Sep 29, 2015

CHỈ VÌ TIỀN

Tre Việt - “Gỡ bỏ năm cùm và một xích” là bài viết của Bùi Tín trên VOA tiếng Việt, ngày 28/9/2015. Đọc bài viết thấy đáng thương cho Bùi Tín chỉ vì miếng cơm, manh áo nơi đất khách quê người, khi tuổi đã cao mà vẫn phải viết những điều không đúng lương tâm.
Ngày 15/9 vừa qua, Dự thảo các văn kiện sẽ trình Đại hội XII của Đảng được các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt đăng tải để lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân. Theo đó, có Hướng dẫn tiếp nhận sự góp ý của toàn dân vào Dự thảo các văn kiện ấy, do Văn phòng Trung ương Đảng và Ban Tuyên giáo Trung ương thực hiện. Để ý kiến tập trung thì phải có hướng dẫn, bất kỳ văn bản hay cuộc họp sơ kết, tổng kết của cấp nào, bộ, ban, ngành đoàn thể nào cũng vậy. Đó là lẽ đương nhiên. Thế mà Bùi Tín lại cho rằng: “Họ khoanh lại, cứ như bịt mồm dân khi dân chưa kịp phát biểu” (!). Sao ông ta lại có thể viết như thế được? Câu trả lời chỉ có thể là vì miếng cơm, manh áo nên phải viết những điều trái lương tâm, đạo lý, lẽ phải thì mới được VOA đăng tải. Như vậy, thì mới có tiền để sống những ngày tháng cuối đời chứ! Thật tội nghiệp cho ông Bùi Tín ạ!
Ông ta đòi Đảng phải lấy ý kiến vào những thứ đã rõ ràng, bất di bất dịch, không cần tranh cãi. Đó là, kiên định chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tên gọi Đảng Cộng sản, chế độ một đảng, phương châm lấy quốc doanh làm chủ đạo nền kinh tế, và có tiếp tục xây dựng CNXH nữa không? Bởi vì, những thứ đó thay đổi thì cũng thay đổi bản chất, mục tiêu của Đảng và dân tộc mà biết bao thế hệ người Việt Nam đã phải hy sinh để đánh đổi, giành cho được; trong đó, có một phần nhỏ của chính ông - Bùi Tín ạ, khi ông là chiến sĩ giải phóng quân ấy. Những nội dung ông đòi lấy ý kiến nhân dân thực chất là ông muốn thay đổi, xa rời những điều đó với những lập luận cũ rích, được bao kẻ nhai đi nhai lại, nay ông tiếp tục lại nhai chẳng có gì mới cả, mà chỉ là kiểu “ăn theo nói leo” thôi. Ông cho rằng, học thuyết Mác – Lê-nin là sai lầm (!). Xin thưa, trong cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới thì cuốn Tư Bản của Mác được tái bản nhiều lần và các nhà doanh nghiệp tìm đọc, nghiên cứu về Mác, nhằm cứu cánh cho sự phá sản chẳng nhẽ ông không thấy sao? Hay cố tình “mũ ni che tai” hả Bùi Tín? Ông cho rằng: chủ nghĩa cộng sản là tội ác của nhân loại (!) Ông lại có mắt như mù rồi Bùi Tín ơi. Đầu tháng 5 vừa qua, nước Nga đã long trọng kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít và nhiều nguyên thủ quốc gia các nước trên thế giới có mặt tại buổi Lễ. Điều đó chứng tỏ ý nghĩa và tầm vóc lớn lao của Chiến thắng này đối với nhân loại. Thế giới phải thừa nhận không có Liên Xô và Hồng quân Xô-viết thì chủ nghĩa phát xít có thể sẽ tiêu diệt, xóa sổ nhiều dân tộc trên thế giới, không biết cái mạng sống của ông có còn giữ được như ngày nay không đấy để mà ngồi đó “nói quàng nói xiên”! Việc duy trì một đảng hay nhiều đảng là do nhu cầu của mỗi nước. Với Việt Nam, lịch sử đã chứng minh chỉ từ khi có Đảng Cộng sản ra đời lãnh đạo nhân dân ta mới giành được độc lập dân tộc. Trước đó, dân tộc Việt Nam không thiếu các phong trào mặc dù sáng ngời tinh thần yêu nước và đã thử nghiệm con đường cứu nước với nhiều phương án khác nhau nhưng đều không giành được thắng lợi do thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn. Vậy nên, Việt Nam không có nhu cầu phải đa đảng. Việc lựa chọn một đảng hay đa đảng là quyền tự quyết của mỗi dân tộc được pháp luật quốc tế thừa nhận, ông không thấy điều đó sao? Bùi Tín còn cho rằng, có nên “lấy sở hữu quốc doanh làm chủ đạo của nền kinh tế” hay không? Xin thưa, nước nào cũng phải dựa trên một cơ sở kinh tế nhất định, nền tảng kinh tế, cơ sở hạ tầng quyết định tính chất, bản chất của nhà nước. Với nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thì phải có thực lực trong tay để điều tiết vĩ mô nền kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Nếu không “lấy sở hữu quốc doanh làm chủ đạo của nền kinh tế” thử hỏi Nhà nước lấy gì để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, lấy gì để thực hiện an sinh xã hội, để hướng đến phục vụ người nghèo, những người yếu thế trong xã hội? Hay là xã hội như ở các nước tư bản, số người giàu có chiến tỉ lệ nhỏ, nhưng lại chiếm hầu hết tài sản của xã hội, tạo nên bất bình đẳng “kẻ ăn chẳng hết, người lần không ra” hả Bùi Tín? Như vậy, đã rõ cái tâm của ông không vì cộng đồng mà vì thiểu số, số ít. Rõ ràng, như thế thì nhân dân Việt Nam không chấp nhận bởi truyền thống, đạo lý văn hóa của dân tộc “thương người như thể thương thân”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng…” và “Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”, v.v. Ông đảo tầu đã mấy chục năm, xa quê hương đất nước lâu ngày nên hẳn đã quên truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc rồi chăng? Thật tội nghiệp cho ông “sai một ly đi một dặm”, không đảo tẩu thì giờ đây ông đã là cán bộ hưu trí, an nhàn tuổi già chẳng phải lo nghĩ gì, vì đã có chính sách xã hội chăm lo tuổi già cho ông. Đằng này, không viết thì ông lấy tiền đâu để lo những tháng ngày cuối đời bây giờ? Viết chỉ để kiếm tiền, bất chấp đúng sai phải trái à Bùi Tín ơi!

