Tre Việt - Không ai lạ gì Phêrô Phan Văn Lợi, sinh ngày 09/03/1951 tại Thừa Thiên Huế, một kẻ không theo lời răn của Chúa mà luôn lợi dụng Chúa để phá hoại chính quyền, cấu kết với giặc ngoại bang tìm mọi thủ đoạn hòng gây bạo loạn. Thành tích bất hảo điển hình của Lợi bị kết tội “tuyên truyền phản cách mạng” (năm 1981), bị án tù 04 năm, giam tại “trại cải tạo” Đồng Sơn (tỉnh Đồng Hới). Hết án, Lợi lại ngựa quen đường cũ cùng đám ngưu nô, là một linh mục chịu chức không có phép nhà nước, nên bị chuyển vào “trại cải tạo” Bình Điền (tỉnh Thừa Thiên), giam thêm 03 năm nữa. Tổng cộng 07 năm tù. Sau khi mãn hạn tù, Lợi vẫn chứng nào tật ấy, vẫn âm thầm, lét lút, cấu kết với một số linh mục cực đoan soạn thảo và in ấn tài liệu phản động cái gọi là: “Tuyên ngôn 10 điểm về thực trạng Giáo hội Công giáo tại giáo phận Huế”; “Thỉnh nguyện thư thứ nhất lên Hội đồng Giám mục Việt Nam về các vấn đề nhân quyền tại Việt Nam”; “Kháng thư lên chính quyền cộng sản để tuyên bố từ khước đi bầu Quốc hội”; “Tuyên cáo của Hội đồng Liên tôn Đoàn kết quốc nội và hải ngoại”, v.v. Không chỉ vậy, Lợi còn phát biểu bằng lời nói hay bằng văn bản trên nhiều đài phát thanh, diễn đàn của các tổ chức phản động hải ngoại.
Nhiều lần chính quyền đã chấn chỉnh,
xử lý những việc làm của Lợi, song với bản chất của kẻ luôn mang dã tâm phản
quốc, khoác trên mình chức sắc tôn giáo, mới đây trên một số trang mạng xã hội,
Lợi đăng tải bài viết “cảm nghĩ nhân lễ Giáng sinh 2023” với những lời lẽ sai
trái. Lợi xuyên tạc rằng “… những kẻ nắm quyền chính trị giánh lấy hầu hết mọi
tự do để bắt toàn dân phải làm nô lệ…”; “… chế độ cai trị mất hẳn tính người và
tình người”; “công lý đang bị coi thường, lãng quên, thậm trí bị trấn áp, tiêu
diệt”.
Thật
hổ thẹn, là một linh mục lẽ ra phải rao giảng lời hay ý đẹp theo thánh kinh,
kính Chúa, yêu nước thì Lợi lại rao giảng cho con chiên theo hướng tà giáo,
phản đạo, phản quốc. Điều 1211 của Bộ Giáo luật ghi rõ “Những nơi Thánh bị xúc
phạm do những hành vi vì bất xứng nghiêm trọng đã phạm tại đó và đã gây gương
xấu cho các tín hữu…”, có lẽ trước khi trở thành linh mục, Lợi đã được đọc điều
đó, nhưng vẫn cố tình phớt lờ để thỏa mãn nhu cầu bản thân. Đó là kích động,
xúi giục đồng bào có đạo chống phá cách mạng Việt Nam.
Ai
cũng biết tôn giáo du nhập, hình thành ở Việt Nam từ rất sớm, được người dân
đón nhận bởi những giá trị nhân bản mà tôn giáo mang lại phù hợp với đạo lý,
văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt. Trải qua chiều dài lịch sử dân
tộc, tôn giáo luôn gắn kết chặt chẽ, đồng hành cùng dân tộc, biểu hiện rõ nét
nhất là các giá trị đạo đức, văn hóa. Là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, đồng bào Công giáo Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Điều đó đã được thể hiện qua các
cuộc kháng chiến cứu quốc, nhiều linh mục, tu sĩ, giáo dân đã tham gia, ủng hộ
kháng chiến. Tiêu biểu như linh mục: Phạm Bá Trực, Hồ Ngọc Cẩn, Vũ Xuân Kỷ, Hồ
Thành Biên, Đậu Quang Lĩnh, Nguyễn Thần Đồng, Nguyễn Thế Vịnh, Võ Thanh Trinh,
v.v. Và chỉ riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hơn 5 vạn thanh
niên Công giáo lên đường bảo vệ Tổ quốc, nhiều người trở thành Anh hùng lực
lượng vũ trang, dũng sĩ diệt Mỹ và biết bao tấm gương hy sinh anh dũng cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc. Nhiều bà mẹ Công giáo được phong tặng danh hiệu “Mẹ
Việt Nam anh hùng”. Ngày nay, khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, với phương
châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, “đồng hành cùng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của
đồng bào”, đồng bào Công giáo tiếp tục kề vai cùng nhân dân cả nước vượt qua
khó khăn, thử thách, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao vị thế con
người và đất nước Việt Nam trên trường quốc tế. Đó là những đóng góp quan trọng
của bà con Công giáo trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất
nước.
Quan
điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, bảo
đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ
hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật; được ghi nhận trong Hiến
pháp, kể từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp 2013. Quốc hội khóa XIV đã ban
hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Chính phủ ban hành Nghị định số 162/2017/NĐ-CP
ngày 30/12/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín
ngưỡng, tôn giáo. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng ta khẳng định: “Vận động, đoàn
kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống “tốt đời đẹp đạo”,
đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm cho các tổ
chức tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật và Hiến chương, điều lệ
được Nhà nước công nhận…”.
Vì
vậy, những luận điệu mà Phan Văn Lợi đưa ra thể hiện sự phản động, xuyên tạc về
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhằm lôi kéo, dụ dỗ đồng bào theo
đạo chống phá cách mạng Việt Nam. Do đó, chúng ta cần luôn đề cao cảnh giác,
nhận diện rõ bản chất xấu xa và mục đích đen tối của Phan Văn Lợi./.