Oct 2, 2019

Rất cần thiết và kịp thời

Tre Việt - Ngày 23-9-2019, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Quy định 205-QĐ/TW về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. Quy định này là phương thức, giải pháp để kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền, là bước cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị về xây dựng Đảng. Ngay lập tức thu hút được sự quan tâm, đồng tình ủng hộ của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; khẳng định Quy định được ban hành là rất cần thiết và kịp thời trong bi cảnh hiện nay.
Tuy nhiên, lợi dụng việc này, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động ngay lập tức có các luận điệu xuyên tạc trên các phương tiện truyền thông quốc tế, blog hải ngoại, mạng xã hội. Ngày 01-10, trên trang VOA Tiếng Việt, đăng tải bài viết của Phạm Chí Dũng với tựa đề: “Vì sao bỗng kiểm soát quyền lực vào lúc này?”, trong bài viết, Phạm Chí Dũng cho rằng: có một số quy định nội bộ của Đảng chỉ xuất hiện vào mỗi lúc tình thế trở nên “có biến”(!). Quy định này là cơ hội để thanh trừng nội bộ, loại trừ phe nhóm, để hủy diệt đối với những người có khả năng tranh giành quyền lực (!)
Tre Việt nhận thấy, luận điệu xuyên tạc  Phạm Chí Dũng hướng đến nhằm những mục đích chẳng xa lạ gìngoài mục đích cố tình tạo cớ diễn biến tình hình chính trị ở nước ta, xuyên tạc đường lối của Đảng ta nói chung và công tác cán bộ của Đảng nói riêng theo kiểu “tung hỏa mù” để tạo ra nhận thức sai lệch của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta trước thềm đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng.
Thực tế đã chứng minh, kiểm soát quyền lực nhà nước đóng vai trò quan trọng và là tất yếu; trên thế giới, không quốc gia nào có thể phát triển nhanh, ổn định và bền vững nếu quyền lực nhà nước không được kiểm soát và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng lạm quyền, tha hóa quyền lực vẫn luôn tiềm ẩn và thường xuyên xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào cho dù thể chế chính trị có khác nhau.
Trong một hội thảo quốc tế về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng do Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội nước ta tổ chức, bà Eleanor Valentine, chuyên gia về xây dựng và phát triển năng lực của Nghị viện Hoa Kỳ, cho biết: ngay cả ở Mỹ cũng luôn nỗ lực phòng chống tham nhũng, đây là nhiệm vụ phải được thực hiện một cách toàn diện và tổng thể, bắt đầu từ những bước phòng ngừa và tăng cường giám sát là vô cùng quan trọng. Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc đề xuất, soạn thảo và hướng dẫn thi hành luật như ở Việt Nam. Hay trong công trình nghiên cứu và cuốn sách “Quyền lực chính trị và kiểm soát dân chủ ở Anh”, nhà nghiên cứu - học giả Stuart Weir và David Beetham rút ra kết luận:trong hệ thống chính trị ở Vương quốc Anh, kiểm soát quyền lực là phương thức tốt để đảm bảo chuẩn mực của nền dân chủ xã hội,... Nói như thế để thấy, vấn đề kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, xa rời chuẩn mực của cán bộ, công chức là vấn đề được hầu hết các quốc gia quan tâm và có thiết chế quy định. 
Ở nước ta, trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, đang đặt ra rất nhiều nhiệm vụ quan trọng, nặng nề về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, v.v. Những nhiệm vụ đó, đòi hỏi Ðảng ta phải không ngừng bổ sung, phát triển Cương lĩnh, chủ trương, đường lối, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng cầm quyền và sức chiến đấu của Ðảng. Cùng với đó, Nhà nước phải hoàn thiện thể chế, pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị.
Cán bộ, đảng viên, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có đủ phẩm chất, đạo đức, trí tuệ, uy tín và năng lực mới có thể hoàn thành trách nhiệm và quyền hạn được giao. Thực thi quyền lực và kiểm soát quyền lực một cách đúng đắn, không chỉ phòng ngừa tiêu cực, lạm quyền trong công tác cán bộ mà còn bảo đảm cho sự lãnh đạo, quản lý, vận hành có hiệu lực, hiệu quả; ngăn chặn kịp thời vấn nạn ưu tiên người nhà, người thân,...
Trước yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Đảng ta ban hành Quy định kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền là hết sức cần thiết và kịp thời, nhằm nâng cao năng lực của Đảng cầm quyền, xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnhngang tầm nhiệm vụ, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng./.

