Tre Việt – Ngày 01/11, kênh Tiếng Việt Đài RFA đăng bài “Tín đồ Tin lành ở Tây Nguyên tố cáo công an lên tục sách nhiễu ngay trước Đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ”. Theo bài viết: “Nhiều tín đồ thuộc Hội thánh Tin lành đấng Christ ở tỉnh Đắk Lắk tố cáo công an thành phố Buôn Mê Thuật đã liên tục theo dõi, phá rối các buổi tiến hành nghi lễ thờ phượng Chúa gần một tháng qua”.
Thực chất, Hội thánh Tin lành Đấng Christ là một tà đạo,
do một số người dân tại địa phương tự phát thành lập, hoạt động trái phép, khi
chưa được chính quyền, pháp luật công nhận, cấp phép hoạt động. Cần khẳng định
rõ: đây là một tổ chức phản động, lợi dụng tôn giáo để chống phá Nhà nước. Vì thời
gian qua, tổ chức này đã có hành động quy tụ, tập hợp các chức sắc, tín đồ người
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đấu tranh đòi “tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền”,
tiến tới thành lập tôn giáo riêng, Nhà nước riêng của các dân tộc thiểu số ở
Tây Nguyên. Điều này hoàn toàn vi phạm Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam.
Hơn nữa, bản thân các nhân vật được nhắc đến trong bài viết, như: Y Nguyệt
Bkrông, Y Cơi, Y Lui Byă là những người đã lợi dụng “tự do” tôn giáo, có những
hành động vi phạm pháp luật, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an
toàn xã hội tại địa phương; trong đó, Y Cơi đã từng bị cơ quan thực thi pháp luật
bắt giữ, xét xử và phải thi hành bản án 08 năm tù. Song, họ vẫn không ăn năn, hối
cải, không chấp nhận việc hoạt động tôn giáo phải được sự cho phép của chính
quyền. Họ tiếp tục tổ chức truyền đạo và các hoạt động tôn giáo trái pháp luật.
Và hành động ngăn chặn việc truyền đạo, tổ chức hoạt hoạt động tôn giáo trái
phép, vi phạm pháp luật, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã
hội trên địa bàn của lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk là đúng quy định của pháp
luật; nó hoàn toàn không phải là hành động “sách nhiễu”, “phá rối” các hoạt động
tôn giáo như bài viết đã phản ánh.
Sự thật là vậy, nhưng kênh Tiếng Việt Đài RFA lại cố
tình đăng tải bài viết với những đánh giá, nhìn nhận phiến diện, sai lệch về
tình hình tôn giáo tại Việt Nam, vào thời điểm sát ngày diễn ra Đối thoại nhân
quyền Việt - Mỹ thường niên đã cho thấy dụng ý xấu. Tuy nhiên, sẽ không thể làm
thay đổi những thành tựu về dân chủ, nhân quyền, tự do, tôn giáo của Việt Nam.
Bởi, trên thực tế, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, đề ra các chính sách,
tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào theo tôn giáo được hoạt động, sinh hoạt,
phát triển bình đẳng như mọi người dân khác theo quy định của Hiến pháp và pháp
luật. Việt Nam đã ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, tạo hành lang pháp lý, cơ
sở thuận lợi để các tôn giáo hoạt động đúng pháp luật. Hiện nay, Việt Nam có 43
tổ chức thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận, cấp phép hoạt động với khoảng
hơn 26,5 triệu tín đồ, hàng trăm nghìn chức sắc, chức việc tôn giáo. Các tôn
giáo đều bình đẳng trước pháp luật, hoạt động đúng theo giáo lý, tôn chỉ, mục
đích, làm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, các tín đồ. Mới
đây nhất, Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, bầu làm thành viên của Hội
đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025. Đây là minh chứng thuyết phục
để bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, tự
do tín ngưỡng./.
0 comments:
Post a Comment