Dec 21, 2019

Đài kiếm được gì ở Mỹ?

Tre Việt - Ngày 18-12-2019, Nguyễn Văn Đài đăng đàn trên VOA để khoe khoang về chuyến đi Mỹ của mình thông qua cuộc phỏng vấn do phóng viên Diễm Thi thực hiện. Chuyến đi của Đài có mục tiêu là vận động đấu tranh cho tự do, dân chủ. Tuy nhiên, vẫn chỉ là công cốc.
Đài nói, “Trong chuyến đi này tôi có rất nhiều cuộc gặp với các cơ quan và Chính phủ Hoa Kỳ. Gặp một số dân biểu như Alan Lowenthal, Thượng nghị sĩ Macro Rubio, John Collins và các tổ chức phi chính phủ khác như NED, Freedom House, American Bar Association, Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế và một số các tổ chức khác…”. Không rõ tay này gặp được những ai, tổ chức nào, nhưng khi hỏi đến kết quả làm việc với các đối tượng nêu trên, Đài mô tả là: “… họ sẽ làm với nỗ lực “căng” nhất để có thể đạt được những đề nghị của chúng tôi. Còn việc thành công hay không thì cũng còn rất nhiều khó khăn. Họ cũng bày tỏ khó khăn là hiện nay trong Quốc hội Mỹ đang bị chia rẽ. Mối quan hệ giữa Quốc hội và Tổng thống không được tốt họ cũng hy vọng khi mối quan hệ giữa hai đảng trong Quốc hội Mỹ cũng như mối quan hệ với Tổng thống được cải thiện thì họ sẽ cố gắng nỗ lực thúc đẩy những đề nghị của chúng tôi với họ….”. Theo đó, trong bối cảnh bận trăm công, nghìn việc, nếu có gặp, các ông “dân, nghị” đó chỉ cho Đài vài phút bên lề hội nghịvới vốn tiếng Anh ít ỏi, kinh nghiệm ngoại giao không có, thiếu “tiếng tăm” nhưng thừa “tai tiếng”,… thì truyền đạt, thuyết phục đối phương là điều hết sức khó khănỞ Mỹ, Quốc hội,  quan hệ giữa Tổng thống và Quốc hội có mấy khi đoàn kết, thường xuyên xảy ra tranh chấp trong thực thi chính sách trong và ngoài nước; đồng thời, phong cách làm việc của người Mỹ khá rõ ràng, cái gì làm được, khả thi thì sẵn sàng cam kết, cái gì ít khả thi, kém hiệu quả thì chỉ khuyến khích đối phương chứ không ngăn cản, đó là phương pháp thúc đẩy cng đồng mà cả thế giới đều hiểu. Do đó, việc Đài nhận được sự trả lời có tính thoái thác, nêu ra khó khăn khách quan để hoãn binh, từ chối khéo những lời đề nghị là điều tất nhiênBiết là không xơi được gì từ mấy ông “dân, nghị”, Đài chạy sang gặp các NGO. Theo Đài, NGO cam kết ủng hộ một cách mạnh mẽ hơn nữa cho công cuộc đấu tranh ở Việt Nam trong năm 2020 cũng như nhng năm sắp tới. Nhưng mục tiêu cốt yếu của Đài là kiếm chút tiền để chi cho hoạt động của bản thân và đồng bọn thì hoàn toàn không có câu trả lời.
Những năm gần đây, quan hệ Việt - Mỹ không ngừng được đẩy mạnh, các hoạt đông ngoại giao, kinh tế, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa hai nước ngày một dầy hơn, chất lượng hơn; là cơ sở để người Mỹ, nhất là Bộ Ngoại giao Mỹ hiểu rõ hơn những nỗ lực, cố gắng của Nhà nước ta nhằm cải thiện cuộc sống, quyền con người của nhân dân Việt Nam  “tự do - hạnh phúc”. Do đó, những cáo buộc không chân thực từ các thế lực thù địch, trong đó có cá nhân Đài sẽ dần bị loại bỏ trong đầu các quan chức, chính khách Mỹ, EU và các quốc gia tiến bộ trên thế giới. Đồng thời, Việt Nam đã thắt chặt kiểm soát hoạt động của các NGO, yêu cầu họ thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của bản thân nên không dễ gì với tay sang chính trị, nhân quyền. Kết quả chuyến đi rõ ràng thất bạithật thê thảm; liệu Đài có tỉnh ngộ, lấy đó làm bài học mà chịu an phận lưu vong nơi xứ người./.

