Nov 6, 2024

RFA diễn lại “trò lố”

          Tre Việt – Ngày 05/11, trang facebook của Đài Á Châu Tự Do (RFA) đăng Statuts: Người dân kêu gọi đổi mới lần hai để khai thông “điểm nghẽn thể chế”, lu loa rằng: “Bảy tổ chức xã hội dân sự trong nước và 32 cá nhân ngày 3/11 đồng ký thư kiến nghị gửi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng, trong đó kêu gọi xây dựng một lộ trình Đổi mới lần thứ hai về chính trị sau Cải cách kinh tế năm 1986”.

Cần khẳng định ngay rằng: đây là luận điệu xuyên tạc hết sức lố bịch của RFA và các nhà “dân chủ” nhằm hạ thấp, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, gây tâm lý mơ hồ, hoài nghi và làm xói mòn niềm tin vào chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, cũng như công cuộc đổi mới đất nước ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ đó, kích động thay đổi thể chế chính trị ở nước ta, hướng lái cách mạng Việt Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, mưu đồ đó sẽ không bao giao trở thành hiện thực, và nhất định sẽ bị phá sản. Bởi vì:

Giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là một nội dung cốt lõi, quan trọng trong quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, được Đảng ta nhất quán thực hiện trong công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay. Việc nhận thức và giải quyết đúng đắn vấn đề này cũng là khâu đột phá trong tư duy và thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp đổi mới của Đảng ta. Không phải ngẫu nhiên mà mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là một trong những mối quan hệ lớn mà các kỳ Đại hội XI, XII, XIII của Đảng luôn xác định cần nhận thức và giải quyết đúng đắn; trong đó, mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị có vị trí quan trọng hàng đầu. Bởi lẽ, kinh tế là nền tảng của đời sống xã hội, xét đến cùng quyết định các mặt còn lại của đời sống xã hội. Còn chính trị liên quan tới vấn đề lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; việc sử dụng quyền lực nhà nước; việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đây là những vấn đề khó khăn, phức tạp và nhạy cảm liên quan tới vận mệnh quốc gia, dân tộc. Với tinh thần cẩn trọng trong đổi mới, đến Đại hội XII, Đảng ta đã có bước phát triển về nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị - đó là đổi mới đồng bộ thể chế kinh tế và thể chế chính trị.

Trên cơ sở những thành tựu đạt được, xuất phát từ yêu cầu của bối cảnh mới, Đại hội XIII, Đảng ta xác định cần đưa quan hệ giữa đổi mới đồng bộ thể chế kinh tế với thể chế chính trị lên một bước mới, đó là: xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trong đó có thể chế phát triển kinh tế và thể chế phát triển chính trị. Về đổi mới kinh tế, Đảng ta xác định nhiệm vụ trung tâm, quan trọng là: hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Về chính trị, Đảng xác định: tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy bản chất giai cấp công nhân của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, toàn diện, xây dựng Nhà nước tinh, gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; gắn với tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, gắn bó mật thiết với nhân dân là nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa, con người Việt Nam.

Như vậy, mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế, với đổi mới chính trị đã được Đảng ta nhận thức và giải quyết đồng bộ trên thực tế trong suốt quá trình lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới gần 40 năm qua. Trên cơ sở thành tựu của việc giải quyết quan hệ này, cũng như xuất phát từ yêu cầu thực tiễn mới, mối quan hệ này được Đảng nâng lên thành quan hệ giữa đổi mới đồng bộ thể chế phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Vì thế lời kêu gọi “Đổi mới lần hai về chính trị” của RFA là luận điệu xuyên tạc lố bịch, sẽ chẳng lừa bịp được ai./.


Sự “ngáo ngôn” của Lê Anh Hùng và Huỳnh Ngọc Chênh

          Tre Việt – Lợi dụng việc Tổng Bí thư Tô Lâm có ý kiến chỉ đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, một số phần tử cơ hội, bất mãn chính trị đã có các bài viết, bình luận suy diễn, xuyên tạc về công tác tuyên giáo của Đảng trên nền tảng mạng xã hội và phương tiện truyền thông nước ngoài. Đáng chú ý là, ngày 01/11, kênh tiếng Việt, Đài VOA đăng bài: “Hai nhà hoạt động: Tuyên giáo không còn hợp thời, nên dẹp; cần cổ súy xã hội dân sự”. Theo bài viết, Lê Anh Hùng, Huỳnh Ngọc Chênh tự xưng là nhà hoạt động cho “dân chủ”, “nhân quyền” lý giải cho rằng: “lợi ích của nó đối với đất nước bằng không hoặc âm”; “Ít ai quan tâm nói tới Marx-Lenin, đấu tranh giai cấp. Thời đại này thông tin qua truyền thông, mạng xã hội nhiều rồi. Người dân thích cái gì, người ta tìm đến cái đó”. Đây là sự “ngáo ngôn”, suy diễn, xuyên tạc, phủ nhận, “ru ngủ” dư luận về vai trò công tác tuyên giáo của Đảng và Ban Tuyên giáo Trung ương, cần bị vạch trần, lên án, đấu tranh.

Công tác tuyên giáo là hoạt động lãnh đạo của Đảng trên các lĩnh vực, như: tư tưởng, văn hóa và khoa giáo; việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ thông qua hệ thống cơ quan tuyên giáo từ Trung ương tới địa phương. Trong đó, Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức; về chủ trương, đường lối của Đảng trong các lĩnh vực: tuyên truyền, lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, lịch sử Đảng, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, thông tin đối ngoại, khoa học, công nghệ, môi trường, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, thể dục, thể thao, dân số, gia đình, trẻ em...; đồng thời, là cơ quan chuyên môn - nghiệp vụ về công tác tuyên giáo của Đảng.

Thực tiễn, hơn 94 năm hoạt động, ngành Tuyên giáo và công tác tuyên giáo đã trở thành bộ phận không thể tách rời, luôn gắn bó sâu sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, góp phần xây dựng nền tảng chính trị của chế độ, nền tảng tinh thần của xã hội, hoạch định hệ thống quan điểm lý luận, cương lĩnh, đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Với vai trò “đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết”, Tuyên giáo đã trở thành niềm tự hào của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân khi tiếp tục đảm nhận vai trò tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Đảng, góp phần bảo vệ vững chắc, bổ sung, vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong Đảng và xã hội, củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, khơi dậy ý chí, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Những đóng góp to lớn của ngành Tuyên giáo và công tác Tuyên giáo trong sự nghiệp cách mạng của Đảng là không thể phủ nhận; đồng thời, đang và sẽ tiếp tục đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Bởi, Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam đã lựa chọn và kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Và, để thực hiện thắng lợi mục tiêu đó thì không thể thiếu sự đồng hành cùng đất nước, dân tộc của công tác tuyên giáo.

Vì thế, việc Lê Anh Hùng, Huỳnh Ngọc Chênh tự xưng “nhà hoạt động” rồi cho rằng: Tuyên giáo không còn hợp thời, nên dẹp; cần cổ súy xã hội dân sự là sự “ngáo ngôn”, với âm mưu, dụng ý xấu, độc nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ. Hành động này cần bị vạch mặt, đấu tranh bác bỏ./.