Ông cho rằng, những điều không lấy ý kiến trên chính là do sợi “dây xích Trung Quốc” (!) Từ đó ông kêu gọi phải “thoát Trung” (!) Ông còn trắng trợn nói như “đinh đóng cột”: “Bọn bành trướng Trung Quốc không thiếu mưu mô thâm hiểm, thừa tiền để đe dọa, mua chuộc với giá rẻ Bộ Chính trị Hà Nội vốn yếu bóng vía, thiếu dũng khí lại hám của” (!). Bùi Tín lại nhắm mắt làm ngơ, ngay tại Liên hợp quốc khi tham dự hội nghị về phát triển bền vững mấy ngày qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã “lồng” vấn đề Biển Đông vào bài phát biểu. Nói thế để Bùi Tín thấy rằng, trong các hội nghị quốc tế, khu vực lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bộ ngành,… đều quốc tế hóa vấn đề Biển Đông thể hiện lập trường trước sau như một của Việt Nam: kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; biển, đảo là một phần lãnh thổ thiêng liêng mà các thế hệ trước đã dày công xây dựng, vun đắp nên con cháu đời đời kiếp kiếp phải giữ vững chủ quyền thiêng liêng của dân tộc. Có điều là bảo vệ bằng biện pháp hòa bình, dựa vào luật pháp quốc tế và công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 để đấu tranh, hết sức tránh đối đầu và tránh dùng biện pháp quân sự. Vì như vậy, chỉ làm sâu sắc thêm mâu thuẫn về chủ quyền biển, đảo mà thôi Bùi Tín - ông già lẩm cẩm ạ! Đừng chỉ vì tiền mà viết bất chấp phải trái, đúng sai nhé Bùi Tín./.

