Tre Việt - Trong bài “Nguồn gốc bản chất tôi đòi của ĐCSVN”, đăng trên trang Tiếng Dân, sau khi đưa ra một mớ lý luận lủng củng, Đào Tăng Dực cho là: “chủ nghĩa Cộng Sản là một tai họa cho nền độc lập của dân tộc; vì, Cộng sản chủ trương độc tài toàn trị, không chấp nhận dân chủ. Chính vì thế quốc gia không sáng tạo và kém phát triển về mọi mặt, kể cả kinh tế và quốc phòng,…”(!). Điều tra thân thế, sự nghiệp, thấy Dực là luật sư; do đó, có thể phỏng đoán, phần “nói càn” cao hơn phần “ngu muội” trong con người ông ta. Vậy nên, cần chỉnh đốn lại ý thức của tay này.
Trước hết, bất kỳ chủ nghĩa, dân tộc, quốc
gia nào cũng có dân chủ theo cách riêng, phù hợp với văn hóa và trình độ nhận
thức của nhân dân sở tại theo từng thời kỳ. Sự so sánh các nền dân chủ là hoàn
toàn khập khiễng; vấn đề cốt lõi là chỉ tiêu hạnh phúc của quốc gia, dân tộc mới
là chân lý của dân chủ; chỉ tiêu hạnh phúc của nhân dân Mỹ - nơi gọi là thiên
đường dân chủ - đâu có hơn Việt Nam, Bu-tan, thậm chí là so với một vài bộ tộc
kém văn minh. Nếu cố tình so sánh, chủ nghĩa tư bản ra đời từ thế kỷ XVI ở Châu
Âu, nhưng mãi đến gần giữa thế kỷ XX, người dân Châu Âu vẫn bị kìm kẹp dưới bàn
tay sắt của Hitle. Sau hơn 300 năm (đến nửa đầu thế kỷ XIX), nước Mỹ vẫn duy
trì chế độ nô lệ, một bộ phận người dân không làm chủ ruộng đất, công cụ lao động,
nhất là chẳng được làm chủ bản thân. Khi xã hội Mỹ phát triển, chế độ nô lệ xóa
bỏ, toàn bộ người dân trước hết được làm chủ bản thân, sau đó, một bộ phận được
làm chủ ruộng đất và tiến tới sự dân chủ của họ ngày nay. Trong khi đó, dưới ánh
sáng của chủ nghĩa cộng sản, đầu thế kỷ XX, lần đầu tiên xuất hiện nhà nước xã
hội chủ nghĩa ở nước Nga. Và, ngay lập tức đã giải phóng toàn bộ nhân dân; cho
nhân dân làm chủ ruộng đất, nhà máy, công xưởng và cao nhất là làm chủ đất nước.
Hỏi rằng, chủ nghĩa nào dân chủ hơn?
Về sự sáng tạo, kinh tế và quốc phòng
thì nước Nga thời Xô viết là tiêu biểu trên thế giới. Đầu thế kỷ XX, Nga là một
trong những nước tư bản nghèo nàn và lạc hậu nhất trong hệ thống. Tình hình chính
trị bất ổn khiến kinh tế gần như kiệt quệ. Sau Cách mạng Tháng Mười, tình hình
kinh tế cũ để lại cộng với nội chiến làm cho nước Nga gặp muôn vàn khó khăn. Nhờ
thực thi chính sách kinh tế mới của V.I. Lênin (NEP), kinh tế đất nước nhanh
chóng hồi phục, thoát khỏi khủng hoảng, đưa đất nước phồn thịnh nhanh chóng. Thập
niên 30 của thế kỷ XX, Liên Xô (nòng cốt là Nga) thực hiện thành công quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trỗi dậy như một siêu cường. Đồng thời,
Nhân dân Nga đầy sáng tạo đã sản sinh ra nền công nghiệp quốc phòng mạnh mẽ, sản
xuất nên những thế hệ vũ khí, trang bị ưu việt; kết hợp với nghệ thuật quân sự
độc đáo, tinh thần chiến đấu dũng cảm đã đánh tan chủ nghĩa phát xít trong chiến
tranh thế giới thứ 2, mang lại hòa bình cho nhân dân toàn thế giới cho đến ngày
nay.
Giá trị tư tưởng, lý luận của chủ nghĩa
cộng sản là một trong những nhân tố làm xuất hiện Đảng Cộng sản Việt Nam; 15 tuổi
Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập sau hơn 80
năm nô lệ, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tổ chức kháng chiến trường
kỳ, đánh đuổi thực dân Pháp, mang lại hòa bình, độc lập cho Miền Bắc; thực hiện
cải cách ruộng đất, người cày có ruộng, nhân dân được làm chủ bản thân, ruộng đất,
tư liệu sản xuất. Và từ đó, thành công nối tiếp thành công, Đảng mang lại độc lập,
thống nhất đất nước và nền hòa bình, cuộc sống ấm no. Ngày nay, Việt Nam là một
trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới; chính trị
ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; quan hệ ngoại giao với 187 nước,
trong đó, là đối tác chiến lược với những cường quốc hàng đầu như: Nga, Trung
Quốc, Anh, Đức,… Đó chẳng phải là kết quả của nền dân chủ, hòa bình và sự sáng
tạo sao? Thế mà, Đào Tăng Dực lại cứ nhắm mắt nói càn./.