Nov 2, 2022

Đài RFA dừng ngay “trò” cổ súy việc làm vi phạm pháp luật Việt Nam

        Tre Việt – Ngày 01/11, kênh Tiếng Việt Đài RFA đăng bài “Tín đồ Tin lành ở Tây Nguyên tố cáo công an lên tục sách nhiễu ngay trước Đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ”. Theo bài viết: “Nhiều tín đồ thuộc Hội thánh Tin lành đấng Christ ở tỉnh Đắk Lắk tố cáo công an thành phố Buôn Mê Thuật đã liên tục theo dõi, phá rối các buổi tiến hành nghi lễ thờ phượng Chúa gần một tháng qua”.

Thực chất, Hội thánh Tin lành Đấng Christ là một tà đạo, do một số người dân tại địa phương tự phát thành lập, hoạt động trái phép, khi chưa được chính quyền, pháp luật công nhận, cấp phép hoạt động. Cần khẳng định rõ: đây là một tổ chức phản động, lợi dụng tôn giáo để chống phá Nhà nước. Vì thời gian qua, tổ chức này đã có hành động quy tụ, tập hợp các chức sắc, tín đồ người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đấu tranh đòi “tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền”, tiến tới thành lập tôn giáo riêng, Nhà nước riêng của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Điều này hoàn toàn vi phạm Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam. Hơn nữa, bản thân các nhân vật được nhắc đến trong bài viết, như: Y Nguyệt Bkrông, Y Cơi, Y Lui Byă là những người đã lợi dụng “tự do” tôn giáo, có những hành động vi phạm pháp luật, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại địa phương; trong đó, Y Cơi đã từng bị cơ quan thực thi pháp luật bắt giữ, xét xử và phải thi hành bản án 08 năm tù. Song, họ vẫn không ăn năn, hối cải, không chấp nhận việc hoạt động tôn giáo phải được sự cho phép của chính quyền. Họ tiếp tục tổ chức truyền đạo và các hoạt động tôn giáo trái pháp luật. Và hành động ngăn chặn việc truyền đạo, tổ chức hoạt hoạt động tôn giáo trái phép, vi phạm pháp luật, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn của lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk là đúng quy định của pháp luật; nó hoàn toàn không phải là hành động “sách nhiễu”, “phá rối” các hoạt động tôn giáo như bài viết đã phản ánh.

Sự thật là vậy, nhưng kênh Tiếng Việt Đài RFA lại cố tình đăng tải bài viết với những đánh giá, nhìn nhận phiến diện, sai lệch về tình hình tôn giáo tại Việt Nam, vào thời điểm sát ngày diễn ra Đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ thường niên đã cho thấy dụng ý xấu. Tuy nhiên, sẽ không thể làm thay đổi những thành tựu về dân chủ, nhân quyền, tự do, tôn giáo của Việt Nam. Bởi, trên thực tế, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, đề ra các chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào theo tôn giáo được hoạt động, sinh hoạt, phát triển bình đẳng như mọi người dân khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Việt Nam đã ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, tạo hành lang pháp lý, cơ sở thuận lợi để các tôn giáo hoạt động đúng pháp luật. Hiện nay, Việt Nam có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận, cấp phép hoạt động với khoảng hơn 26,5 triệu tín đồ, hàng trăm nghìn chức sắc, chức việc tôn giáo. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, hoạt động đúng theo giáo lý, tôn chỉ, mục đích, làm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, các tín đồ. Mới đây nhất, Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, bầu làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025. Đây là minh chứng thuyết phục để bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng./.

 