Sep 27, 2015

UỔNG CÔNG

Tre Việt - Ngày 24/9/2015, VOA Tiếng Việt có bài “Phát động chiến dịch ủng hộ Linh mục Nguyễn Văn Lý”. Bài viết cho hay, cộng đồng người Việt tại Mỹ trong tháng này phát động chiến dịch thỉnh nguyện thư kêu gọi các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế vinh danh một nhà “bất đồng chính kiến hàng đầu” bị cầm tù lâu nay tại Việt Nam - Nguyễn Văn Lý. Vậy, Nguyễn Văn Lý là người như thế nào mà người ta phải làm như vậy? Liệu ông ta có xứng đáng với việc làm của họ?  
Nguyễn Văn Lý sinh ngày 15/5/1946, tại làng Ba Bình, Vĩnh Chấp, Vĩnh Linh, Quảng Trị. Năm 1974 tốt nghiệp khóa đào tạo linh mục của Đại chủng viện Huế, được bổ nhiệm làm thư ký Tòa Tổng giám mục Huế. Tháng 9/1977, bị bắt giam vì tội tuyên truyền phát tán nhiều tài liệu nội dung chống chính quyền cách mạng. Sau đó, Tòa Tổng Giám mục đã cách chức thư ký Tòa Tổng Giám mục và điều linh mục Lý về làm quản xứ Đốc Sơ, Hương Sơ. Là linh mục quản xứ, Nguyễn Văn Lý tiếp tục thực hiện hành vi phá hoại việc thực hiện chủ trương của Nhà nước về chính sách tôn giáo, kích động quần chúng, gây rối trật tự an ninh. Năm 1981, cố Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền đã quyết định tước quyền hoạt động mục vụ đối với Nguyễn Văn Lý. Ngày 09/12/1983, Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) đã kết án ông Lý 10 năm tù về tội phá hoại khối đoàn kết toàn dân. Mãn hạn tù, ông Lý về sinh sống ở Tòa Tổng giám mục Huế và tiếp tục nói xấu các chức sắc trong giáo phận, thường xuyên lôi kéo, chia rẽ nội bộ hàng ngũ linh mục, tu sĩ và liên tục có những lời nói vu cáo “chính quyền đàn áp tôn giáo”.
Nguyễn Văn Lý đã xa rời con đường hành đạo chân chính, lợi dụng chiếc áo của nhà tu hành tham gia nhiều hoạt động chống phá chính quyền nhân dân, như: ngày 10/11/2000, ông ta kích động một số giáo dân ở Nguyệt Biều (xứ Phường Đúc, TP Huế) cản trở công trình bê tông hóa con mương thủy lợi đi ven nhà thờ và tổ chức lôi kéo nhiều người ngang nhiên chiếm, dựng lều trên lô đất sản xuất của 3 hộ nông dân đã được Nhà nước cấp quyền sử dụng đất từ lâu. Tháng 02/2001, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ra quyết định quản chế hành chính đối với Nguyễn Văn Lý tại xã Phú An, huyện Phú Vang, nhưng Lý không chấp hành, tiếp tục có hoạt động lôi kéo, lừa gạt và kích động giáo dân chống đối chính quyền. Ngày 19/10/2001, TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế tuyên phạt Lý 15 năm tù về tội không chấp hành quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc và 5 năm quản chế tại nơi cư trú sau khi mãn hạn tù. Tháng 02/2005, Nguyễn Văn Lý được đặc xá và tiếp tục chấp hành hình phạt quản chế tại số 69 Phan Đình Phùng, Thành phố Huế.