Cảnh giác với chiêu trò “chẻ chữ” để xuyên tạc


          Tre Việt - Mới đây, trong bài viết “Không tin mạng xã hội sao lại bắt facebookers?” đăng trên kênh RFA đã lý sự rằng: “…, dù Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông luôn nói không nên cả tin bất cứ cái gì trên mạng, thế nhưng bộ máy công quyền Việt Nam lại luôn “rình rập” trên mạng xã hội để phạt và thậm chí bắt những facebookers đăng tin “nhạy cảm” về Chính phủ hoặc quan chức Chính phủ”. Rồi cho rằng: các cơ quan công quyền đang “nói một đàng, làm một nẻo”. Nếu chỉ thoạt nghe sẽ cảm thấy có vẻ hợp lý. Nhưng thực chất bài viết này đã lợi dụng phát biểu của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông để “chẻ chữ” xuyên tạc những gì đang diễn ra ở Việt Nam.
          Dễ nhận thấy là hiện nay, mạng xã hội đang là diễn đàn “hot”, nơi mà người người, nhà nhà có thể dễ dàng đăng tải bất cứ thứ thông tin gì khi vừa mới nhìn thấy, nghe thấy,… theo kiểu “thích là đăng”. Điều này cho thấy, Việt Nam là quốc gia luôn tôn trọng quyền tự do ngôn luận của công dân (chứ không như những gì mà lâu nay những kẻ tự xưng đấu tranh cho dân chủ vẫn lu loa). Cũng chính vì thế mà có một thực tế không thể phủ nhận là: Phần lớn thông tin trên mạng xã hội hiện nay đều chưa được kiểm chứng nên rất hỗn tạp, nhiều chiều, có cả thông tin chính xác, không chính xác, bịa đặt, xuyên tạc, vu khống, v.v. Vì vậy, khi Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nói rằng: “không nên cả tin bất cứ cái gì trên mạng” là hoàn toàn hợp lý, để nhắc nhở mọi người khi tiếp nhận thông tin từ mạng xã hội phải luôn tự đặt ra sự hoài nghi, để xử lý, phân biệt, đúng, sai, tránh để xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
          Còn khi bài viết cho rằng: cơ quan công quyền luôn “rình rập” trên mạng xã hội để phạt và thậm chí bắt các facebookers khi đăng tin “nhạy cảm” về Chính phủ hoặc quan chức Chính phủ là xuyên tạc, vu cáo, không có cơ sở. Bởi, việc theo dõi, giám sát hoạt động của mạng xã hội là trách nhiệm của các cơ quan chức năng, nhằm bảo vệ lợi ích, an ninh quốc gia, dân tộc. Đồng thời, phát hiện, ngăn chặn những thông tin xấu độc là việc làm thường xuyên của bất cứ quốc gia nào trên thế giới, nhất là trong xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay, kể cả với nước Mỹ - nơi đặt trụ sở của RFA.
          Còn việc xử phạt đối với những người đăng tải, tuyên truyền thông tin bịa đặt, không chính xác hay thậm chí phải bắt các facebookers khi đăng tải các bài viết, bình luận có nội dung nói xấu chế độ, chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, … cũng là việc làm hoàn toàn bình thường với bất kỳ quốc gia nào, không riêng ở Việt Nam. Bởi việc làm, hành động này không thể chỉ gọi là đăng tin “nhạy cảm” mà đã vi phạm pháp luật.
          Trên thực tế, các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam luôn nhất quán trong xử lý và tuân thủ đúng quy trình, quy định của pháp luật, xử lý nghiêm minh, không phân biệt người đó là ai. Nên càng không có cơ sở để quy chụp rằng: các cơ quan công quyền Việt Nam đang “nói một đàng, làm một nẻo”.
          Chính những kẻ có thâm thù với đất nước, chế độ, có tâm địa xấu mới luôn rình rập, tìm sở hở, sai sót của các cán bộ cao cấp để “chẻ chữ”, lợi dụng tuyên truyền, xuyên tạc tình hình thực tế diễn ra ở Việt Nam mới cần lên án, dẹp bỏ./.