Dec 20, 2019

Người Việt Nam tài thế



Tre Việt - Ngày 13-12-2019, VOA đưa tin, 04 nhà hoạt động Việt Nam gồm: Vũ Quốc Ngữ, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Đặng Minh Mẫn và Lê Công Định được trao giải thưởng nhân quyền quốc tế. Nghe vậy, nhiều người tự hỏi, sao người Việt Nam tài thế? giải thưởng nhân quyền quốc tế là cái gì mà mấy nhà hoạt động Việt Nam mỗi năm cũng “xơi vài suất”?
Xin thưa, giải thưởng nhân quyền có rất nhiều thể loại, tính sơ bộ đã có hơn một chục, như: Giải thưởng Hellman/Hammet của tổ chức Theo dõi Nhân quyền; Giải thưởng Stephanus của Hiệp hội quốc tế Nhân quyền tại Ðức; Giải thưởng Gruber của Nghiệp đoàn luật sư quốc tế, v.v. Trong đó, chỉ có một số ít thể loại giải thưởng có tiền kèm theo, như: Giải Nhân quyền Le Prix Bruno-Kreisky trị giá 3.500 tới 15.000 euro; Giải Nhân quyền Robert F.Kennedy trị giá khoảng 30.000 USD… số còn lại là những giải thưởng mang biểu tượng tinh thần mà không kèm theo tiền hỗ trợ. Những giải thưởng có tiền thì đối tượng được bình chọn và sàng lọc kỹ; những giải thưởng không tiền thường được trao một cách tùy tiện hơn. Đặc biệt, cùng với các vấn đề về dân tộc, tôn giáo, nhân quyền là một trong những cánh cửa đưa sự can thiệp của nước ngoài vào công việc nội bộ của bất kỳ quốc gia nào, là vấn đề được mang ra mặc cả trên các bàn đàm phán về chính trị, kinh tế. Do đó, bên cạnh các hoạt động nhân quyền theo đúng nghĩa vì con người, còn có nhiều hoạt động phục vụ cho các hoạt động chính trị quốc tế. Đó là nguyên nhân mà tổ chức nhân quyền và giải thưởng nhân quyền mọc lên như nấm vậy.
Bắt trước điều đó, một số người Việt Nam lưu vong đã thành lập Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam vào tháng 11-1997 tại Little Saigon, nước Mỹ. Tổ chức trao Giải Nhân quyền Việt Nam thường niên bắt đầu từ năm 2002 cho các cá nhân, “tổ chức” với mục tiêu: vừa “lên dây cót” tinh thần, vừa hỗ trợ vật chất cho các đối tượng chống phá trong nước; tạo cớ để khuếch trương thanh thế, nhận sự hà hơi tiếp sức, nhất là về tài chính, từ các thế lực thù địch của Việt Nam. Ðiểm qua vài gương mặt được nhận Giải Nhân quyền Việt Nam cho  thấy, tiêu chí cơ bản của các giải thưởng là: có thâm niên, tần suất cao trong hoạt động chống đối chính quyền; được các tòa án ở Việt Nam kết luận tội danh chống đối, lật đổ chính quyền nhân dân; đã qua nhà tù nhưng chưa chịu hối cải. Đến nay, đã có trên 40 cá nhân và 3 “tổ chức” được trao giải do đạt “thành tích cao” trong hoạt động chống đối Ðảng và Nhà nước Việt Nam. Với số tiền ít ỏi kèm theo vài bài báo tung hô trên các kênh truyền thông VOA, BBC, RFA,... và một số blog thiếu thiện chí, các đối tượng này trở thành những “quân bài” tiêu biểu của chiến lược “diễn biến hòa bình” mà các thế lực thù địch đang triển khai ở Việt Nam. Điều đáng chú ý là, tất cả các tổ chức nhân quyền đều nằm ở người lãnh thổ Việt Nam nên mới có cái gọi chung là Giải thưởng Nhân quyền quốc tế, còn sự thật, đều do Nhân quyền Việt Nam trao giải. Do đó, câu chuyện này sẽ còn tiếp diễn trong nhiều năm tiếp theo, các tù nhân chính trị tại Việt Nam còn nhiều hy vọng đội trên đầu thứ giải thưởng quốc tế mà nhân dân ta không mong đợi./.

