Jul 3, 2019

Việc ký kết Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và EU đã bác bỏ mọi sự xuyên tạc


Tre Việt - Chiều 30-6-2019, tại Hà Nội, Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và EU gồm Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) vừa được ký kết.
Sau Lễ ký, Bà Cecilia Malmstrom cho biết “Đầu tư của EU vào Việt Nam sẽ tăng trưởng vượt bậc nhờ các hiệp định này”; đồng thời, hy vọng cả Việt Nam và EU sẽ sớm phê chuẩn để các hiệp định thực thi, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, người tiêu dùng. Đây là tín hiệu gửi đi thế giới khi xu hướng bảo hộ đang gia tăng ở nhiều nơi. EU hướng tới những người bạn ở châu Á, và Việt Nam là trụ cột kinh tế ở ASEAN, nên Hiệp định này là viên gạch nền tảng quan trọng trong hoạt động thương mại của các bên.
Sự hợp tác và gắn kết pháp lý thông qua Hiệp định sẽ tạo lợi thế cho Việt Nam theo hướng phù hợp với quy tắc quốc tế, qua đó không chỉ mang lại các lợi ích tích cực về thu hút nhà đầu tư nước ngoài mà còn tạo điều kiện thuận lợi để xã hội Việt Nam được tiếp cận nguồn cung các sản phẩm chất lượng cao. Liên minh châu Âu và Việt Nam cũng thống nhất về các biện pháp phát triển bền vững. Từ đây người dân hai bên dễ dàng hợp tác, giao lưu, doanh nghiệp hai bên có thể tiếp cận thuận lợi thị trường của nhau. Doanh nghiệp EU không chỉ tiếp cận thị trường gần 100 triệu dân của Việt Nam mà cả thị trường các nước ASEAN, CPTPP, thị trường các nước Đông Á, góp phần tạo nên xung lực của hợp tác đông tây, mang đến sự thịnh vượng của khu vực Á - Âu và toàn cầu.
Từ Cộng hòa Pháp, Nghị sĩ Stéphanie Do, Chủ tịch Nhóm Hữu nghị Pháp - Việt tại Quốc hội Pháp,ủng hộ mạnh mẽ việc ký kết và thông qua Hiệp định trên, cho rằng Hiệp định đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy trao đổi kinh tế và thương mại, đem lại lợi ích cho cả Việt Nam và EU. Bà Stéphanie Do nêu rõ: “Đây là một Hiệp định thế hệ mới, một cửa ngõ để EU và Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường đầy tiềm năng của nhau hơn nữa”.
Việc Việt Nam và EU ngày 30-6-2019, ký kết Hiệp định thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư, một lần nữa không chỉ khẳng định vị thế, uy tín ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn bác bỏ sự “vô duyên” trong việc tuyên truyền luận điệu xuyên tạc của một số phương tiện truyền thông nước ngoài, như: RFA, BBC, VOA,…nhằm làm xấu đi mối quan hệ giữa Việt Nam và EU../. 

Sự thật là đây


Tre Việt - Va qua, một số đối tượng phản động, thù địch đã tán phát tài liệu “Philippin không sợ Trung Quốc - Tại sao Cộng sản Việt Nam lại sợ?”. Trong đó, có nội dung cho rằng: Tàu cá của ngư dân Việt Nam luôn “đơn độc” đối diện với những nguy hiểm do hành động của tàu cá Trung Quốc gây ra. Đây là sự xuyên tạc trắng trợn về những gì đang diễn ra  Việt Nam. Nhưng thực tế liệu tàu cá của ngư dân Việt Nam có đơn độc hay không? thì sự thật là đây, câu trả lời là đây. 
Nhận rõ tầm quan trọng của biển, những năm qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế biển.
Đi liền với chủ trương, chính sách đó, Đảng Nhà nước ta đã triển khai thực hiện hàng loạt các biện pháp, hành động cụ thể, thiết thực để tạo điều kiện cho việc phát triển bền vững kinh tế biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên biển cũng như hỗ trợ, bảo vệ an toàn cho tàu cá của ngư dân vươn khơi, bám biển, bám ngư trường khai thác, đánh bắt thủy, hải sản. Đó là:
Thứ nhấtViệt Nam đã chủ động, đẩy mạnh đàm phán với các nước có vùng biển giáp ranh để tiến hành phân định rõ gianh giới các vùng biển. Đồng thời, sớm tham gia ký kết các công ước quốc tế, hoàn thiện hệ thống pháp luật về biển phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở, hành lang pháp lý để phát triển kinh tế biển, bảo đảm cho tàu cá, ngư dân ta làm ăn thuận lợi, an toàn trên các vùng biển Việt Nam.
Thứ haiĐảng, Nhà nước ta đã triển khai xây dựng, củng cố các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ thực thi pháp luật trên biển, như: Kiểm ngư, Cảnh sát biển, Biên phòng, v.v. Bên cạnh việc tuần tra, kiểm soát, thực thi pháp luật trên biển thì các lực lượng này chính là chỗ dựa, điểm tựa, bảo vệ các tàu cá của ngư dân khi hoạt động trên biển; đồng thời, tiến hành giúp đỡ, cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp không may bị nạn trên biển. Cùng với đó, hệ thống các trung tâm, đài canh ven biển canh trực 24/24 giờ để thường xuyên cung cấp thông tin, dự báo thời tiết để tàu cá của ngư dân chủ động phòng, tránh khi thời tiết diễn biến xấu. 
Thứ ba, chính quyền các địa phương ven biển đã và đang đẩy mạnh việc lắp đặt camera giám sát hành trình trên các tàu cá cỡ lớn; tổ chức, đăng ký, kê khaingư trường để quản lý, giám sát chặt chẽ các tàu cá trong quá trình khai thác, hoạt động trên các ngư trường theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế.
Thứ thực tế thời gian qua cho thấy: mỗi khi xảy ra vụ việc tàu cá nước ngoài xua đuổi, đâm va tàu cá của ngư dân Việt Nam thì Bộ Ngoại giao, các lực lượng chức năng thực thi pháp luật trên biển đều vào cuộcquyết liệt, đồng bộ phản đối hành động vô nhân đạo;yêu cầu nước bạn điều tra, xử lý và chấm dứt những hành động tương tự với tàu cá, ngư dân Việt Nam, cũng như vi phạm Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982, v.v.
Chính vì lẽ đó, mà Việt Nam hiện nay có khoảng một trăm nghìn tàu thuyền đánh cá cùng hàng chục triệu ngư dân vẫn đang ngày đêm yên tâm bám biển, bám ngư trường để lao động sản xuất, phát triển kinh tế cho gia đình và đất nước. Họ chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền quốc gia giữa biển khơiVà với số lượng tàu cá đông đảo như vậy mỗi khi ra khơi họ đâu có đơn độc như bọn chúng tưởng tượng./.