Mặc dù, Nhà nước khoan hồng, nhưng Nguyễn Văn Lý vẫn không ăn năn hối cải, mà ngược lại, tiếp tục công khai hoạt động chống phá chính quyền quyết liệt hơn; biến nơi ở của mình thành nơi làm ra và tàng trữ, lưu hành,̀ phát tán nhiều tài liệu, hoạt động chống phá Nhà nước. Từ khi được đặc xá tha tù và chấp hành hình phạt quản chế, Lý đã nhiều lần vi phạm án phạt bổ sung, ra khỏi địa phương (thậm chí ra khỏi tỉnh) không xin phép cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Hằng tháng, Lý cũng không đến trình diện tại trụ sở chính quyền địa phương như pháp luật quy định; và khi chính quyền thông báo, nhắc nhở, cảnh cáo, yêu cầu đến trình diện nhưng ông ta vẫn không chấp hành.
Nghiêm trọng hơn, Nguyễn Văn Lý đã tiếp tục móc nối, cấu kết với các thế lực phản động trong và ngoài nước chống đối Nhà nước, đi ngược lại lợi ích nhân dân và dân tộc ta, vi phạm nghiêm trọng pháp luật của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Ngày 08/4/2006, Nguyễn Văn Lý thành lập nhóm 8406 (còn gọi là khối 8406) và đã cùng đồng bọn biên tập, soạn thảo nhiều tài liệu xuyên tạc vu cáo nói xấu Nhà nước Việt Nam, ra các số “bán nguyệt san - tự do ngôn luận” với nội dung xuyên tạc, chống đối Nhà nước; kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội vào năm 2007.
Nguyễn Văn Lý đã chỉ đạo thành lập cái gọi là “Đảng thăng tiến Việt Nam” gồm Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, Hoàng Thị Anh Đào, Lê Thị Công Nhân, Lê Thị Lệ Hằng, do Nguyễn Phong cầm đầu. Đặc biệt, vào dịp Tết Nguyên đán Đinh Hợi (năm 2007), Nguyễn Văn Lý đã lôi kéo Nguyễn Phong cùng một số đối tượng như Nguyễn Bình Thành, Hoàng Thị Anh Đào, Lê Thị Lệ Hằng,… cấu kết với đảng “Vì dân” của các tổ chức phản động ở nước ngoài, thành lập cái gọi là “Liên đảng Lạc Hồng”. Chúng dự định tổ chức công khai hóa cái gọi là “Liên đảng Lạc Hồng” vào đêm giao thừa Tết Đinh Hợi (năm 2007), bằng các hình thức tán phát tài liệu, cương lĩnh, điều lệ trên internet và công bố trên đài phát thanh phản động ở hải ngoại. Nhưng, âm mưu của bọn chúng chưa thực hiện được thì bị cơ quan bảo vệ pháp luật phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an thu được tại nơi ở của Nguyễn Văn Lý 6 máy vi tính, 6 máy in, 7 máy điện thoại di động, 02 máy cố định kết nối internet, trong đó có 136 Sim điện thoại di động và hơn 200 kg giấy tờ, tài liệu liên quan việc thành lập, công bố các tổ chức phản động chống đối Đảng và Nhà nước ta.
Ông Lý tự xưng mình là người thuần túy tôn giáo, nhưng lại soạn thảo, nhân bản, tán phát nhiều tài liệu đẫm màu sắc chính trị, lợi dụng nhà thờ của Chúa để tuyên truyền chống phá chính quyền cách mạng, đòi xóa bỏ chế độ XHCN, xúc phạm hình ảnh Bác Hồ. Nguyễn Văn Lý gọi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của cả dân tộc ta là “cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam”. Vì vậy, Hội đồng Giám mục Việt Nam, Tòa thánh Vatican - nơi quản lý, bảo vệ quyền lợi cho các linh mục trên toàn thế giới - cũng đồng tình ủng hộ Chính phủ Việt Nam, họ có đầy đủ thông tin rằng ông Lý có một số hoạt động vi phạm luật pháp Việt Nam. Thế mà, một số người Việt ở Mỹ sao phải tốn công sức vào việc làm cho người không xứng đáng - Nguyễn Văn Lý? Thật chẳng uổng công lắm sao?

