Mar 26, 2024

VOA không thể biện minh cho các tổ chức khủng bố

          Tre Việt – Ngay sau khi Bộ Công an Việt Nam công bố đưa tổ chức “Nhóm hỗ trợ người Thượng (MSGI)” và tổ chức “Người Thượng vì công lý (MSFJ)” vào danh sách các tổ chức khủng bố, thì VOA lập tức viện cớ vấn đề “dân chủ, nhân quyền”, “dân tộc, tôn giáo” đưa ra những thông tin sai lệch để vu cáo, xuyên tạc Việt Nam phân biệt đối xử, đàn áp người người dân tộc thiểu số dưới tiêu đề bài viết: “CSW phản đối việc Việt Nam liệt hai nhóm người Thượng là tổ chức khủng bố”. Đồng thời, chúng còn ra sức kêu gào sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế hòng chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Song, dù chúng có xuyên tạc, có lu loa, bịa đặt đến đâu thì vẫn không thể “biện minh” cho hai tổ chức khủng bố: tổ chức “Nhóm hỗ trợ người Thượng” và tổ chức “Người Thượng vì công lý”, bởi sự thật sau:

Một là, Tổ chức “Nhóm Hỗ trợ người Thượng” có tên tiếng Anh là “Montagnard Support Group, Inc.” viết tắt MSGI do các đối tượng Y Mut Mlô và Y Duen Bdăp (nguyên là thành viên tổ chức “Quỹ người Thượng – MFI” ở Mỹ) tuyên bố thành lập năm 2011. Tổ chức “Người Thượng vì công lý” có tên tiếng Anh là (Montagnards Stand For Justice) viết tắt MSFJ được thành lập vào năm 2019 bởi các đối tượng phản động: Y Phic Hdok (sinh sống tại Mỹ), Y Quynh Bdăp (sinh sống tại Thái Lan) cùng 15 đối tượng phản động, lưu vong khác. Hai Tổ chức, MSGI và MSFJ hoạt động theo phương thức bạo động, chủ trương lôi kéo, tuyển mộ thành viên ở trong nước, chủ yếu là người dân tộc thiểu số để kích động biểu tình, bạo loạn vũ trang; tài trợ tiền, vũ khí, phương tiện, huấn luyện, chỉ đạo tiến hành tấn công khủng bố, giết hại cán bộ và người dân, phá hoại tài sản của Nhà nước và nhân dân, đòi li khai, tự trị, thành lập “Nhà nước Đêga” ở Tây Nguyên.

Hai là, các thành viên của tổ chức “Nhóm hỗ trợ người Thượng (MSGI)” ở Hoa Kỳ và Tổ chức “Người Thượng vì công lý (MSFJ)” ở Thái Lan đã thường xuyên móc nối, dụ dỗ, lôi kéo các phần tử bất mãn, cùng một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số kém hiểu biết trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và các địa phương lân cận thành lập tổ chức khủng bố “Lính Đêga”, thực hiện các hoạt động tấn công, khủng bố gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Điển hình là rạng sáng ngày 11/6/2023, các đối tượng của tổ chức “Nhóm hỗ trợ người Thượng” và tổ chức “Người Thượng vì công lý” chia thành hai nhóm mang theo 04 khẩu súng AR15, 01 khẩu AK, 02 khẩu CKC, 02 khẩu Klip, 05 khẩu súng thể thao, 02 khẩu CPC, 01 khẩu súng ngắn Klip; 01 quả lựu đạn, 40 viên đạn AK, 400 viên đạn AR15 và một số loại đạn khác tấn công trụ sở Ủy ban nhân dân hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur, giết hại bốn cán bộ công an, một bí thư xã, một chủ tịch xã và ba người dân, làm bị thương hai cán bộ công an xã, bắt cóc ba người dân làm con tin, đốt trụ sở xã và đập phá tài sản của người dân, gây thiệt hại hơn 2,5 tỉ đồng.

Cần khẳng định rõ rằng: vụ việc nhóm đối tượng dùng vũ khí tấn công trụ sở Ủy ban nhân dân hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk xảy ra vào rạng sáng 11/6/2023, là vụ khủng bố chống chính quyền nhân dân với tính chất manh động, liều lĩnh, vô nhân tính, bất chấp đạo lý và luật pháp. Đây là kết luận không chỉ của Việt Nam, mà các nước trên thế giới đều lên án và xác định rõ là hành động của tổ chức khủng bố.

