Tre Việt - Ngày 06/9/2022, thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng ký ban hành Quy định số 80-QĐ/TW, ngày 18/8/2022 về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; Quy định này thay thế cho Quy định số 105-QĐ/TW, ngày 19/12/2017 của Bộ Chính trị. Quy định gồm: 06 chương, 34 điều, quy định mục đích, yêu cầu, nguyên tắc, nội dung, trách nhiệm, thẩm quyền trong quản lý cán bộ và nguyên tắc, trách nhiệm, thẩm quyền, tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục, quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử; tái cử, chỉ định, điều động và biệt phái cán bộ. Quy định áp dụng đối với các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị.
Thế nhưng, trang facebook Đài Á Châu Tự
Do (RFA) lại có nhiều bài viết, bình luận xuyên tạc hết sức lố bịch Quy định mới
của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý, bổ nhiệm cán bộ. Họ cho rằng: “So với Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7
(khóa XII) về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp thì Quy định 80 vừa rối rắm, vừa
tự mâu thuẫn, thậm chí gây ấn tượng nó nhằm hướng dẫn người ta chạy quyền, chạy
chức cho đúng chỗ”. Từ đó, họ quy chụp, Quy định nhằm tăng cường “tính tập
quyền” cho các Ủy viên Bộ Chính trị, nhằm xuyên tạc công tác cán bộ của Đảng, rồi
đưa ra các võ đoán về nhân sự cán bộ của Đảng.
Cần khẳng định: Quy định số 80 nhằm tiếp
tục cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng; bảo đảm sự đồng bộ, thống
nhất, tổng thể, liên thông trong công tác cán bộ của hệ thống chính trị; đánh
giá cán bộ khách quan, công tâm; lựa chọn và bố trí đúng cán bộ đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu quả công tác quản lý
cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, bảo đảm thực hiện nghiêm nguyên tắc
tập trung dân chủ, tập thể quyết định. Đồng thời, phát huy đầy đủ trách nhiệm
cá nhân, trước hết là người đứng đầu trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ
Về
phân cấp quản lý cán bộ, Quy định nêu rõ nội dung quản lý, trách nhiệm và quyết
định đối với cán bộ: Ban Chấp hành Trung ương Đảng thực hiện định hướng và quyết
định những chủ trương, vấn đề hệ trọng về công tác cán bộ và cán bộ theo Quy chế
làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý,
trực tiếp quyết định một số nội dung trong công tác cán bộ; phân công, phân cấp
cho các cấp ủy, tổ chức đảng quyết định một số nội dung đối với các chức danh
lãnh đạo thuộc diện Trung ương quản lý và các chức danh cán bộ khác; ủy quyền
cho Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí
thư quyết định một số khâu, nội dung trong công tác cán bộ. Cấp ủy, tổ chức đảng,
người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ công tác, sinh hoạt đảng
ở địa phương, cơ quan, đơn vị, trong đó có cán bộ thuộc diện cấp trên quản lý
và chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền về phạm vi được phân cấp, ủy quyền
trong quản lý cán bộ, v.v
Về
việc bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, Quy định nêu rõ: cấp ủy, tổ chức đảng
và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định bổ nhiệm, giới thiệu
cán bộ ứng cử theo thẩm quyền; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, nguyên tắc tập
trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, phát huy đầy đủ quyền hạn,
trách nhiệm của từng thành viên và người đứng đầu. Căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện,
phẩm chất, đạo đức, năng lực, sở trường và uy tín của cán bộ; đồng thời, xuất
phát từ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Bảo
đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển liên tục của đội ngũ cán bộ; nâng cao chất
lượng và hiệu quả công việc. Không bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, điều động,
phong, thăng quân hàm đối với cán bộ, đảng viên đang bị xem xét, xử lý kỷ luật.
Cán bộ sau khi được bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vì một trong các lý do: sức khỏe
không bảo đảm; uy tín giảm sút; không hoàn thành nhiệm vụ; vi phạm kỷ luật đảng,
pháp luật của Nhà nước,... thì cấp có thẩm quyền quyết định việc thay thế, cho
thôi giữ chức, miễn nhiệm, từ chức, cách chức, không chờ hết thời hạn giữ chức
vụ, hết nhiệm kỳ công tác.
Về
quy trình bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử, đối với nguồn
nhân sự tại chỗ, quy trình gồm 05 bước; đối với nhân sự điều động, bổ nhiệm, giới
thiệu ứng cử từ nguồn cán bộ ở nơi khác, quy trình gồm 03 bước. Đối với tổ chức
có đặc thù, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan,
đơn vị liên quan hướng dẫn bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ và liên thông.
Đối
với việc điều động, biệt phái cán bộ, phải căn cứ vào yêu cầu công tác, phẩm
chất, năng lực, sở trường, uy tín và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cán
bộ nhằm phát huy, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ; góp phần khắc phục tình trạng
khép kín, cục bộ trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị; bảo đảm sự ổn định và
phát triển của đội ngũ cán bộ
So với Quy định số 105, Quy định số 80
đã bổ sung nhiều điểm mới, trong đó quy định rõ hơn về tiêu chuẩn, điều kiện bổ
nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử chức vụ cao hơn. Cụ thể, Quy định số 105 trước
đây chỉ quy định chung là cán bộ bị kỷ luật từ khiển trách trở lên thì không được
quy hoạch, bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn trong thời gian ít nhất 01 năm kể từ
khi có quyết định kỷ luật. Đảng viên bị kỷ luật cách chức trong vòng 01 năm kể
từ ngày có quyết định, không được bầu vào cấp ủy, không chỉ định, bổ nhiệm vào
các chức vụ tương đương và cao hơn. Lần này, Quy định số 80 quy định rõ hơn thời
gian không được quy hoạch, bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn căn cứ theo các mức
độ kỷ luật. Cụ thể, 12 tháng đối với hình thức kỷ luật khiển trách; 30 tháng đối
với hình thức kỷ luật cảnh cáo; 60 tháng đối với hình thức kỷ luật cách chức,
v.v.
Như vậy, việc ban hành Quy định số 80-QĐ/TW, ngày 18/8/2022 để thay thế cho Quy định số 105-QĐ/TW, ngày 19/12/2017 về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử là việc làm cần thiết, nhằm góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, việc làm đó là công việc nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tại sao RFA lại phải xuyên tạc. Những luận điệu xuyên tạc, phá hoại lố bịch đó cần bị lên án và bác bỏ./.