Sep 24, 2015

LẠI LÀ SỰ ĐỊNH KIẾN

       TRE VIỆT - Trên trang Ba Sàm, ngày 23/9/2015, có bài viết: “Đàn áp vẫn gia tăng ở Việt Nam” do Trần Văn Minh dịch của Zachary Abuza (được giới thiệu là giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia , chuyên nghiên cứu về các đề tài chính trị và an ninh Đông Nam Á), Guest Contributor, New Mandela. Bài viết của Zachary Abuza tập trung phê phán về quyền con người, chủ yếu là quyền tự do ngôn luận của Việt Nam. Ông ta viết: “Trên nhiều phương diện, việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam vẫn không thỏa đáng” và “Việt Nam là một trong những môi trường truyền thông bị kiểm soát nhất trên thế giới” (!). Ông ta còn đoán già đoán non: “trước Đại hội Đảng thứ 12 vào đầu năm 2016, bất đồng quan điểm thậm chí còn ít được dung thứ hơn”(!).
Xin thưa, Việt Nam chỉ bắt giam những người vi phạm pháp luật Nhà nước. Công dân Việt Nam cũng như công dân nhiều nước khác, trong khi thực thi quyền con người thì phải chấp hành pháp luật của nước mình. Điều này hoàn toàn đúng với các quy định của “Bộ luật quốc tế về quyền con người”[1]. Bộ luật này quy định mỗi thành viên của xã hội trong khi thực hiện quyền con người đều phải chấp hành luật pháp của mỗi nước.
Thật vậy, Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền đã nhấn mạnh trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cá nhân đối với cộng đồng. Điều 29 quy định: “Trong việc thụ hưởng các quyền và tự do, mỗi cá nhân chỉ có thể bị pháp luật hạn chế các quyền và tự do đó vì các mục đích bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng các quyền và tự do của người khác cũng như nhằm bảo đảm các yêu cầu về trật tự công cộng, đạo đức và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”.
Điều 19, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, hiến định: “1. Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không ai được can thiệp; 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận…; 3. Việc thực hiện những quy định tại mục 2 của điều này (Điều 19) kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể phải chịu một số hạn chế nhất định… để: Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng”.
Trong “Tuyên bố Viên và Chương trình hành động”, cộng đồng quốc tế cũng khẳng định: “Tất cả các quyền con người đều mang tính phổ cập, không thể chia cắt… Trong khi phải luôn ghi nhớ ý nghĩa của tính đặc thù dân tộc và khu vực về lịch sử, văn hóa và tôn giáo…”[2].
Công ước nhân quyền châu Âu có hiệu lực từ ngày 03-9-1953 đã đưa ra các quy định về các quyền cơ bản của con người; trong đó, quyền tự do ngôn luận được ghi ở Ðiều 10: “1. Tất cả mọi người đều có quyền tự do bày tỏ ý kiến. Quyền này bao gồm việc được tự do bày tỏ ý kiến và tự do trao đổi các thông tin mà không cần phải nhận được bất kỳ việc cho phép nào từ phía cơ quan công quyền và không phân biệt biên giới. 2. Việc thực hiện các quyền nói trên, bao gồm cả các nghĩa vụ và trách nhiệm, hình thức, điều kiện, các hạn chế hoặc các biện pháp trừng phạt cần phải được ghi rõ trong các văn bản pháp luật có cân nhắc đến việc cần thiết đối với một xã hội dân chủ, vì lợi ích đối với an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, duy trì trật tự công cộng và ngăn ngừa tội phạm, bảo vệ sức khỏe và đạo đức, nhân phẩm hoặc danh dự của con người, ngăn ngừa việc phát tán các thông tin mật hoặc để bảo đảm quyền lực và tính độc lập của các cơ quan tư pháp”[3]. Rõ ràng, trong khi khoản 1 của Ðiều luật này quy định: ai cũng có quyền được bày tỏ, trao đổi quan điểm của mình mà không phân biệt địa vị xã hội, giới tính, biên giới, thì khoản 2 lại quy định: việc thực thi các quyền đó gắn với các hạn chế được cụ thể hóa trong pháp luật của mỗi quốc gia. Trên thực tế, mỗi quốc gia đều cân nhắc tình hình thực tế của mình để đưa ra các đạo luật nhằm cụ thể hóa việc thực hiện quyền con người nói chung, quyền tự do ngôn luận của công dân nói riêng. Không có thứ tự do “tuyệt đối” mà không bị hạn chế vì những lợi ích nhiều mặt của quốc gia, dân tộc, ở sự ổn định xã hội, mà thiếu nó thì mọi nỗ lực cố gắng của con người đều trở nên vô nghĩa. Bởi vậy, Liên minh châu Âu (gồm 28 quốc gia) cho phép các nước thành viên cân nhắc lợi ích của mỗi quốc gia để đưa ra các quy định cụ thể, nhằm hướng dẫn công dân thực hiện quyền con người; trong đó, có quyền tự do ngôn luận theo tinh thần Công ước nhân quyền châu Âu nói trên.
Điều đó cho thấy, quyền con người luôn đặt trong môi trường hoàn cảnh cụ thể. Thụ hưởng quyền con người còn tùy thuộc vào lịch sử, truyền thống, văn hóa, đạo đức, tôn giáo, phong tục, tập quán,… cụ thể của từng nơi, của mỗi quốc gia. Cho nên, không thể lấy những người vi phạm pháp luật bị bắt, bị giam giữ cho rằng Việt Nam “gia tăng đàn áp”. Đó là chỉ là sự định kiến, áp đặt mà thôi.
Nhân dịp 70 năm Quốc khánh, Việt Nam đã ân xá 18.298 phạm nhân; trong đó, có những người bất đồng chính kiến, hoặc lợi dụng quyền tự do ngôn luận để vi phạm pháp luật. Mới đây, là Trương Duy Nhất, Tạ Phong Tần, trước đó là Nguyễn Văn Hải,… đã được tha tù chẳng nhẽ các vị không thấy sao?
Dù có phê phán việc thực thi quyền con người ở Việt Nam, nhưng trong bài viết Zachary Abuza vẫn phải thừa nhận: “về cơ bản, Việt Nam đã khác hơn so với ngay cả 5 năm trước đây, với những thay đổi sâu sắc trong việc tiếp cận thông tin, quyền tự do kinh tế, sự phát triển của xã hội dân sự, quyền thực hành đức tin, và những cải cách gần đây”. Và rằng, “Việt Nam… đã có một sự cải thiện có ý nghĩa trong năm qua”./.


