệu,
triệu người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã ngã xuống vì độc lập, tự do
của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Hằng chục vạn lính Mỹ đã chết bởi cuộc
chiến tranh phi nghĩa mà chính phủ của họ gây ra; nền kinh tế Mỹ chịu tổn thất
nghiêm trọng; hình ảnh nước Mỹ trong con mắt của loài người tiến bộ trên thế
giới thật xấu xa, ác độc. Các nhà nghiên cứu đã chỉ rõ vấn đề này, thiết nghĩ
chẳng cần nhắc lại.
Với quyết tâm “Đánh
cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, để Nam Bắc một nhà thống nhất, quân và dân ta
đã “bám vào thắt lực địch mà đánh”, đánh bại các chiến lược chiến tranh hung
bạo của đế quốc Mỹ. Những chiến thắng của quân và dân Việt Nam, mà điển hình là
Chiến thắng Mậu Thân (1968), Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (1972),… đã
buộc đế quốc Mỹ ký vào Hiệp định Pari, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, rút
quân về nước. Mỹ đã “cút”, nhưng Ngụy chưa “nhào”. Ngụy quân, ngụy quyền Sài
Gon vẫn được đế quốc Mỹ hà hơi, tiếp sức bằng Đô la, vũ khí và hệ thống cố vấn
quân sự, chính trị. Nhân dân miền Nam Việt Nam vẫn chịu ách đô hộ tàn bạo của ngụy
quân, ngụy quyền dưới cái ô bảo trợ, gậy chỉ huy của Mỹ. Quân và dân Việt Nam
quyết không chịu. Để giải phóng hoàn toàn miền Nam ,
thống nhất đất nước, quân và dân Việt Nam đã liên tục tấn công và giành
những thắng lợi to lớn, như: Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Huế - Đà Nẵng,…
làm rung chuyển nước Mỹ, từng bước làm tan rã tận gốc hệ thống ngụy quân, ngụy
quyền. Mùa xuân 1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam , quân và dân
nước Việt đã Tổng tiến công và nổi dậy chiến lược mùa Xuân 1975. Ngày 30-4-1975,
chiến dịch giành thắng lợi, tổng thống Việt Nam cộng hòa Dương Văn Minh tuyên
bố đầu hàng vô điều kiện. Miền Nam
đã được giải phóng, đất nước Việt Nam nối liền một dải từ Mục Nam
Quan đến mũi Cà Mau. Từ đây, Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới: kỷ nguyên
thống nhất, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên toàn đất nước. Đó là sự
thật lịch sử mà không có thế lực nào có thể bác bỏ. Ngày Chiến thắng 30-4, đã
đi vào trang vàng chói lọi thực hiện khát vọng độc lập, thống nhất, dân chủ, tự
do của dân tộc Việt Nam
trong tiến trình dựng nước và giữ nước.
Sau bốn 40
giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và ba mươi năm Đổi mới, dưới
sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào
nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Việt
Nam
đã trở thành biểu tượng mới của các dân tộc trên thế giới về phát triển kinh tế
- xã hội, xóa đói giảm nghèo và bảo đảm quyền con người.
Thực tế cho thấy, các tỉnh thành phía Nam đã có sự phát triển vượt bậc,
diện mạo nhiều đổi thay cùng với sự đổi mới của đất nước. Số lượng các doanh ngiệp
của các thành phần kinh tế đang hoạt động ở phía Nam tăng nhiều lần; hạ
tầng thiết yếu phục vụ cho phát triển kinh tế - xã
hội được xây
dựng. Từ chỗ hạ tầng chủ yếu phục vụ chiến
tranh xâm lược của Mỹ, nay
đã chuyển sang
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, với sự
hài hòa các phương thức vận tải, giữa hàng không, đường bộ, đường thủy và hàng
hải, tận dụng được các lợi thế của đất nước. Đặc biệt, sự phát triển mạnh mẽ
các nhà máy điện cũng như lưới truyền tải điện, nhất là đường dây 500kV Bắc Nam
đã bước đầu giải quyết được bài toán năng lượng cho khu vực phía Nam. Từ chỗ
chỉ có ngành công nghiệp cơ khí sửa chữa nhỏ, chủ yếu phục vụ cho quốc phòng, phía
Nam đã hình thành được một loạt các tỉnh thành công nghiệp. Thành phố Hồ Chí
Minh (Sài Gòn 40 năm về trước) chủ yếu sống bằng nguồn ngoại viện, kinh tế trong
trạng thái què quặt, phục vụ nhu cầu chiến tranh đã vươn mình đứng lên trở
thành trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, khoa học kỹ thuật của cả nước, là
hạt nhân của khu kinh tế trọng điểm phía Nam và là đầu tàu kinh tế của cả nước.
Hằng năm, Thành phố đóng góp khoảng 1/5 GDP của cả nước và 1/3 tổng thu sách
nhà nước. Các địa phương, như: Bình Dương, Đồng Nai,… đã là những tỉnh công
nghiệp. Đặc biệt, Bà Rịa - Vũng Tàu trước là một tỉnh rất nghèo nhưng nay đã
hình thành một khu công nghiệp dầu khí và cụm công nghiệp dịch vụ hàng hải lớn
nhất cả nước, đang hướng tới trở thành trung tâm dịch vụ hàng hải của khu vực. Bình
Dương trước giải phóng miền Nam không phải là một tỉnh có vai trò lớn về công
nghiệp nhưng nay đã trở thành một tỉnh công nghiệp hiện đại có tốc độ đổi thay
lớn lao và là một điểm sáng trên bản đồ kinh tế Việt Nam với những thành tựu về
đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Các tỉnh cực Nam Trung Bộ chuyển hướng
mạnh mẽ, phát triển thương mại dịch vụ, du lịch, như: Nha Trang, Phan Thiết, v.v.
Các tỉnh miền Tây Nam Bộ với thế mạnh về nông nghiệp không chỉ đảm bảo an ninh
lương thực mà còn đã có đóng góp lớn lao vào thành tựu xuất khẩu 06 triệu tấn
gạo, 08 tỷ Đô la thủy hải sản xuất khẩu của cả nước. Gạo Việt Nam, tôm, cá basa
đã ghi dấu ấn trên bản đồ xuất khẩu thế giới. Hiện nay, Chính phủ đã quy hoạch
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm: Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền
Đông, miền Tây Nam Bộ (Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương,
Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang). Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh vai
trò kết nối trung tâm, chủ lực cho toàn vùng Nam Bộ trong quá trình chuyển đổi
và phát triển cơ chế kinh tế thị trường dù mức độ lan tỏa chưa như tiềm năng
vốn có. Theo Tổng cục Thống kê, Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm khoảng
17% dân số, hơn 8% diện tích, sản xuất chiếm hơn 42% GDP, gần 40% kim ngạch
xuất khẩu cả nước, đóng góp gần 60% ngân sách quốc gia. Đây là vùng kinh tế
trọng điểm lớn nhất, là trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tài chính
hàng đầu và là động lực phát triển năng động của cả nước và có tầm cỡ khu vực.
Lịch sử và hiện thực khách quan nêu trên đã bác bỏ mọi luận
điệu xuyên tạc./.