Tre Việt - Ngày 11/5, trang facebook Đài RFA đăng bài: “Hai Dân biểu Hoa Kỳ ra nghị quyết lên án những vi phạm nhân quyền của Việt Nam”. Theo bài viết, hai Dân biểu Hoa Kỳ đồng chủ tịch Ủy ban Việt Nam tại Quốc hội Mỹ - bà Michelle Steel và ông Lou Correa vào ngày 10/5 ra nghị quyết “Lên án Đảng Cộng sản Việt Nam bỏ tù các nhà báo độc lập, giới bảo vệ nhân quyền, các nhân vật tôn giáo và những tiếng nói đối lập ở Việt Nam”. Trong đó, đưa ra danh sách 31 người mà họ cho là tù nhân lương tâm, như: Trương Duy Nhất, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Vũ Bình,... Đồng thời, lên án Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam vào Hội đồng nhân quyền, v.v.
Cần khẳng định
ngay rằng: những nội dung của nghị quyết của hai Dân biểu nói trên là trò lố bịch,
hoàn toàn phi lý, thiếu khách quan, không phản ánh đúng tình hình thực tế tại
Việt Nam. Bởi vì:
Thứ nhất, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn
nhất quán tôn trọng, bảo đảm thực thi các quyền con người trong Hiến pháp, pháp
luật và trên thực tế đời sống xã hội. Ngay sau khi giành được chính quyền,
thành lập ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Đảng, Nhà nước luôn đặt quyền tự
do, dân chủ, nhân quyền của công dân lên hàng đầu. Vấn đề này được Chủ tịch Hồ
Chí Minh khẳng định rõ trong bản “Tuyên ngôn độc lập” ngày 02/9/1945: “Tất cả mọi
người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm
được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc”. Tiếp đó, quyền con người được quy định rõ trong các bản Hiến pháp năm
1946, 1959, 1980, 1992, 2013 và hệ thống pháp luật hiện hành. Tại Điều 14, Hiến
pháp năm 2013 quy định rõ: “Ở Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về
chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ,
bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật,...”. Trong các văn kiện lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam đều xác định rõ nội dung, đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo
bảo đảm quyền con người. Trong Chỉ thị số 12-CT/TW, ngày 12/7/1992 của Ban Bí
thư Trung ương Đảng (khóa VII) “Về vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ
trương của Đảng”, đã xác định những nội dung cốt lõi nhất về quyền con người và
quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề này. Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển
năm 2011) đã nhấn mạnh: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng
thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con
người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân
dân”, v.v.
Bên cạnh đó,
Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế cơ bản, quan trọng về quyền
con người, như: Công ước về quyền dân sự, chính trị; Công ước về quyền kinh tế
- xã hội và văn hóa (ký ngày 24/9/1982); Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân
biệt đối xử với phụ nữ (ký ngày 18/12/1982); Công ước về xóa bỏ mọi hình thức
phân biệt chủng tộc (ký ngày 19/3/1982); Công ước về quyền trẻ em (ký ngày
20/02/1990),… và những công ước này đều đã được luật hóa trong hệ thống pháp luật
của Việt Nam.
Trên thực tế,
mọi công dân Việt Nam được đảm bảo về nhân quyền, như: tự do ngôn luận, tự do
báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do lập hội, quyền khiếu nại,… không những
được thể hiện qua bức tranh sinh động đang hiện hữu trong đời sống xã hội mà
còn được cộng đồng quốc tế, các tổ chức của Liên hợp quốc ghi nhận, đánh giá
cao. Phát biểu tại kỳ kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt
Nam tại trụ sở Liên hợp quốc ngày 07/5 vừa qua, bà Kelly Billingsley, Phó đại
diện thường trú tại Liên hợp quốc của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết:
“Chúng tôi hoan nghênh những tiến bộ của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con
người,...” đã minh chứng cho những thành tựu trong bảo đảm nhân quyền của Việt
Nam.
Thứ hai, ở Việt Nam hoàn toàn không có
“tù nhân lương tâm”, chỉ có những đối tượng vi phạm pháp luật và bị các cơ quan
chức năng truy tố, xét xử theo đúng quy định của pháp luật. Những đối tượng nằm
trong danh sách được nghị quyết nêu ra đều có những hành vi vi phạm pháp luật
và bị các cơ quan thực thi pháp luật xét xử khách quan với đầy đủ bằng chứng,
đúng người, đúng tội. Đơn cử như: Trương Duy Nhất phạm tội “Lợi dụng chức
vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo khoản 3, Điều 356 Bộ Luật Hình sự
2015 hay Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Vũ Bình đã phạm tội “Làm,
tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117, Bộ Luật Hình sự
2015, v.v. Chính vì thế, cái gọi là “tù nhân lương tâm” chỉ là sự bịa đặt, suy
diễn sai lệch công tác pháp lý, cố tình vu cáo Việt Nam mà thôi. Bởi lẽ, khi có
hành vi phạm tội, đối tượng phải chịu sự điều tra, truy tố, xét xử công khai, bị
tuyên án và phải chịu hình phạt theo quyết định của tòa án là hoàn toàn bình
thường, không chỉ Việt Nam mà bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ làm vậy.
Thứ ba, việc Việt Nam được giới thiệu và
bầu là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025 là
hoàn toàn xứng đáng, phù hợp luật pháp, thông lệ quốc tế. Xuất phát từ những
thành tựu, tiến bộ trong bảo đảm nhân quyền, quyền con người mà Đảng, Nhà nước
Việt Nam đã nhất quán, kiên trì thực hiện trong suốt những năm qua nên đã được
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tín cử là đại diện cho Khối tham gia ứng
cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025 và trúng cử với tín
nhiệm cao. Và trên thực tế, Việt Nam đã, đang phát huy tốt vai trò là
thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025 khi tích
cực tham gia và chủ trì các nghị quyết đề cao Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền,
biến đổi khí hậu và quyền con người…; có nhiều đóng góp thiết thực đối với hoạt
động của Liên hợp quốc. Nổi bật là, Việt Nam đã chứng tỏ vai trò của mình trong
lĩnh vực quyền con người trên phạm vi toàn cầu khi hỗ trợ khẩn cấp Thổ Nhĩ Kỳ
và Syria sau thảm họa động đất diễn ra vào tháng 02/2023; Việt Nam đã đề xuất
và soạn thảo để Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết
kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR) và 30 năm Tuyên bố và
Chương trình hành động Viên (VDPA) (ngày 03/4/2023), v.v.
Hơn nữa, thông
thường nghị quyết phải do một tập thể cơ quan, tổ chức thảo luận, nhất trí ban
hành. Đằng này, lại do 02 cá nhân đơn lẻ là dân biểu tự đưa ra cái gọi là “nghị
quyết” thì đúng là phi lý, “dân chủ” kiểu Mỹ. Và, thử hỏi, với tư cách gì mà bà
Michelle Steel và ông Lou Correa lại còn đòi lên án Đại hội đồng Liên hợp quốc?
Thật nực cười cho cái “trò lố” của hai vị./.
0 comments:
Post a Comment