Jun 18, 2017

Dân chủ vì tình, tiền

Tre Việt - Mới đây, clip “đấu tố” nhau của Lê Văn Sơn và Đỗ Đức Hợp được lan truyền nhanh chóng trên các trang mạng xã hội. Có thể thấy đây không phải là lần đầu tiên các nhà dân chủ tung các clip bôi xấu, hạ bệ nhau trên mạng xã hội và cũng dễ nhận ra rằng mọi mâu thuẫn, tranh chấp của chúng hầu hết đều xoay quanh vấn đề tình, tiền; thật hiếm khi thấy chúng tranh cãi gì liên quan đến đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho nhân dân. Bởi thế mới nói, làm dân chủ là nghề hot nhất hiện nay, chỉ cần đăng đàn chửi tục, nói càng sai sự thật càng tốt, chả mấy chốc mà sẽ giàu to và nổi tiếng. 
Lê Văn Sơn
Ngay sau đó, cộng đồng mạng đã xôn xao về clip tố Lê Văn Sơn là đối tượng “dân chủ cuội”, lừa tiền, lừa tình, “trẻ không tha, già không buông”,… Vậy Lê Văn Sơn là ai? Tre Việt sẽ thông tin giúp bạn đọc về kẻ đang gây xôn xao cộng đồng mạng.
Lê Văn Sơn - Paulus Lê Văn (fb Sơn Văn Lê) sinh ngày 20-10-1985, tại thôn Trinh Hà, xã Hoằng Trung, huyện Hoàng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Anh ta đã từng học Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, làm hướng dẫn viên du lịch tự do tại Hà Nội. Lê Văn Sơn là một trong số những cộng tác viên đắc lực nhất cho các báo, đài phản động trong và ngoài nước. Y cùng nhiều đối tượng khác đã được tổ chức phản động lưu vong “Việt Nam canh tân cách mạng Đảng” (gọi tắt là Việt Tân) móc nối ra nước ngoài để huấn luyện và lên kế hoạch hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Năm 2011, sau một thời gian theo dõi lâu dài, có đủ căn cứ và cần chặn đứng hành vi nguy hiểm của nhóm đối tượng này, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra lệnh bắt 14 đối tượng trong tổ chức phản động về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, theo Khoản 1 và Khoản 2, Điều 79, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trong đó, Hồ Đức Hòa, Lê Văn Sơn, Đặng Xuân Diệu là ba thành viên cốt cán, tích cực nhất trong các hoạt động phá hoại.
Tại cáo trạng, kết án Lê Văn Sơn là thành viên hoạt động đắc lực cho tổ chức “Việt Tân” từ đầu năm 2010; đã trực tiếp lôi kéo để giới thiệu Nông Hùng Anh cho Nguyễn Thị Thanh Vân gặp gỡ, tuyên truyền để tham gia tổ chức “Việt Tân”; đã cung cấp cho Nông Hùng Anh 3.000.000VNĐ tham gia khóa huấn luyện của tổ chức “Việt Tân” tại Thái Lan. Từ ngày 25 đến ngày 30-7-2011, Lê Văn Sơn tham gia khóa huấn luyện “Quang Trung 711”, tại khóa học này, Sơn cùng với Nguyễn Xuân Anh cầm cờ “Việt Tân” khi tổ chức này làm Lễ kết nạp cho Nông Hùng Anh và Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc; đã được “Việt Tân” cung cấp 543,05USD để thực hiện tội phạm.
Trong phiên tòa sơ thẩm, Lê Văn Sơn bị xử phạt 13 năm tù giam về tội: hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79, Bộ Luật Hình sự.
Nhưng đến phiên tòa phúc thẩm, do thái độ ăn năn hối cải của Sơn nên Tòa phúc thẩm đã ra phán quyết 4 năm tù giam và 4 năm quản chế sau khi mãn hạn tù. Tưởng chừng như sau phiên tòa phúc thẩm, con người Lê Văn Sơn sẽ tốt lên nhưng sự thật lại hoàn toàn trái ngược.

Ra tù, Lê Văn Sơn tích cực hoạt động hơn, trở thành cánh tay đắc lực cho các linh mục cực đoan, như:  Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục chống phá Đảng, Nhà nước. Nghe chừng đồng bọn đều hiểu rõ bản chất của “nhà dân chủ” này từ lâu nhưng vì đại cục nên đều lảng tránh, không công khai phê phán. Xem ra các scandal tình, tiền ngày càng bị phanh phui nhiều hơn, đang dần dần lột bỏ mặt nạ của Lê Văn Sơn - kẻ dân chủ vì tình, tiền này./.