[1] - Bao gồm Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và hai nghị định thư bổ sung của công ước này.
2 - Viện nghiên cứu quyền con người - Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người, H. 2002,  tr 44.
3 - Báo Nhân Dân, ngày 17-9-2013.

Nguyễn Hưng Quốc - Kẻ “đầu lú, nói càn”

Tre Việt - Ngày 07/9/2015, VOA (Tiếng Việt) đăng bài “Tính chính đáng của Đảng Cộng sản” của Nguyễn Hưng Quốc. Sau khi bàn nhăng cuội đủ chuyện, đưa ra nhận định vớ vẩn, ông ta kết luận đại ý rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam không có “tính chính đáng” về vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam ngày nay! Phải nói ngay rằng, cái đầu của Nguyễn Hưng Quốc bị “lú”, nên “nói càn”! Điều này, theo kiểu nói ví của người Việt, thì Nguyễn Hưng Quốc là kẻ đầu óc có vấn đề, ngớ ngẩn, ăn nói vớ vẩn, càn xiên. Vì sao nói vậy?
Xin thưa, cơ sở chính trị, xã hội và pháp lý về sự ra đời, lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được các nhà lịch sử, chính trị, xã hội, các học giả có uy tín ở trong nước và nước ngoài khẳng định, nên chẳng phải bàn nhiều. Tôi chỉ nhắc lại mấy vấn đề cơ bản để mở mang cái “đầu lú” của ông.
Về cơ sở chính trị, xã hội. Phải khẳng định ngay rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam sinh ra từ trong lòng nhân dân và tất cả đều vì dân. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đây cũng là kết quả của cuộc vận động vì dân chủ, đảm bảo cho giai cấp công nhân Việt Nam chính thức bước lên vũ đài chính trị lãnh đạo dân tộc đấu tranh với chế độ chuyên chế thực dân - phong kiến nhằm giành quyền làm chủ cho nhân dân - khát vọng dân chủ cháy bỏng của nhân dân.  Ra đời từ trong xã hội, do nhân dân lập nên, không vì mục đích tự thân mà là vì quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, nên Đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân ủy thác quyền lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất và xây dựng đất nước, vì: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Với mục tiêu như vậy, nên “ý Đảng, lòng dân” hòa quyện làm một. Xây dựng đất nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh cũng là khát vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam, là giá trị quy định bản chất của chế độ chính trị của Việt Nam hiện nay. Những luận điệu cố tình lu loa cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ là tổ chức đại diện cho hơn 3 triệu đảng viên, chứ không thể đại diện cho toàn thể dân tộc Việt Nam(!) Hay, Đảng không thể và không có quyền đại diện cho xu hướng phát triển của dân tộc, nên không thể và không có quyền xác định mục tiêu phát triển cho dân tộc, v.v (!) Thực chất là cố tình chối bỏ sự thật lịch sử về sự vận động và phát triển của dân tộc Việt Nam từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam! Đảng Cộng sản Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là trí tuệ, lương tâm, danh dự, luôn phấn đấu vì mục tiêu của toàn dân tộc và điều chủ yếu nhất là dân tộc Việt Nam tin tưởng trao cho Đảng quyền lãnh đạo đất nước. Đảng xứng đáng là lực lượng lãnh đạo, còn xuất phát từ việc tự nguyện làm “đầy tớ”, làm “công bộc”, làm “trâu ngựa” cho nhân dân. Nhờ đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã huy động được sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc làm nên những thắng lợi to lớn có ý nghĩa thời đại sâu sắc. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đưa dân tộc Việt Nam từ thân phận nô lệ thành dân tộc bình đẳng với các dân tộc khác trên thế giới đấu tranh cho hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Việt Nam trở thành một dân tộc tiên phong trên thế giới đấu tranh cho sự nghiệp phi thực dân hóa, xóa bỏ vết nhơ lớn nhất trong lịch sử loài người. Lịch sử đã khẳng định, thực dân - đế quốc là thế lực phản dân chủ, tiến hành xâm chiếm thuộc địa, đưa nhân dân thuộc địa vào cảnh nô lệ, lầm than. Nhưng, để lòe bịp thiên hạ, chúng luôn núp dưới chiêu bài “khai hóa văn minh”, “bảo vệ tự do”, “bảo vệ dân chủ” và trưng ra những thứ bánh vẽ dân chủ, trưng diện những trò chơi dân chủ. Nhân đây, cũng xin khẳng định rằng, là một đảng mác-xít – lê-nin-nít chân chính, Đảng Cộng sản Việt Nam kiên định chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, coi đó là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Đảng càng chứng tỏ năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thì nước ta càng phát triển vững chắc trên con đường xã hội chủ nghĩa để tiến lên cộng sản chủ nghĩa, mà đó cũng là quá trình tất yếu để các giai cấp và Đảng dần tự tiêu vong.
Về cơ sở pháp lý. Điều 4, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2013 đã khẳng định rõ ràng bản chất cách mạng và hiến định rõ cả mục đích lẫn trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiến pháp cũng quy định rõ, các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. Nên nhớ rằng, Hiến pháp là do nhân dân - người chủ đích thực của chế độ - xây dựng, thực hiện và bảo vệ, nên nhân dân chẳng những thừa nhận bản chất, vai trò, tôn vinh Đảng để Đảng có địa vị pháp lý vững chắc, mà còn bảo vệ Đảng. Điều đó, chứng tỏ một lần nữa về lý luận rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam là trí tuệ, lương tâm và danh dự của dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Hưng Quốc tự xưng là “Người Việt Nam yêu nước” thì hãy đọc Hiến pháp nước nhà và thực hiện theo Hiến pháp!
Hiện nay, đất nước Việt Nam đã và đang đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Để thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đang tiến hành đại hội các cấp để tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Đây là đợt sinh hoạt dân chủ cao nhất của các tổ chức đảng, để không chỉ đánh giá đúng những thành tựu, mà còn chỉ rõ những hạn chế, khiếm khuyết, tìm ra nguyên nhân, rút ra những bài học để xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với lòng tin cậy, yêu mến của nhân dân. Vừa qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã công khai công bố Dự thảo các văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI trình Đại hội XII của Đảng để xin ý kiến đóng góp của nhân dân. Điều này, một lần nữa khẳng định, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, mà còn là đội tiền phong của cả dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc. Bằng trí tuệ, bản lĩnh, đạo đức trong sáng Đảng Cộng sản Việt Nam xứng đáng là một đảng cầm quyền “đạo đức, văn minh”.

Sức sống của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự đảm bảo cho chiều hướng phát triển bền vững của dân tộc Việt Nam trong suốt 85 năm qua. Đây là sự thật lịch sử mà không thế lực nào phủ nhận được! Mang danh là nguyên chủ bút của tạp chí Việt và đồng chủ bút của tờ báo mạng Tiền vệ, là chủ nhiệm Ban Việt học lại trường Đại học Victoria (Úc) thế mà “trí thức rởm” Nguyễn Hưng Quốc chẳng hiểu gì về lịch sử vận động và phát triển của Việt Nam và sự ra đời, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập đến nay. Vì thế, nói rằng, Nguyễn Hưng Quốc mang cái “đầu lú”, nên “nói càn” chẳng sai chút nào! 