Cảnh giác với trò “góp ý” tâm huyết

            Tre Việt – Lợi dụng chủ trương Đảng và Nhà nước ta tổ chức lấy ý kiến của nhân dân trước các sự kiện lớn, vấn đề hệ trọng của đất nước, nhằm tiếp thu ý kiến tích cực xây dựng, tâm huyết, trí tuệ của toàn dân, góp phần xây dựng và hoàn thiện chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, một số phần tử cơ hội chính trị, được các thế lực thù địch phản động hà hơi, tiếp sức lợi dụng các đợt sinh hoạt chính trị quan trọng này để chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Những quan điểm sai trái, những luận điệu phản động không chỉ là những bài viết, bài nói, bài phát biểu đơn lẻ được tung trên mạng mà họ còn được soạn thảo thành những tài liệu xấu mạo danh, nặc danh gửi đến các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đáng chú ý là, họ còn soạn ra hẳn những bản dự thảo dài nhiều trang công bố trên mạng xã hội nhằm kích động, lôi kéo người dân, tạo áp lực lên Đảng, Nhà nước. Nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa qua (30/10 đến 02/11/2022),... vẫn chiêu trò cũ là lợi dụng tự do ngôn luận, tự do phát biểu ý kiến,…một số cá nhân, tổ chức thù địch, những phần tử cơ hội chính trị núp dưới chiêu bài “góp ý”, như: “thư ngỏ”, “thư góp ý”, để tung ra không ít ý kiến bóp méo, xuyên tạc; nội dung họ đề cập đến nhiều điều nhưng tựu trung vẫn là phá hoại mối quan hệ láng giềng hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc, v.v.

          Như đã biết, Việt Nam – Trung Quốc, hai nước láng giềng núi liền núi, sông liền sông, nhân dân hai nước có tình hữu nghị truyền thống lâu đời. Trong chặng đường hơn 72 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc đến nay, dù thời cuộc có nhiều biến đổi, quan hệ hai nước tuy có lúc thăng trầm, song hữu nghị, hợp tác luôn là dòng chảy chính. Với chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam hết sức coi trọng việc phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc. Thực tiễn cũng cho thấy, việc củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước là hoàn toàn phù hợp với lợi ích căn bản, lâu dài của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Những năm qua, với nỗ lực chung của cả hai bên, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc tiếp tục có bước phát triển quan trọng trên các lĩnh vực; quan hệ hai Đảng, hai nước tổng thể duy trì đà phát triển tích cực và để lại nhiều dấu ấn đậm nét, không ngừng tăng cường định hướng chiến lược, củng cố tin cậy chính trị: Lãnh đạo hai Đảng, hai nước duy trì trao đổi thường xuyên với hình thức linh hoạt, đưa ra định hướng quan trọng cho quan hệ song phương. Riêng từ năm 2020 đến nay, thích ứng với tình hình đại dịch COVID-19 kéo dài, hai bên vẫn duy trì trao đổi, tiếp xúc cấp cao mật thiết thông qua các hình thức linh hoạt như điện đàm, hội đàm trực tuyến, trao đổi thư tín,… góp phần tăng cường tin cậy chính trị và tạo sự lan tỏa đến giao lưu, hợp tác các cấp, các ngành và mọi lĩnh vực giữa hai nước.

Xin minh chứng một và lĩnh vực cụ thể: Thành quả hợp tác kinh tế – thương mại, đưa hai nước ngày càng có vị trí quan trọng trong tổng thể quan hệ kinh tế đối ngoại của nhau. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, tổng kim ngạch thương mại Việt – Trung năm 2021 vẫn tăng 24,6%, đạt 165,9 tỷ USD (theo số liệu của Trung Quốc là hơn 230 tỷ USD, tăng 19,7%). Trong 8 tháng năm 2022, kim ngạch thương mại Việt – Trung đạt 117,4 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2021. Từ năm 2016, Việt Nam liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN; trong khi Trung Quốc liên tục 18 năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam duy trì tăng trưởng qua các năm. Tổng vốn lũy kế đến cuối năm 2021 đạt 21,3 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với mức 10,5 tỷ USD của thời điểm cuối năm 2016. Xét theo tiêu chí năm, trong hai năm 2019 và 2020, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn thứ 4; năm 2021 vươn lên là nhà đầu tư lớn thứ 3 tại Việt Nam, tăng 7 bậc so với năm 2015. Có được những thành quả tốt đẹp như trên là không dễ dàng, nhất là trong bối cảnh chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất khu vực và toàn cầu gặp khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19. Đoàn kết, tương trợ, cùng nhau vượt qua đại dịch COVID-19, hợp tác phòng chống dịch trở thành điểm sáng của quan hệ song phương. Ngay sau khi dịch COVID-19 bùng phát, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên viện trợ hàng hóa, vật tư y tế cho Vũ Hán và các địa phương biên giới của Trung Quốc. Khi dịch bệnh lan rộng tại Việt Nam, Trung Quốc là một trong số các nước cung cấp vaccine nhiều và nhanh nhất cho Việt Nam với tổng số lượng trên 50 triệu liều cả viện trợ và thương mại; đã và đang triển khai các khoản viện trợ vật tư y tế tổng trị giá 26,5 triệu Nhân dân tệ; các địa phương Trung Quốc (Quảng Tây, Vân Nam, Quảng Đông…) cũng ủng hộ lượng lớn vật tư y tế cho nhiều địa phương Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam tích cực hỗ trợ, phối hợp làm tốt công tác tiêm chủng, chăm sóc, chữa trị cho công dân Trung Quốc tại Việt Nam; công tác phối hợp phòng chống dịch qua biên giới được triển khai bài bản, thường xuyên, hiệu quả.