Việc khởi tố điều tra vụ bắt giữ người trái phép ở Đồng Tâm là hết sức cần thiết và đúng pháp luật

Tre Việt - Chiều ngày 13-6, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án hình sự nhằm điều tra làm rõ việc bắt, giữ trái phép 38 người thi hành công vụ tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội) để điều tra về tội “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật”, theo Điều 123, Bộ luật Hình sự và tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản”, theo Điều 143, Bộ luật Hình sự.

Thông tin trên nhanh chóng thu hút được sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là khi trước đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã cam kết là “không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với dân Đồng Tâm”. Nhiều người cho rằng, ông Nguyễn Đức Chung đã lật lọng, nuốt lời, lừa dối nhân dân Đồng Tâm. Một số người thì cho rằng, đây là tiền lệ xấu bởi từ nay người dân sẽ không bao giờ tin vào chính quyền nữa. Thậm chí, không ít lời chửi bới, lăng mạ cơ quan công quyền và cá nhân Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, không hiếm lời phân tích độc địa, thiếu văn hóa, tục tĩu,… đã xuất hiện. Vậy, chúng ta cần nhìn nhận sự việc trên như thế nào cho đúng?
Theo Tre Việt, trước hết, cần phải thấy rằng, việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ việc bắt giữ trái phép 38 người thi hành công vụ tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm là cần thiết. Bởi việc khởi tố điều tra vụ án là một hoạt động tố tụng hết sức bình thường của cơ quan điều tra theo quy định của Luật Tố tụng hình sự. Quá trình điều tra, nếu thấy đủ chứng cứ phạm tội của cá nhân, sau khi phân tích xem xét chứng cứ, phân tích nguyên nhân, động cơ phạm tội, hậu quả của hành vi phạm tội,… thì sẽ đi đến quyết định có khởi tố bị can hay không? Nếu khởi tố bị can thì cần thực hiện biện pháp ngăn chặn là gì?
Như vậy, việc khởi tố vụ án là để điều tra làm rõ nguyên nhân, ai đúng - ai sai, sai thế nào, các dấu hiệu của tội phạm, v.v. Khởi tố không đồng nghĩa với việc sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự; hơn nữa, không cứ khởi tố vụ án là sẽ khởi tố bị can. Cơ quan điều tra hoàn toàn có thể hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án khi quá trình điều tra kết luận không có dấu hiệu của tội phạm. Nói vậy để thấy rằng, việc khởi tố vụ án hình sự để điều tra vụ việc ở Đồng Tâm không như những gì mà một số người đang suy diễn. Muốn biết được nguyên nhân vụ việc này như thế nào, ai đúng - ai sai, có dấu hiệu tội phạm hay không thì chỉ có khởi tố vụ án mới có thể điều tra làm rõ.
Trong quá trình điều tra, các cơ quan chức năng sẽ chứng minh, làm rõ được những vấn đề còn đang nghi vấn, chưa rõ ràng. Khi đó, cơ quan điều tra cũng sẽ xem xét các yếu tố như hành vi bắt giữ người trái phép của người dân xã Đồng Tâm bắt nguồn từ đâu? Hay như việc người dân Đồng Tâm bắt giữ người nhưng không gây náo loạn, không bị xúi giục, kích động sẽ là những tình tiết để xem xét giảm nhẹ hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi mọi vấn đề đã được điều tra sáng tỏ thì khi đó cam kết “không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với dân Đồng Tâm” của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung mới được thực hiện.

Bởi vậy, cần phải nhìn nhận việc khởi tố vụ án trên là hết sức cần thiết và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Lúc này, người dân Đồng Tâm cần phải hết sức bình tĩnh, tránh nghe lời xúi giục, kích động của những kẻ xấu, hợp tác với các cơ quan chức năng để điều tra làm sáng tỏ vụ việc. Ở một đất nước có luật pháp, mọi sự việc đều phải được xem xét và giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật luôn đại lượng phù hợp, công bằng đối với những người có nhiều tình tiết giảm nhẹ, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa khắc phục hậu quả cũng như tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm./.