Như đã biết, không lâu sau khi vụ việc xảy ra, hầu hết các đối tượng tham gia vụ việc đã bị lực lượng chức năng bắt, điều tra và khởi tố theo quy định của pháp luật. Đến ngày 16/01/2024, Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk mở phiên tòa công khai xét xử sơ thẩm vụ án “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”; “Khủng bố”; “Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép”; “Che giấu tội phạm” đối với 100 bị cáo. Trong đó, 53 bị cáo bị xét xử về tội “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”; 39 bị cáo về tội “Khủng bố”; 01 bị cáo về tội “Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; 01 bị cáo về tội “Che giấu tội phạm”; 06 bị cáo ở nước ngoài (gồm: Y Mút Mlô, Y Bút Êban, Y Niên Êya, Y Cik Niê, Y Chanh Byă, Y Quynh Bdap) bị xét xử về tội “Khủng bố”. Qua lời khai nhận của các bị cáo, đặc biệt các đối tượng cầm đầu, tất cả đã đồng ý với cáo trạng mà Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk công bố và thành khẩn khai nhận. Đây là bản án nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật nhưng cũng đầy tính nhân văn của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dành cho các bị cáo. Qua đó, để cảnh tỉnh và răn đe đối với những đối tượng đang có âm mưu làm phức tạp tình hình an ninh trật tự ở vùng Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung.

Như vậy, việc Bộ Công an Việt Nam đưa tổ chức “Nhóm hỗ trợ người Thượng” và tổ chức “Người Thượng vì công lý” vào danh sách các tổ chức khủng bố là hoàn toàn có căn cứ chính xác, đúng với quy định của pháp luật Việt Nam và Luật pháp quốc tế. Việc các thế lực thù địch càng ra sức “biện minh” cho cái gọi là tổ chức “Nhóm hỗ trợ người Thượng” và tổ chức “Người Thượng vì công lý” thì càng lòi cái bộ mặt xảo trá của chúng./.

 

Nói lắm dẫu hay cũng nhàm

         Tre Việt - Mới đây, đối tượng Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Ban Á châu thuộc Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế (HRW) đã kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ “đưa Việt Nam vào danh sách đặc biệt quan tâm về tình hình tự do tôn giáo (CPC) vì liên tục can thiệp và phá hoại việc thực hành quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng của các nhóm tôn giáo và giáo phái độc lập”. Rõ ràng hành động này của Phil Robertson đang đi ngược lại sự phát triển tốt đẹp trong quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ; cố tình xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, cần lên án, bác bỏ.

Các cộng đồng tôn giáo tại Việt Nam luôn được bảo đảm
quyền tự do hoạt động trong môi trường ổn định,
hòa hợp, bình đẳng, phù hợp pháp luật

Những năm qua, các tầng lớp nhân dân ở trong nước, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế đều dễ dàng nhận thấy bức tranh tôn giáo ở Việt Nam vô cùng sinh động, quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo của người dân được tôn trọng, bảo đảm, thực thi. Với quan điểm, đường lối, chính sách tôn giáo rõ ràng, nhất quán, các quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo được quy định rõ trong Hiến pháp, pháp luật và không ngừng được hoàn thiện, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách và ưu tiên giành nguồn lực để phát triển tôn giáo, bảo đảm thực thi các quyền con người, quyền tự do tôn giáo của nhân dân ngày càng tốt hơn. Với 16 tôn giáo, 43 hệ phái đã được Nhà nước công nhận, cấp phép hoạt động và gần 27 triệu tín đồ cùng hàng trăm nghìn chức sắc, chức việc các tôn giáo đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam là minh chứng sống động về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Thực tế đó đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, trong đó có Hoa Kỳ. Việt Nam đã 02 lần được bầu chọn là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, đang giữ vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc, nhiệm kỳ 2023 - 2025 và là thành viên có trách nhiệm trong nhiều tổ chức quốc tế. Chính vì thế, trong năm 2023, hai nước Việt Nam, Hoa Kỳ đã nhất trí, đồng thuận nâng cấp, phát triển quan hệ lên mức cao nhất là Đối tác Chiến lược Toàn diện trên tinh thần tôn trọng, bình đẳng, hợp tác, cùng phát triển vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Mặc dù được tạo điều kiện để các tôn giáo hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thời gian qua, tại Việt Nam vẫn còn xuất hiện những tà đạo được một số tổ chức quốc tế tài trợ, hà hơi, tiếp sức, lén lút hoạt động truyền đạo trái pháp luật, lôi kéo người dân nhẹ dạ, cả tin, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, có các hành động tụ tập chống đối chính quyền, xuyên tạc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, v.v. Và, những đối tượng vi phạm pháp luật, vi phạm Luật Tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam năm 2016 đã bị xử lý theo quy định của pháp luật là việc làm hoàn toàn bình thường. Lợi dụng việc này, đối tượng Phil Robertson đã nhiều lần suy diễn, vu cáo, lu loa rằng Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, đàn áp tôn giáo là hoàn toàn không khách quan, hết sức phi lý nhằm thực hiện mục đích xấu.

Dân gian Việt Nam vốn có câu: “… nói lắm dẫu hay cũng nhàm”, lần này hành động, phát ngôn của Phil Robertson không những “nói lắm” mà còn nói không đúng với thực tế tôn giáo đang diễn ra ở Việt Nam, trở thành nói dở, nói nhàm, chẳng đáng để quan tâm./.