Trong kiểm soát và xử lý thỏa đáng bất đồng, mở rộng điểm đồng, nỗ lực giữ gìn hòa bình, ổn định, vì sự phát triển của mỗi nước và khu vực. Hai bên duy trì trao đổi tại các cơ chế đàm phán về biên giới lãnh thổ; cơ bản thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao, kịp thời xử lý thỏa đáng các vấn đề phát sinh. Tình hình biên giới trên đất liền về tổng thể ổn định; hai bên phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý đường biên mốc giới, mở mới và nâng cấp cửa khẩu, hợp tác phòng chống dịch bệnh; tích cực phối hợp tháo gỡ khó khăn trong thông quan hàng hóa, thúc đẩy hợp tác phát triển tại khu vực biên giới. Trong vấn đề trên biển, hai bên duy trì trao đổi thường xuyên ở các cấp, các kênh, kể cả cấp cao; các Nhóm công tác về vấn đề trên biển họp định kỳ với hình thức linh hoạt, đạt được những tiến triển nhất định, nhất là về hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm. Hai bên cũng đã phối hợp, hợp tác chặt chẽ tại các cơ chế, diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC),  Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Hợp tác Á – Âu lần thứ nhất (ASEM), Mekong – Lan Thương. 

Xuất phát từ sự coi trọng cao độ việc phát triển quan hệ Việt – Trung, trong trao đổi với Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh “Thế giới biến động hết sức phức tạp, hai nước chúng ta đang ở giai đoạn quan trọng. Vì vậy, việc không ngừng củng cố và phát triển quan hệ  láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước vừa là  trách nhiệm lịch sử, vừa là yêu cầu khách quan, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước”. Mượn hình ảnh “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, trong điện đàm với Thủ tướng Lý Khắc Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng “Trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng, việc hai Đảng, hai nước tăng cường đoàn kết, phối hợp chiến lược, cùng nhau khắc phục khó khăn, thách thức càng có ý nghĩa cấp thiết và hệ trọng”. Các phát biểu trên một lần nữa khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng củng cố và phát triển quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, coi đây là chủ trương nhất quán, ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam. Hiện nay, cả hai nước đều đứng trước những thời cơ và thách thức mới trong công cuộc xây dựng và phát triển, đổi mới. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn hết sức coi trọng và chân thành mong muốn phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với Trung Quốc. Đây là chủ trương nhất quán, một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Cũng trong các cuộc trao đổi gần đây, Lãnh đạo cao nhất của hai Đảng, hai nước nhấn mạnh sẵn sàng đưa quan hệ Việt – Trung bước vào giai đoạn phát triển mới với tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác thiết thực hơn, nền tảng hữu nghị vững chắc hơn. 

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi, có truyền thống hữu nghị lâu đời, cùng kiên trì đi lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Với nền tảng hữu nghị bền chặt do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông và các thế hệ lãnh đạo tiền bối hai nước dày công vun đắp; phát huy những thành quả đáng khích lệ trong hợp tác thực chất thời gian qua, chúng ta tin tưởng và kỳ vọng, với sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo hai Đảng, hai nước, quan hệ Việt – Trung sẽ không ngừng được tiếp thêm những động lực mới, phát triển lên tầm cao mới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới. Bởi vậy, chúng ta cần hết sức cảnh giác, kiên quyết đấu tranh vạch trần những hành động lợi dụng tự do ngôn luận tán phát tài liệu xấu, mạo danh, nặc danh, lợi dụng việc lấy ý kiến nhân dân vào các vấn đề hệ trọng của đất nước để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta./.