Dec 18, 2019

Hết “đất” diễn



Tre Việt – Vừa qua, thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thành công cuộc diễn tập chống khủng bố có quy mô lớn, nhằm nâng cao khả năng xử lý, đối phó với các tình huống xấu có thể xảy ra, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Lợi dụng sự kiện này, các trang mạng xã hội phản động lại thi nhau kêu gào, xuyên tạc mục đích của cuộc diễn tập. Trang Facebook Việt Tân cho rằng: cuộc diễn tập này cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam coi đất nước là chuyện nhỏ, mà lo cho sự tồn vong của Đảng, v.v. Đây là luận điệu thường thấy của các phần tử phản động, khủng bố thuộc Việt Tân. Chúng luôn tìm cách bới móc, xuyên tạc chủ trương, đường lối xây dựng, phát triển đất nước, hạ thấp uy tín, vai trò sự lãnh đạo của Đảng đối với đất nước, dân tộc. Bởi, Việt Tân là tổ chức khủng bố lưu vong ở nước ngoài, đối đầu với lợi ích của Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam, nên chúng luôn tìm cách chống phá, xuyên tạc, bôi nhọ thực tế những gì đang diễn ra ở Việt Nam.
Với mỗi người dân sẽ có cách nhìn nhận, đánh giá khách quan nhất. Có thể thấy rằng, việc thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cuộc diễn tập chống khủng bố lần này là việc nên làm và cần thiết, nhất là trong tình hình hiện nay khi mà chủ nghĩa khủng bố cực đoan đang phát triển và lan nhanh trên toàn thế giới. Ở nước ta, các thế lực thù địch, phản động, khủng bố lưu vong đang ngày càng ráo riết, tăng cường cấu kết, móc nối, thậm chí cung cấp tài chính cho các phần tử tiêu cực, bất mãn ở trong nước nhằm xúi giục, kích động nhân dân lợi dụng các sự kiện để tụ tập đông người, gây rối an ninh, trật tự công cộng, tạo cớ để thu hút sự quan tâm, can thiệp từ bên ngoài, v.v. Trên thực tế, thời gian qua, ở một số tỉnh, thành đã xảy ra hiện tượng này. Điển hình là vụ kích động, gây rối trật tự công cộng tại tỉnh Bình Thuận vào tháng 6 năm 2018. Do đó, việc tổ chức các cuộc diễn tập chính là để bảo vệ sự bình yên, an toàn cho đất nước và Nhân dân là trách nhiệm lãnh đạo của Đảng. Đây là điều đương nhiên, sao lại nói là Đảng coi đất nước là chuyện nhỏ?
Hơn nữa, không riêng gì ở Việt Nam, mà ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng như các tổ chức quốc tế với sự tham gia của nhiều quốc gia cũng thường xuyên phải tổ chức các cuộc diễn tập, nhằm ngăn chặn hiểm họa của chủ nghĩa khủng bố và những phần tử cực đoan.
Vì thế, với bản chất xấu độc thì trước sự kiện như trên Việt Tân giật mình lo sợ cũng là điều dễ hiểu. Bởi chúng sẽ hết “đất” để diễn trò chống phá./.

Không thuộc bản chất của Đảng



Tre Việt - Nhân việc Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án Tổng công ty Viễn thông MobiFon mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG), ngày 16-12-2019, RFA đăng bài “Đạo đức cộng sản trước mãnh liệt đồng tiền qua vụ hai cựu Bộ trưởng Son – Tuấn”. Bài viết đã trích dẫn lời của Blogger Đỗ Ngà, “Nhà báo” Chu Vĩnh Hải, “Giáo sư” Nguyễn Đình Cống, rằng: “Lý tưởng của người cộng sản hiện nay chẳng có gì khác là đồng tiền” (!). Đây hoàn toàn là sự quy chụp của những người có cái nhìn thiển cận, chỉ lấy hiện tượng đơn lẻ để đánh giá bản chất sự việc.
Không thể phủ nhận, trong thời gian qua có nhiều cán bộ, đảng viên do thiếu rèn luyện, tu dưỡng dẫn đến suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham ô, tham nhũng,… làm ảnh hưởng xấu đến uy tín, bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Song, cần khẳng định rằng, đó chỉ là một bộ phận, thậm chí bộ phận không nhỏ, nhưng không phải là lý tưởng, bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mục tiêu lý tưởng, đạo đức của Đảng Cộng sản Việt Nam, của cán bộ, đảng viên vẫn luôn nêu cao tinh thần vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân để phục vụ, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, chứ không có mục tiêu nào khác. Chính vì mục tiêu đó, và với bản chất đạo đức của người cộng sản, mà Đảng dám nhìn vào sự thật, dám thừa nhận khuyết điểm, dám tự sửa mình để xứng với niềm tin của nhân dân, với lý tưởng, truyền thống của Đảng. Mặc dù rất đau xót. Chính vì vậy, mà Đảng mới kiên quyết đấu tranh, điều tra, xử lý những cán bộ, đảng viên vi phạm để làm trong sạch đội ngũ. Thử hỏi một đảng như vậy có xứng đáng “là đạo đức, là văn minh”? Vì vậy, vụ việc các ông: Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn và một số đảng viên khác tham ô, tham nhũng,  là thuộc về đạo đức của cán bộ, đảng viên bị suy thoái, biến chất, chứ đó không phải bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam./.

