Aug 14, 2020

Sự táng tận lương tâm, không có lương tri của kẻ “ếch ngồi đáy giếng”


       Tre ViệtTheo Thông cáo đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, thì nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã từ trần vào ngày 07/08, hưởng dương 89 tuổi do bệnh nặng. Ngày 10/8/2020, trên VOA Tiếng Việt, Nguyễn Vũ Bình đã có bài viết “Hành trang tội lỗi của ông Lê Khả Phiêu” với nội dung chủ yếu là “kể tội” Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp là cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu “là người chịu trách nhiệm cho việc ký kết hiệp định biên giới trên bộ và trên biển” giữa Việt Nam và Trung Quốc! Trong khi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang đau buồn, tiếc thương tiễn đưa Cố Tổng Bí thư kính mến, người cán bộ kiên trung của Đảng, người lãnh đạo chí nghĩa, chí tình, người cán bộ Quân đội nghiêm minh, sâu sắc,… thì Bình lại đưa ra những lời lẽ như vậy. Đúng là táng tận lương tâm, không có lương tri của "ếch ngồi đáy giếng". Vì sao nói vậy?
          Về việc ký kết Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Theo ông Lê Công Phụng, Trưởng đoàn đàm phán biên giới, khẳng định: “Quan điểm của Việt Nam và Trung Quốc là dựa trên hai Công ước mà Pháp và Nhà Thanh đã ký kết. Sau khi sáp đường biên giới mà hai bên vẽ ra (Việt Nam vẽ đường biên giới của chúng ta, Trung Quốc đã vẽ đường biên giới của họ) và căn cứ theo bản đồ mà Pháp và Nhà Thanh đã ký kết với nhau thì chỉ chênh lệch có 227 km2. Trong suốt thời gian đàm phán từ năm 1994 đến 1999, hai bên chủ yếu tập trung để phân chia 227 km2 này. Đây có thể coi là vùng chồng lấn trên bộ vì ta đòi quá sang bên kia và Trung Quốc đòi quá sang bên này. Tổng cộng sự khác biệt là 227 km2. Kết quả đàm phán 227 km2 này là: 113 km2 thuộc Việt Nam và 114 km2 thuộc Trung Quốc. Vì vậy có thể nói việc phân chia cơ bản là giống nhau nên ý kiến cho rằng ta bán hoặc nhượng đất cho Trung Quốc là hoàn toàn phi lý,...”.
Về việc ký kết Hiệp định phân Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Theo Công ước luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc thì toàn bộ vịnh Bắc Bộ là vùng chồng lấn. Trước năm 2000, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều thỏa thuận và đàm phán nhưng chưa đi vào giải quyết thực chất. Vào năm 2000, cuộc đàm phán về phân định vịnh Bắc Bộ được đẩy mạnh với 01 vòng đàm phán cấp chính phủ, 03 cuộc gặp liên tiếp giữa hai trưởng đoàn cấp chính phủ và 08 vòng đàm phán cấp chuyên viên. Nhìn chung, Trung Quốc đòi hỏi chia đôi vịnh và dù thừa nhận rằng diện tích phần vịnh của Việt Nam có thể lớn hơn nhưng chênh lệch đó không đáng kể. Kết thúc đàm phán, Việt Nam nhận 53,23% diện tích vịnh Bắc Bộ trong khi Trung Quốc nhận 46,77% diện tích, chênh lệch là khoảng 8.205 km². Đường phân định vịnh ở cách đảo Bạch Long Vĩ 15 hải lý, đồng thời đảo Bạch Long Vĩ được khoảng 25% hiệu lực và đảo Cồn Cỏ được hưởng 50% hiệu lực. Ông Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ khẳng định trong quá trình đàm phán về vấn đề biên giới: “Việt Nam và Trung Quốc đều phải tôn trọng lẫn nhau, theo nguyên tắc công bằng, hợp lý, có tính đến một giải pháp tổng thể, có đi có lại, chiếu cố đến sự quan tâm chính đáng của mỗi bên, vì lợi ích dân cư. Không thể nói rằng, Việt Nam đàm phán để mất đất cho Trung Quốc ở những nơi nếu căn cứ vào cơ sở pháp lý thì chưa hoàn toàn là đất của Việt Nam. Những khu vực có nhận thức khác nhau mà cả hai bên không thể bảo vệ được quan điểm của mình và không thể chứng minh được là đất của mình thì phải giải quyết theo những nguyên tắc mà hai bên có thể chấp nhận, phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế. Kết quả giải quyết đường biên giới tại các khu vực nhạy cảm là hoàn toàn công bằng, hợp lý, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, tuân thủ các nguyên tắc mà hai bên đã thỏa thuận”. Những kết quả về đàm phán, ký kết 02 hiệp định nêu trên và những khẳng định của Ông Lê Công Phụng và Trần Công Trục đã được các cơ quan thông tin đại chúng của Việt Nam, nước ngoài và trang Wikipedia (Từ điển mở) đăng rõ ràng.
          Kết quả trên là tổng hợp từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản, trực tiếp là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Đó là thực tiễn khách quan. Đến nay, đường biên giới trên bộ và trên Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã đi vào ổn định, góp phần tạo mội trường hòa bình, tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc, thúc đẩy kinh tế giữa hai nước.
          Như vậy, nói Nguyễn Vũ Bình chỉ là kẻ “ếch ngồi đấy giếng” xuyên tạc sự thật là như vậy.
          Thứ nữa, vì sao nói Nguyễn Vũ Bình táng tận lương tâm, không có lương tri?
       Cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu là người cả cuộc đời mình cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Trong bất cứ hoàn cảnh, điều kiện nào, dù là người chiến sĩ bình thường đến vị tướng trong chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế cao cả cực kỳ khốc liệt, hay trong  khó khăn, thách thức của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trở thành người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, rồi trở về với cuộc sống bình dị đời thường, Cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu luôn đau đáu trong mình về độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và chủ nghĩa xã hội, xây dựng nước Việt Nam ta giàu, mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Công lao của cố Tổng Bí thư được nhân dân Việt Nam, nhân dân yêu chuộng hòa bình và tiến bộ trên thế giới công nhận. Nhân cách, tư tưởng, đạo đức, hành động của cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu luôn sống mãi với nhân dân Việt Nam. Đó là điều không thể phủ nhận. Ông mất đi là một tổn thất lớn với Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Mấy ngày nay, nhiều đảng cộng sản, đảng cầm quyền, chính phủ trên thế giới đã gửi điện chia buồn tới Đảng Cộng sản Việt NamNhà nước, nhân dân Việt Nam và gia quyến Đồng chí; các cơ quan truyền thông, báo chí trong nước và quốc tế đã có nhiều chương trình làm rõ nhân cách, tư tưởng, đạo đức trong sáng của cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Ấy thế mà, Nguyễn Vũ Bình lại viết bài xuyên tạc xuyên tạc, vu cáo, bôi nhọ hình ảnh của Ông.
         Nói Nguyễn Vũ Bình là kẻ táng tận lương tâm, không có lương tri, vô đạo đức, vô công rỗi nghề, “ếch ngồi đáy giếng”  thật không sai./.