Feb 1, 2021

Lại lộng ngôn, nói bừa

        Tre Việt - Sau khi các cơ quan báo chí đăng tải kết quả bầu cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Tổng Bí thư (khóa XIII), trang mạng facebook Việt Tân đăng bài “Xé luật” của Đỗ Ngà. 

        Với giọng điệu phỉ báng, bôi nhọ, xuyên tạc, rằng: “Với tiền lệ là phá luật nếu cần thì tương lai Đảng Cộng sản sẽ lộng hành hơn bây giờ là điều khó tránh khỏi”. Đây là luận điệu chống phá một cách cực đoan. Bởi:

Thứ nhất, luật lệ, quy định đều do con người tạo ra. Và nếu việc thay đổi luật lệ, quy định để mang lại lợi ích cho dân, cho nước, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, thì đây là việc cần làm và điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển.

Thứ hai, danh sách 200 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (cả chính thức và dự khuyết), 18 Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư (khóa XIII) có cơ cấu, độ tuổi phù hợp, có tính kế thừa. Đây đều là những cán bộ ưu tú của Đảng, có đủ phẩm chất, năng lực, đại diện cho hơn 05 triệu đảng viên đang công tác tại các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương, là hạt nhân lãnh đạo, chèo lái đưa đất nước phát triển trong những năm tới.

Thứ ba, kết quả, thành công của Đại hội thể hiện ý Đảng hợp lòng dân. Ngày 01/02/2021, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã họp phiên bế mạc và thành công tốt đẹp, đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của Đảng. Đây là kết quả của sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, toàn diện cả trước và trong Đại hội. Đồng thời, khẳng định kết quả của “nhân hòa” cùng đất nước vào xuân.

Vì thế, ý kiến của Đỗ Ngà là sự lộng ngôn, nói bừa, cần phê phán, bác bỏ./. 

“Lưng còng nhưng tấm lòng ngay thẳng”

          Tre Việt - Lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải danh sách Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII do Đại hội XIII của Đảng đã bầu ra, Ban Chấp hành đã họp phiên đầu tiên bầu ra Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, trên các trang mạng xã hội lề trái xuất hiện một số ý kiến trái chiều, tập trung vào các trường hợp đặc biệt, nhất là với cá nhân Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Họ cho rằng, Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tuổi đã cao, quy định của Đảng giữ chức không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp, đi lại khó khăn mà vẫn tham gia Bộ Chính trị tiếp tục giữ chức Tổng Bí thư là không phù hợp (!).

Bài viết xuyên tạc trên facebook Việt Tân

Tre Việt lần lượt trao đổi về 3 vấn đề mà họ đưa ra.

Về tuổi cao, thực tiễn trên thế giới nhiều chính trị gia tuổi đời còn cao hơn Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện Mỹ đã ngoài 80 tuổi (sinh năm 1940), tân Tổng thống Mỹ Joe Biden 78 tuổi (sinh năm 1942), Tổng thống vừa thất cử Donald Trump 74 tuổi (sinh năm 1946); cựu Thủ tướng Malaysia, ông Mahathir Mohamad, sinh tháng 7/1925, từ chức hồi tháng 02/2020 khi gần 95 tuổi, v.v. Vấn đề không phải là tuổi tác mà là ở tư duy. Có người nhiều tuổi, nhưng tư duy trẻ trung; có người ít tuổi nhưng tư duy già cỗi. Chẳng thế mà các cụ có câu: Nói như ông cụ non, để nói về ai đó dù còn trẻ tuổi nhưng tư duy, cách nói năng lại già hơn tuổi.

Về quy định của Đảng giữ chức không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp, khái niệm cán bộ giữ chức vụ không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp được định nghĩa tại Khoản 4 Điều 3 Quy định 98-QĐ/TW năm 2017. Nhưng trong Chỉ thị 35-CT/TW, ngày 30/5/2019 và Hướng dẫn 26-HD/BTCTW, ngày 18/10/2019 chỉ nêu: “Thống nhất chủ trương bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp (từ 8 năm trở lên) tại một địa phương, cơ quan, đơn vị”. Như vậy Điều lệ và văn bản của Đảng không đề cập đến việc giới hạn hai nhiệm kỳ với chức danh Tổng Bí thư.

Về vấn đề sức khỏe - đi lại khó khăn, rất nhiều người đã xem phim: “Tể tướng Lưu gù”, mặc dù là chuyện ngoài chính sử, nhưng qua đó cho thấy, Tể tướng Lưu gù mặc dù đi lại khó khăn, nhưng tấm lòng ngay thẳng, mà mọi người phải bái phục. Vậy nên có câu: Lưng gù nhưng tấm lòng ngay thẳng. Nhiều người cũng đã xem phim: Bao Công xử án, mặc dù Bao Công có nước da đen ít người có được, nhưng tấm lòng lại trong sáng. Bao Công luôn là người công tư rõ ràng, cứ theo pháp luật mà hành xử, bất kể người đó là ai. Điều đó làm cho đời đời ghi nhớ, nể trọng. Còn nữa, Stephen Hawking (08/01/1942 - 14/3/2018), nhà bác học nổi tiếng người Anh, bị mắc chứng bệnh xơ cứng teo cơ (ALS) từ năm 21 tuổi, khiến Ông phải sống trong trạng thái liệt toàn thân và phải ngồi xe lăn trong phần lớn cuộc đời còn lại của mình. Căn bệnh cũng lấy đi của Ông khả năng nói chuyện, buộc Ông phải giao tiếp thông qua một thiết bị tạo giọng nói được gắn trực tiếp vào chiếc xe lăn của Ông. Mặc dù, được chẩn đoán rằng căn bệnh ALS sẽ khiến Ông chỉ sống thêm được vài năm, nhưng Stephen Hawking đã hưởng thọ 76 tuổi. Ông từ trần vào ngày 14/3/2018. Cuộc đời của ông mặc dù phần lớn phải ngồi xe lăn, nhưng là cuộc đời cống hiến. Ông nhận nhiều vinh dự khác nhau, trong đó có Huân chương Tự do Tổng thống, là thành viên của Hội Nghệ thuật Hoàng gia và Viện Hàn lâm Khoa học Giáo hoàng. Hawking đảm nhiệm vị trí Giáo sư Toàn học Lucas tại Đại học Cambridge từ năm 1979 đến năm 2009. Năm 2002, Hawking được xếp thứ 25 trong cuộc bình chọn 100 người Anh vĩ đại nhất của BBC. Qua đó cho thấy, mặc dù bị bệnh, nhưng Stephen Hawking đã cống hiến cho khoa học nhiều nội dung có giá trị cao, mà có hàng hà người lành lạnh, khỏe mạnh không thể làm nổi. Vậy nên, đừng vì một hạn chế về sức khỏe, tuổi tác mà vội có những lời gièm pha ác ý./.