Dec 1, 2019

Một hành động xuyên tạc, vu khống cần lên án


        

Tre Việt - Ngày 29-11-2019, trên VOA Tiếng Việt, có đăng bài viết: “HRW, Ân xá Quốc tế yêu cầu Việt Nam thôi trấn áp nhà xuất bản độc lập”; trong đó, họ cho rằng Việt Nam “đàn áp, bức tử Nhà xuất bản Tự do” và như thế là “vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin của người dân”, v.v. Đây là một hành động xuyên tạc bỉ ổi, vu khống trắng trợn cần phải lên án mạnh mẽ!
          Cần nói ngay rằng, ở Việt Nam không có cái gọi là “Nhà xuất bản Tự do”.
          Thực tế chỉ ra rằng, theo khoản 2, Điều 6, Luật Xuất bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được Quốc hội (khóa XIII), ban hành ngày 20/11/2012, thì: “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản trong phạm vi cả nước. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản. Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo thẩm quyền. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tại địa phương”. Điều 12 của Luật chỉ rõ: Đối tượng thành lập nhà xuất bản và loại hình tổ chức nhà xuất bản đã quy định: 1. Cơ quan, tổ chức sau đây được thành lập nhà xuất bản (sau đây gọi chung là cơ quan chủ quản nhà xuất bản): a) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và cấp tỉnh; b) Đơn vị sự nghiệp công lập ở Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp ở Trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật. 2. Nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu. Về Điều kiện thành lập nhà xuất bản, Điều 13 của Luật khẳng định: Việc thành lập nhà xuất bản phải có đủ các điều kiện sau đây: 1. Có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản; 2. Có người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 của Luật này để bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập và có ít nhất năm biên tập viên cơ hữu; 3. Có trụ sở, nguồn tài chính và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản do Chính phủ quy định; 4. Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới nhà xuất bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Điều 14. Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và đình chỉ hoạt động của nhà xuất bản. 1. Cơ quan chủ quản nhà xuất bản lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản; b) Đề án thành lập nhà xuất bản và giấy tờ chứng minh có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 của Luật này. 2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do, v.v. Đặc biệt, hoạt động của nhà xuất bản phải nhằm “… phổ biến, giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
          Như thế, chiểu theo quy định của Luật nêu trên, thì ở Việt Nam không có cái gọi là Nhà xuất bản Tự do!
          Thực tế cho thấy, cái gọi là Nhà xuất bản Tự do là một cơ sở in ấn, xuất bản chui, chuyên sản xuất những ấn phẩm đồi bại, nhằm: Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục; Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân, v.v.”.  Những hành vi đó là vi phạm Điều 10, Luật Xuất bản). Như thế, để đảm bảo Hiến pháp và pháp luật, quyền con người, quyền công dân được thực hiện nghiệm, đảm bảo hiệu quả trên thực tế, các cơ quan chức năng thực thi pháp luật của Nhà nước Việt Nam cần có biện pháp ngăn chặn, xử lý theo đúng quy định của luật pháp.
          Việc Human Rights Watch (HRW) và Ân xá Quốc tế: “yêu cầu Việt Nam thôi trấn áp” một nhà xuất bản không có thật theo quy định pháp luật là một hành động vu khống trắng trợn, với mục đích xấu, bảo vệ cho những tổ chức, cá nhân phạm pháp. Hành động ấy cần phải lên án mạnh mẽ./.