Sep 13, 2015

NHỮNG KẺ KHÔNG CÓ TRÁI TIM

Tre Việt - Đó là Uyên Vũ, RFA, Ba Sàm,… Tại sao nói bọn này không có trái tim? Chuyện là, ngày 11-9 trên trang RFA có bài “Nghĩ về tấm bia căm thù” của Uyên Vũ, lại được Ba Sàm và một vài trang khác đăng tải bài viết này vào ngày hôm sau. Uyên Vũ viết nhưng những trang này cho đăng chứng tỏ bọn họ cùng một giuộc, đều không có trái tim vì không có cảm xúc, không biết căm thù và không biết yêu thương.

Nhân dịp nước Mỹ kỷ niệm 14 năm sự kiện 11-9, Uyên Vũ viết bài trên cho rằng, tại tòa tháp đôi World Trade Center bị bọn khủng bố đánh sập, chính nơi đó, nay có các tòa tháp khác mọc lên, nhưng ở đấy không có tấm bia căm thù bọn khủng bố nào dù “nhỏ nhoi”. Vì vậy, nước Mỹ cứ phát triển. Còn ở Việt Nam, những tượng đài chiến thắng 30-4 và tấm bia căm thù giặc Mỹ xâm lược có ở nhiều nơi. “Tại Sài Gòn, ngay trên đoạn vỉa hè phía trước tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ là một tấm “bia căm thù” như thế và khói hương, hoa đèn vẫn được cung kính tưởng niệm tại tấm bia này. Chính vì thế, những người trẻ lớn lên, mũi chưa từng ngửi thấy mùi thuốc súng, mắt chưa từng thấy những tử thi không nguyên vẹn trong những bộ quân phục… Họ vẫn âm ỉ sâu kín trong lòng mối căm thù” - Uyên Vũ viết. Xin hỏi Uyên Vũ, RFA, Ba Sàm,… tại sao lại không cần những tấm bia này? Xin thưa, ở Việt Nam không chỉ có những tấm bia như thế, mà còn có những chứng tích chiến tranh để lên án tội ác của đế quốc Mỹ, như tháp Tam tòa ở Quảng Bình. Làm như thế để làm gì? Một mặt, để giáo dục thế hệ sau biết rằng, ông cha họ đã phải gánh chịu nhiều đau thương vì đất nước không có độc lập, tự do do ngoại bang xâm lược, áp bức bóc lột; đất nước có được thành quả như ngày nay thì con cháu phải biết giữ gìn. Mặt khác, cũng cho thế giới thấy giá trị to lớn của hòa bình, đừng bao giờ mang quân đi xâm lược, gây đau thương, chết chóc cho nhân loại. Điều đó há chẳng tốt hay sao mà mấy vị lại tỏ ý chê bai nhằm mục đích gì? Những tấm bia như thế, nhưng nhân dân Việt Nam rất công minh không “vơ đũa cả nắm”. Ngay khi đế quốc Mỹ đang xâm lược, gây bao đau thương cho đồng bào Việt Nam thì nhân dân Việt Nam đã phân biệt rõ ràng căm thù đế quốc Mỹ hiếu chiến, xâm lược; đoàn kết với nhân dân tiến bộ Mỹ để phản đối chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Điều đó cho thấy nhân dân Việt Nam chỉ căm thù những kẻ đã xâm lược, gây đau thương cho đồng bào mình; còn những nước thật thà hợp tác với Việt Nam vì sự tiến bộ, lợi ích của mỗi quốc gia thì nhân dân Việt Nam luôn tôn trọng và cũng thật thà hợp tác, cho dù nước đó trước kia có xâm lược Việt Nam, như: thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mỹ thì những nước này ngày nay đã và đang là đối tác của Việt Nam. Ngày nay, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã bình thường hóa quan hệ được 20 năm, có quan hệ ngoại giao và trở thành đối tác của nhau vì sự phát triển của mỗi nước và vì hòa bình, ổn định của khu vực và trên thế giới. Vậy nên, với lối viết có ý chia rẽ mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ như Uyên Vũ được RFA, Ba Sàm,… tán dương cũng chẳng thể phá vỡ được quan hệ Việt - Mỹ. Vậy nên, nhắc các vị rằng, đã là con người thì phải có cảm xúc tình cảm với những sắc thái khác nhau trước các hiện tượng không giống nhau. Đừng như mấy vị để chó tha mất trái tim thì chỉ có tắc tử ngay tức khắc./.